IMF cảnh báo về suy thoái kinh tế tại Mỹ Latinh
Ngày 2/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra báo cáo, trong đó nhận định hoạt động kinh tế tại khu vực Mỹ Latinh có thể sẽ suy giảm trong giai đoạn từ cuối năm 2022 đến hết năm 2023, chủ yếu do chính sách thắt chặt tiền tệ và tài chính quốc tế.
Người dân mua sắm tại một chợ ở Ozumba, Mexico. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại hội thảo trình bày báo cáo về triển vọng kinh tế khu vực Mỹ Latinh và Caribe, Quyền giám đốc IMF phụ trách Tây bán cầu nhấn mạnh khu vực này sẽ phải đối mặt với một năm 2023 đầy thách thức với dự báo tăng trưởng sẽ chậm lại đáng kể.
Trong báo cáo, các chuyên gia của IMF ước tính Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ Latinh sẽ tăng 3,5% trong năm nay và tăng 1,7% vào năm tới.
Video đang HOT
Dự báo này của IMF cũng gần tương đương với ước tính của Ngân hàng Thế giới, trong đó cho rằng nền kinh tế của khu vực Mỹ Latinh sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2022 và tăng 1,6% vào năm 2023.
Theo IMF, các nền kinh tế Mỹ Latinh chịu tác động không nhỏ từ cuộc xung đột ở Ukraine, cùng với đó khu vực này cũng bị ảnh hưởng từ việc lãi suất quốc tế tăng cao cũng như từ nguy cơ suy thoái toàn cầu.
IMF nhấn mạnh lạm phát “cao và dai dẳng”, chủ yếu bởi tình trạng thiếu hụt năng lượng và lương thực ở một số quốc gia, và do nhu cầu tăng “bất thường” ở những quốc gia khác, là một trong những rủi ro lớn nhất mà Mỹ Latinh phải đối mặt hiện nay. IMF dự báo giá cả tiêu dùng tại Mỹ Latinh sẽ tăng trung bình 14,6% trong năm nay và tăng 9,5% vào năm 2023
Ngoài lạm phát, giá nguyên liệu thô giảm mạnh và bất ổn xã hội là những rủi ro quan trọng khác đối với các quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh trong thời gian tới.
Theo khuyến nghị của IMF, trong khi lạm phát chưa có dấu hiệu giảm, các quốc gia Mỹ Latinh cần tránh nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm, đồng thời cần tăng cường củng cố tài khóa toàn diện nhằm duy trì các mục tiêu phát triển xã hội.
UNCTAD: Mỹ Latinh nằm trong số các nền kinh tế suy thoái mạnh nhất do khủng hoảng
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Mỹ Latinh, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) ngày 3/10 cảnh báo trong năm nay và năm tới, các nền kinh tế Mỹ Latinh và Caribe sẽ hứng chịu đợt suy thoái tồi tệ nhất trong số các khu vực có những nước đang phát triển.
Người dân mua sắm tại một chợ ở Ozumba, Mexico. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ quan này đã đưa ra một trong những tài liệu toàn diện nhất từ trước đến nay về những yếu tố đan xen trong những năm qua - gồm đại dịch COVID-19, sự gián đoạn chuỗi cung ứng, chiến sự ở Ukraine và lạm phát - những yếu tố tạo tiền đề cho đợt suy thoái sâu sắp tới.
Trong số tất cả các khu vực, Mỹ Latinh và Caribe sẽ trải qua một trong những đợt suy thoái mạnh nhất và chỉ tăng trưởng 2,6% trong năm nay, so với mức phục hồi 6,6% trong năm 2021. Tình hình còn tồi tệ hơn trong năm tới, với dự báo tăng trưởng chỉ đạt 1,1%.
Bức tranh toàn cảnh Mỹ Latinh sẽ đi theo mô hình tăng trưởng của 3 nền kinh tế lớn nhất khu vực. Brazil và Mexico có dự báo bi quan nhất với mức tăng trưởng chỉ 1,8% trong năm nay và 0,6% trong năm tới. Argentina được dự báo tăng trưởng 4,1% trong năm 2022, song kỳ vọng cho cả ba nền kinh tế đều giảm một nửa so với năm 2021.
Tăng trưởng của Trung Mỹ và Caribe có thể giảm từ 7,8% trong năm 2021 xuống còn 4,1% trong năm nay, trong khi Nam Mỹ (trừ Brazil và Argentina) sẽ suy thoái mạnh hơn, từ 9,1% xuống còn 3,1%.
Người đứng đầu UNCTAD, bà Rebeca Grynspan, nhấn mạnh nhiều quốc gia trong khu vực đang chịu áp lực ngày càng gia tăng từ các khoản nợ nước ngoài và chi phí sinh hoạt leo thang. Gánh nặng nợ nước ngoài là một trong những yếu tố khiến UNCTAD quan ngại lớn nhất, trong bối cảnh nhiều quốc gia (đặc biệt là ở tiểu vùng Caribe) đang đứng trước bờ vực vỡ nợ và nhiều nước khác cũng có nguy cơ đặc biệt cao.
Các nhà phân tích kết luận rằng việc Mỹ Latinh thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa có thể giúp kiềm chế lạm phát và biến động tỉ giá hối đoái so với đồng USD, song đồng thời sẽ làm suy yếu thêm nhu cầu trong nước, dẫn đến suy thoái và bất ổn xã hội.
Nga khẳng định quyết tâm sử dụng đồng ruble trong giao dịch ngoại thương Ông Andrei Kostin, lãnh đạo ngân hàng VTB - một trong những tổ chức cho vay lớn nhất của Nga - cho biết đã chuyển sang thanh toán bằng đồng ruble trong giao dịch ngoại thương. Đồng ruble của Nga. Ảnh: AA/TTXVN Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Á- Âu ở thủ đô Baku của Azerbaijan, ông Kostin cho biết Nga đang...