IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021 sẽ đạt 7%
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay có thể giảm xuống còn 2,7% trong năm nay nhưng sẽ tăng lên 7% trong năm 2021.
Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam, Francois Painchaud cho biết, thời gian qua, Việt Nam cũng như các quốc gia khác đã áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn lây lan dịch Covid-19.
Xu hướng suy thoái kinh tế toàn cầu và sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng nội địa là các yếu tố được dự đoán sẽ làm chậm mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020, so mức trung bình khoảng 7% trong năm 2018 và 2019.
IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021 sẽ đạt 7%. Ảnh minh họa
IMF nhận định, trong năm 2020, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ chậm lại còn 2,7%. Nguyên nhân là do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ mà Chính phủ Việt Nam áp dụng cùng với suy thoái toàn cầu, mức cầu tiêu dùng trong nước suy giảm. Đồng thời, một số ngành sẽ bị ảnh hưởng lớn từ Covid-19, trong đó có du lịch, vận tải và ngành kinh doanh khách sạn, phòng nghỉ.
Video đang HOT
Tuy nhiên đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi và kỳ vọng đạt 7% vào năm 2021 khi các biện pháp kiểm soát được dỡ bỏ, cùng với đó là việc nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ, những nền tảng vững chắc trong kinh tế vĩ mô và mức cầu hàng hóa từ các thị trường bên ngoài dần phục hồi.
Trước đó, ngày 9/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp doanh nghiệp với chủ đề “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế” và đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2020 là 5%.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam được xếp hạng 12 thị trường mới nổi về tài chính, cho thấy tiềm năng của Việt Nam luôn bền vững ngay cả trong thời điểm rất nhiều khó khăn.
IMF hạ tăng trưởng, G20 kêu gọi hợp tác đối phó COVID-19 nhưng chưa lên được kế hoạch?
Hôm thứ bảy (22/2), các nền kinh tế hàng đầu thế giới đã kêu gọi cùng hợp tác để đối phó với dịch bệnh do virus corona gây ra.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dịch bệnh bùng phát đã làm giảm dự đoán tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay giảm xuống còn 5.6% và tăng trưởng toàn cầu giảm 0,1%.
Mặc dù số người nhiễm mới và tử vong tại Trung Quốc ngày 22/2 đã giảm so với những ngày trước, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, vẫn còn quá sớm để đưa ra các dự đoán về dịch bệnh. WHO cũng thể hiện sự quan ngại trước số lượng người lây nhiễm ở các nước khác mà không có mối liên hệ rõ ràng với Trung Quốc như lịch sử đi lại hay tiếp xúc với người đã bị nhiễm.
Một bác sỹ tại Vũ Hán, Trung Quốc đang chăm sóc cho bệnh nhân bị nhiễm virus corona mới (ảnh: SCMP)
"Trong kịch bản hiện tại của chúng tôi, các chính sách công bố đã được thực hiện và nền kinh tế Trung Quốc sẽ trở lại bình thường vào quý hai. Kết quả là, ảnh hưởng lên kinh tế thế giới sẽ khá nhỏ và trong ngắn hạn", giám đốc quản lý IMF Kristalina Georgieva nói. "Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang xem xét các kịch bản tồi tệ hơn khi mà sự lây lan của virus tiếp tục kéo dài và ở mức độ toàn cầu hơn, và các hậu quả tới tăng trưởng bị mở rộng".
Trong khi đó, đại diện của Trung Quốc tại hội nghị G20 vừa diễn ra ở Arab Saudi cho hay, quốc gia châu Á vẫn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2020 bất chấp dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản cảnh báo về một tác động nghiêm trọng từ dịch bệnh virus corona mới hay còn gọi là COVID-19 tới kinh tế toàn cầu nếu nó tiếp tục lây lan.
"Rất khó để nắm được điều gì đang diễn ra bởi vì có rất ít thông tin. Những đại biểu tham dự hôm nay đã kêu gọi sự cần thiết phải hợp tác để đối phó với các ảnh hưởng của virus", ông Taro Aso nói với báo giới.
Mặc dù vậy, dự thảo thông cáo của hội nghị lại chỉ đề cập rằng, G20 sẽ "... tăng cường giám sát nguy cơ toàn cầu, bao gồm cả dịch bệnh bùng phát COVID-19 gần đây". Một nguồn tin chia sẻ với Reuters, các nước G20 cũng không đưa ra một kế hoạch về bất kỳ ủy ban riêng hoặc cuộc họp nào để hợp tác đối phó với virus corona mới.Theo bà Georgieva, hợp tác toàn cầu là điều không thể thiếu trong những nỗ lực kiềm chế virus và các ảnh hưởng kinh tế của nó, đặc biệt khi dịch bệnh kéo dài và lan rộng hơn.
Bà cho rằng, các nước dễ bị tổn thương và các nước có hệ thống chăm sóc y tế còn yếu, cần phải nhanh chóng nhận định nguy cơ tiềm tàng đến từ COVID-19; đồng thời khẳng định IMF sẵn sàng giảm nợ cho các thành viên nghèo và dễ bị tổn thương nhất.
Minh Đức
Theo Toquoc.vn
Hãng hàng không mất gần 40% khách quốc tế trong tháng 2 Trong khi khách quốc tế qua cảng hàng không Việt Nam trong tháng 2 giảm 29,8%, khách quốc tế do hãng hàng không vận chuyển cũng giảm xấp xỉ 40%. Kiểm soát an ninh hàng không tại sân bay Nội Bài giữa tâm dịch Covid-19 Tin từ Cục Hàng không VN, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không trong tháng...