IMF cấp 5 tỷ, Nga nhăm nhe đòi Ukraine 3 tỷ USD
Đến tháng 12 năm nay, Nga quyết đòi Ukraine trả 3 tỷ USD nợ trái phiếu châu Âu từ nguồn tín dụng của IMF.
Nga quyết đòi Ukraine thanh toán nợ đúng hạn
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố hôm 16-7 rằng, Nga đang chờ đợi Ukraine trả khoản nợ mua lại trái phiếu Châu Âu 3 tỷ USD đúng thời gian đã định là trong tháng 12 năm 2015, từ số tiền mà nước này sẽ nhận được từ khoản vay của IMF.
Trong cuộc họp của với các thành viên chính phủ hôm 16-7, nguyên thủ Nhà nước Nga đã hỏi Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov rằng Kiev có tiếp tục nhận được các khoản tín dụng từ IMF hay không, bởi tình hình Ukraine ngày càng không đơn giản và liên quan trực tiếp đến Nga.
Tổng thống Putin đã hỏi rõ thêm về việc Ukraine sẽ nhận được khoản hỗ trợ tài chính là bao nhiêu và được Bộ trưởng Siluanov cho biết rằng, chương trình hỗ trợ của IMF cho Ukraine đã được chuẩn bị sẵn sàng, tổng số tiền có tính đến tái cơ cấu nợ cho các nhà tín dụng tư nhân, là khoảng hơn 40 tỷ USD
Sau khi nhận thêm câu trả lời là trước khi hết năm nay, IMF sẽ cấp 5 tỷ USD để Ukraine thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình đối với các chủ nợ, ông Putin đã điềm nhiên khẳng định rằng: “Trong số đó, 3 tỷ USD là khoản tiền họ phải trả cho chúng ta”.
Tổng thống Nga Putin kiên quyết đòi Ukraine trả nợ đúng hạn
Người đứng đầu Bộ Tài chính Nga xác nhận rằng vào tháng 12 sẽ đến hạn Ukraine thanh toán nợ Trái phiếu châu Âu với khoản tiền 3 tỷ USD của Nga và Moscow đang chờ đợi Kiev trả nợ theo lịch trình. Đồng thời ông cho biết, Bộ này đang hiệp lực với “các đồng nghiệp Ukraine” để giải quyết khoản nợ.
Chuyên gia Nga của Viện Kinh tế thế giới và chính sách quốc tế, Tiến sĩ Kinh tế Ivan Korolev cho biêt: “Hy Lạp chủ yếu là một vấn đề của EU, con nêu noi vê vân đê Ukraine thi Hoa Ky dinh liu vao diên biên tinh hinh ơ nươc nay và vì lý do chiên lươc, Washington sẽ phải tìm cách hô trơ tai chinh cho Kiev”.
Video đang HOT
Ukraine muốn xóa nợ chứ không muốn đàm phán như Hy Lạp
Hồi đầu tháng này, tơ “The New York Times” bình luận, Kiev cung la môt thu đô châu Âu đang bị kìm kẹp trong cuộc đàm phán vơi cac chu nợ, nhưng ho không muôn lam theo Hy Lap đê cuôc đam phan với các nhà đầu tư keo dai vô han. Kiev cho rằng, họ không nên thanh toan cac khoan nơ cu.
Tơ bao My nhân đinh răng, đôi vơi phương Tây, tinh hinh ơ Ukraine la môt vấn đề chính trị, con vân đê kinh tế la thư yêu. Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính cho nước này, nhưng Kiev đa rut bài học từ cuôc xung đôt đo và đê nghi các chủ nợ ngay lập tức xóa một phần lớn số nợ cua Ukraine.
Ngược với Hy Lạp, Ukraine không muốn đàm phán mà muốn được xóa nợ
Với sự giup đơ của Quỹ Tiền tệ quốc tế, Kiev cố gắng thuyết phục các chủ nợ nước ngoài nên xoa một phần nợ và giãn thời hạn trả số còn lại. Cụ thể, Ukraine kiến nghị các chủ nợ xóa 40% số nợ nước ngoài bởi vì đo la sô tiên do Chinh phu cua Victor Yanukovych vay mươn.
Tuy nhiên, tập đoàn quản lý quỹ đầu tư Franklin Templeton đa từ chối xoa môt phân khoan nợ cua Ukraine va bác đê nghi đê đến năm 2019, Ukraine sẽ thanh toán nợ nươc ngoai.
Ban lanh đao cua tập đoàn này nhấn mạnh, ho mua lại trái phiếu cho khoảng thời gian dài hơn so với nhiệm ky tổng thống hay nhiêm ky đai biêu quốc hội, và do đó toan bô đât nươc chư không phai thanh phân cu cua nôi cac bô trương phai chịu trách nhiệm về các khoản nợ.
Tâp đoan Franklin Templeton cũng khẳng định rằng, viêc từ chối xoa nợ sẽ giúp Ukraine sơm quay trở lại thị trường tín dụng và khôi phuc nên kinh tê. Tuy nhiên, theo tơ “The New York Times”, cac chuyên gia IMF khuyên các chủ nợ “nên chuân bi tinh thân đê chấp nhận thiêt hai”.
Toàn Thắng
Theo_Báo Đất Việt
Cuộc tấn công của đồng đôla Mỹ - Kỳ 1
Trang mạng của Báo Độc lập đăng bài viết với nhan đề trên cho rằng Mỹ đang sử dụng đồng tiền của mình - đồng USD - như một vũ khí toàn cầu.
Chiến tranh thế giới thứ nhất, mà lễ kỷ niệm 100 năm ngày nó bùng phát diễn ra chưa lâu, đã dẫn tới sự sụp đổ của 4 đế chế. Giới truyền thông không đưa thông tin nhiều rằng chính trong giai đoạn đó đã hình thành nền tảng cho một đế chế mới - đế chế đồng USD, mà trong một thời gian ngắn đã chứng tỏ tham vọng cai trị toàn thế giới.
Tổng thống Woodrow Wilson ngày 23/12/1913 đã phê chuẩn luật Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED), thông qua đó để phát hành và lưu thông đồng USD. Luật này được Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua theo hình thức bỏ phiếu ghi danh. 100 năm kể từ ngày ra đời, FED không quảng bá, không kỷ niệm, dù kẻ chiến thắng có thể cho phép mình làm nhiều điều. Bởi một lượng lớn tiền không yêu sự ầm ĩ, và giấu mình trước con mắt các nhà hoạt động.
Từ con nợ thành chủ nợ
FED là ngân hàng tư nhân, thực thi chức năng Ngân hàng trung ương của Mỹ, sở hữu 12 ngân hàng khu vực. Cơ quan đầu não của FED, định hình chính sách, là Hội đồng thống đốc, do Tổng thống Mỹ lập ra và được Thượng viện phê chuẩn. Quốc hội trao cho FED quyền kiểm soát tiền tệ là số lượng USD cần thiết do chính FED in. Hiệu quả hoạt động của FED đối với Mỹ có thể thấy qua thực tế sau.
Vào tháng 8/1914, nợ nước ngoài của Mỹ vượt ngưỡng 3 tỷ USD, khi đó tương đương với 4.500 tấn vàng ròng (lưu ý dự trữ vàng hiện nay của Nga là khoảng 1.150 tấn).
Đến tháng 11/1918, Mỹ đã cung cấp (in) 10 tỷ USD cho các nước tham chiến vay và từ con nợ lớn nhất biến thành chủ nợ lớn nhất, đồng USD bắt đầu thay thế đồng bảng Anh làm phương tiện thanh toán quốc tế. Đồng USD khi đó vẫn được bảo lãnh bằng vàng. Khoản nợ của nước Nga Sa hoàng, vay tại London và Paris, là hơn 4,2 tỷ USD, dù tỷ giá của đồng ruble khá cao, do dự trữ vàng của Nga lớn hơn dự trữ vàng của Anh và Pháp gộp lại. Tuy nhiên sự phụ thuộc lớn của Nga vào các chủ nợ nước ngoài là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới các sự kiện thảm họa trong lịch sử nước Nga những năm tiếp theo.
Trên thực tế, trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, việc đổi tiền giấy thành vàng đã chấm dứt ở tất cả các nước. Cụ thể, Tổng thống Mỹ Roosevelt đã cấm người dân Mỹ sở hữu cá nhân vàng và mua vàng với giá 20 USD/troy ounce (khoảng 31,1 g), điều được giải thích là cần thiết để vượt qua khủng hoảng (Đại suy thoái giai đoạn 1929-1933).
Tổng thống Mỹ Roosevelt
Năm 1944, tại hội nghị tài chính quốc tế ở Bretton Woods, 44 nước thành viên tham gia đã cam kết ủng hộ chế độ bản vị vàng và Mỹ cam kết với cơ quan quản lý tiền tệ các nước khác sẽ đổi đồng USD lấy vàng dự trữ trong Ngân khố Mỹ. Như vậy, đồng USD, ban đầu là phương tiện thanh toán của một quốc gia, đã có chức năng như đồng tiền của thế giới.
Liên Xô không ủng hộ một cơ chế như vậy trong hệ thống tài chính thế giới. Ngay cả đại diện của Anh tại hội nghị cũng chỉ ra những rủi ro đối với sự ổn định của họ, vì Mỹ có đặc quyền phủ quyết bất cứ quyết định nào của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Tuy nhiên việc gắn ngoại tệ với vàng là điều kiện quan trọng để ổn định lưu thông tiền tệ. Đồng USD được khẳng định là không tồi hơn vàng.
Tại Fort Knox năm 1949 có 21.800 tấn vàng thuộc sở hữu của Mỹ. Tại đó còn lưu giữ vàng của ngân hàng trung ương các nước châu Âu, trong đó có Đức (9300 tấn), nước hiện đang nỗ lực thu hồi số vàng này. Hơn nữa Đức khi đó rõ ràng đứng về phía Mỹ trong việc tiến hành chính sách trừng phạt chống Nga. Đức ở tuyến đầu với các đối tác Đông Âu, Ba Lan và các nước Baltic, vốn muốn "chơi" Nga một cú và điều này làm các nước láng giềng phương Tây có ảnh hưởng thích thú.
Sau đó Mỹ đương nhiên tìm cách thoát khỏi trách nhiệm hoán đổi USD thành vàng, vì không muốn mất dự trữ kim loại quý này của mình. Đồng USD trên thế giới ngày càng nhiều hơn, còn Mỹ trên thực tế đã bắt đầu sống bằng nợ.
Bắt đầu hình thành một mô hình phát triển kinh tế, mà ở đó sự thịnh vượng của Mỹ ở mức độ đáng kể dựa vào máy in tiền, chứ không dựa trên vàng hay nền sản xuất quốc gia, trong khi các nước khác phải đảm bảo sự thịnh vượng của mình bằng lao động căng thẳng, làm việc không chỉ cho mình mà cho cả Chú Sam thông qua việc trao đổi các nguồn lực thực sự lấy đồng USD, mà giá thành chế tạo chỉ vài chục cent.
(Còn tiếp)
Theo TTK/baotintuc.vn
Sức đề kháng bất ngờ của kinh tế Nga Theo đánh giá của báo Pháp "Le Monde" số ra ngày 4/3, nước Nga đã tránh được suy thoái và kịp rút ra bài học từ những cuộc khủng hoảng trước đây, bất chấp việc các hoạt động kinh tế vẫn tiếp tục bị đóng băng. "Le Monde" dẫn đánh giá của Natalia Orlova - nhà kinh tế hàng đầu của Ngân hàng...