IMF: Các nền kinh tế thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh sẽ tăng trưởng 6,5% năm 2022
Theo một báo cáo mới công bố của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhờ hành động nhanh chóng nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 và các cú sốc của giá dầu, các nền kinh tế thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã phục hồi mạnh mẽ và dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 6,5% trong năm, bất chấp những khó khăn về địa chính trị và kinh tế vĩ mô.
Toàn cảnh cơ sở trữ dầu Gulf Petrochem ở vùng bờ biển thuộc Fujeirah, Eo biển Hormuz, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một báo cáo chính sách về GCC, IMF cho hay cán cân tài khóa tổng thể của GCC, gồm 6 quốc gia thành viên, đã cải thiện mạnh mẽ, nhờ giá dầu khí gia tăng trong khi tác động của đại dịch COVID-19 ngày càng suy yếu. Cán cân tài khóa cơ bản của các quốc gia vùng Vịnh dự kiến sẽ ở mức trung bình 25% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong giai đoạn 2022 – 2026.
Báo cáo của IMF đánh giá rằng sức khỏe tài chính ngày càng cải thiện, các chiến dịch tiêm chủng thành công, các cải cách cũng như sự phục hồi của sản lượng và giá dầu đã giúp các nền kinh tế GCC phục hồi nhanh chóng và đang hướng tới sự tăng trưởng bền vững hơn.
Bên cạnh đà tăng trưởng khởi sắc của lĩnh vực hydrocarbon, GDP phi dầu mỏ đã và đang mang lại lợi ích cho hầu hết các quốc gia vùng Vịnh nhờ sự phục hồi của lĩnh vực bán lẻ, thương mại và dịch vụ khách hàng.
Video đang HOT
IMF dự báo các nền kinh tế giàu dầu mỏ của GCC sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm nay, so với mức tăng 3,1% ghi nhận trong năm 2021.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của GCC, trong đó dẫn đầu là Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), dự kiến sẽ giảm xuống còn 3,6% vào năm 2023. Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây dự báo các nền kinh tế vùng Vịnh sẽ tăng trưởng 6,9% trong năm nay trước khi tăng chậm lại ở mức 3,7% năm 2023 và 2,4% năm 2024.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế vùng Vịnh công bố hồi tháng 10/2022, IMF dự báo tổng sản lượng kinh tế của các quốc gia GCC dự kiến sẽ đạt 2.000 tỷ USD trong năm 2022. Theo IMF, nếu các nền kinh tế vùng Vịnh tiếp tục hoạt động như thường lệ, tổng giá trị GDP của khu vực này sẽ đạt 6.000 tỷ vào năm 2050. Tuy nhiên, IMF cho rằng con số này có thể tăng lên 13.000 tỷ USD vào năm 2050 nếu các quốc gia GCC áp dụng một chiến lược tăng trưởng xanh nhằm thúc đẩy tiến trình đa dạng hóa kinh tế.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Tăng trưởng kinh tế sẽ khó khăn hơn trong quý IV/2022 và năm 2023
Tại Hội nghị về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, do Chính phủ tổ chức ngày 12/9, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nền kinh tế tiếp tục phục hồi, nhưng tăng trưởng kinh tế khả năng sẽ khó khăn hơn trong quý IV/2022 và năm 2023.
Trong bối cảnh này đòi hỏi các bộ, cơ quan quản lý ngành cần chủ động, linh hoạt trong hành động, không chờ chỉ đạo từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc đề xuất từ các cơ quan khác.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo tình hình thực hiện giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xu hướng chung của nhiều tổ chức quốc tế là nâng dự báo tăng trưởng năm 2022, hạ dự báo tăng trưởng năm 2023 của Việt Nam; hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục khởi sắc; nguồn vốn đầu tư công từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và 3 chương trình mục tiêu quốc gia được đẩy mạnh giải ngân.
Tuy nhiên, rủi ro, thách thức tới tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô là rất lớn. Khó khăn, thách thức ngày càng tăng, nhất là áp lực lạm phát, tăng chi phí sản xuất; rủi ro về chuỗi cung ứng; nhu cầu các thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống suy yếu; sự cạnh tranh trong bảo vệ và giữ ổn định thị trường trong nước; việc điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế, đối tác thương mại, đầu tư chủ yếu của nước ta; diễn biến bất thường thiên tai, dịch bệnh, bão lũ, an ninh nguồn nước...
"Trong bối cảnh đó, giữ vững ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô cùng với tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh sẽ là nền tảng quan trọng để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, thời gian tới, quan điểm điều hành là yêu cầu thực hiện nhanh, hiệu quả, thực chất, toàn diện Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 (2022-2023).
Cùng với đó, các địa phương chủ động ứng phó linh hoạt, kịp thời với các tình huống phát sinh, đồng thời tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp căn cơ trong trung và dài hạn để phấn đấu đạt các mục tiêu phát triển 5 năm đề ra; bảo đảm hài hòa, gắn kết chặt chẽ giữa việc thực hiện các giải pháp để vừa phục hồi, vừa tăng trưởng, vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
Bên cạnh đó, các địa phương cần chủ động theo dõi sát diễn biến tình hình, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và duy trì động lực tăng trưởng trong dài hạn, khai thác các động lực tăng trưởng mới; tăng trưởng kinh tế vừa trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, vừa là điều kiện để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong điều hành kinh tế vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính cần chủ động theo dõi diễn biến, tình hình trong nước, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với nhau và với các cơ quan liên quan để có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, phù hợp với bối cảnh, tình hình, điều kiện nguồn lực của nền kinh tế.
"Diễn biến nhanh, khó lường của tình hình kinh tế đòi hỏi phản ứng chính sách phải nhanh, có trọng tâm, hiệu quả, kịp thời. Do đó, các bộ, cơ quan quản lý ngành cần chủ động, linh hoạt trong hành động, không chờ chỉ đạo từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc đề xuất từ các cơ quan khác", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Liên quan đến chính sách tài khóa, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cần nâng cao sự chủ động trong ban hành và tổ chức thực hiện, giảm thiểu tối đa độ trễ từ xây dựng, trình cấp có thẩm quyền đến tổ chức thực hiện, thời gian tác động chính sách đến nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp. Các chính sách hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm cho doanh nghiệp, người dân, nhất là người nghèo, người thu nhập thấp, đồng thời bảo đảm dư địa chính sách tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế sau năm 2023.
Ngoài ra, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phấn đấu giải ngân tối đa kế hoạch vốn đầu tư công được giao; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất đầu tư, các khoản chi chưa thực sự cần thiết; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chống thất thu, mở rộng các cơ sở thu, phấn đấu tăng thu, tạo dư địa trong điều hành
Mục tiêu phấn đấu của nước ta từ nay đến cuối năm là hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát năm 2022 tăng dưới 4%, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng để phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng 5 năm (6,5-7%/năm)... Giải ngân vốn đầu tư ngân sách nhà nước hằng năm đạt 95%-100% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; trong đó, vốn ngân sách địa phương đạt 100%; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng quốc gia, trọng điểm, cụ thể hóa đột phá chiến lược về cơ sở hạ tầng.
'Thế chân vạc' cho tăng trưởng vững chắc Nhiều chuyên gia kinh tế kỳ vọng: Tăng trưởng GDP năm 2022 có thể đạt mức từ 6,5 - 7% nhờ các nhóm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang khởi sắc trở lại. Vận chuyển phân bón xuất khẩu tại Công ty cổ phần phân bón dầu khí Cà Mau. Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN. Kinh tế tháng 4 khởi sắc Mặc dù gặp...