IMF công bố chương trình cứu trợ Covid-19 trị giá 50 tỷ USD
Theo Tổng Giám đốc điều hành IMF, gói trợ giúp này sẵn sàng ngay lập tức và sẽ dành cho các nước thu nhập thấp cùng các thị trường mới nổi.
Tiếp sau Ngân hàng Thế giới (WB), ngày 4/3, Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva công bố gói viện trợ trị giá 50 tỷ USD để giúp chống lại virus SARS-CoV-2 gây viêm đường hô hấp cấp tính Covid-19.
Trả lời phỏng vấn Truyền hình CNBC, bà Kristalina Georgieva cho biết, gói trợ giúp này sẵn sàng ngay lập tức và sẽ dành cho các nước thu nhập thấp cùng các thị trường mới nổi. Phần lớn khoản tiền này sẽ không chịu lãi suất và các nước được thụ hưởng cũng không cần một chương hiện có với IMF để tham gia gói cứu trợ này.
Video đang HOT
Theo bà Kristalina Georgieva: “Điều chúng tôi đang làm ngay lúc này đó là xem xét nhu cầu tài chính của từng quốc gia và hợp tác với những nước đó để đảm bảo rằng họ quan tâm tới nguồn lực này, qua đó IMF có thể ngay lập tức ứng phó với nhu cầu tài chính của các nước. Chúng tôi đang hợp tác ở giai đoạn đầu, nhưng có thể đảm bảo rằng IMF sẽ hành động rất nhanh chóng khi nhận được những yêu cầu.”.
Theo bà Kristalina Georgieva, IMF muốn chứng kiến gói trợ giúp này được sử dụng để củng cố các hệ thống chăm sóc sức khỏe, tiếp đó IMF sẽ hướng tới các chương trình kích thích tài chính có chọn lọc và nâng cao khả năng thanh khoản. IMF cũng đang hợp tác với WB để giúp những nước thu nhập thấp và thị trường mới nổi có được một số loại thiết bị y tế, chẳng hạn khẩu trang y tế và thiết bị hô hấp nhằm chống lại sự lây lan của dịch Covid-19.
Trước đó, ngày 2/3, Ngân hàng Thế giới cũng đã công bố một chương trình trị giá 12 tỷ USD để giúp các nước nghèo ứng phó với vấn đề y tế và những hậu quả kinh tế do dịch Covid-19 gây ra./.
Huy Hoàng
Theo VOV-Washington
IMF và WB sẵn sàng cung cấp khoản hỗ trợ khẩn ngăn chặn dịch COVID-19
IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) sẵn sàng cung cấp các khoản hỗ trợ khẩn cấp ngay lập tức cho những nước cần để chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (SARS-CoV-2) gây ra.
Nhân viên y tế kiểm tra hình ảnh chụp CT của bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc ngày 25/2/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 27/2, người phát ngôn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Gerry Rice cho biết, IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) sẵn sàng cung cấp các khoản hỗ trợ khẩn cấp ngay lập tức cho những nước cần để chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Ông Rice nói rằng IMF và WB hiện vẫn chưa nhận được đề nghị trợ giúp từ các nước nhưng các thiết chế tài chính này đã chuẩn bị các kế hoạch ứng phó và khẳng định có nhiều công cụ tài chính có thể sử dụng để hỗ trợ các nước có vấn đề về cán cân thanh toán do dịch bệnh hay thiên tai. Ông cho hay IMF vẫn đang rất tích cực hỗ trợ Trung Quốc, nơi khởi phát dịch COVID-19, trong những nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh.
Theo người phát ngôn của IMF, định chế tài chính đa phương toàn cầu này có thể sẽ hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu khi dịch COVID-19 đang lây lan một cách nhanh chóng sẽ gây ra những tác động.
Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng tài chính Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Saudi Arabia hôm 22/2 vừa qua, Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho biết, tốc độ tăng trưởng năm 2020 của kinh tế toàn cầu sẽ giảm khoảng 0,1 điểm phần trăm do ảnh hưởng của dịch COVID-19. IMF đã hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc năm 2020 xuống 5,6%, giảm 0,4 điểm phần trăm so với ước tính hồi tháng Một vừa qua, do tác động bất lợi từ dịch bệnh.
Ông Rice cho biết hiện chưa có các số liệu mới hơn nhưng sẽ có thêm các chi tiết khi IMF chuẩn bị công bố báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới vào tháng Tư tới. Ông Rice cũng bày tỏ hy vọng IMF và WB sẽ sớm có quyết định về việc có tiến hành các hội nghị mùa Xuân vào tháng Tư tại Washington như dự kiến hay không, đồng thời cho biết một loạt lựa chọn đang được cân nhắc.
Hàng nghìn người, bao gồm các nhà hoạt động xã hội, các nhà kinh tế, các quan chức và báo giới, tham dự các hội nghị mùa Xuân của IMF và WB diễn ra hai lần mỗi năm.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ tuần này cảnh báo dịch bệnh sẽ lan tới Mỹ và hối thúc các tổ chức hủy các cuộc họp quy mô lớn./.
Lê Minh (Theo AFP, Reuters)
WB và IMF phối hợp đào tạo về quản lý nợ bền vững cho Việt Nam Quản lý nợ bền vững (DSA) là một trong những mô hình quản lý nợ chủ đạo có liên hệ mật thiết với nhiệm vụ phân tích, dự báo và thực hiện các nghiệp vụ quản lý rủi ro danh mục nợ để đảm bảo an toàn nợ công, an ninh tài chính quốc gia. Quản lý nợ bền vững là một trong...