ILO: Đại dịch COVID-19 làm mất đi 305 triệu việc làm trong quý 2
ILO cho biết kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hơn một phần sáu lao động trẻ đã phải ngừng việc, còn với những người có thể tiếp tục công việc thì đã bị cắt giảm 23% số giờ làm việc.
Người lao động đến làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Báo cáo nhanh số 4 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) “COVID-19 và thế giới việc làm” vừa được công bố, theo đó thanh niên là đối tượng bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi đại dịch, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên tăng nhanh đáng kể từ tháng 2 và tác động đến nữ nhiều hơn nam giới.
“Cú sốc” đối với thanh niên
Báo cáo nói trên cập nhật số liệu ước tính về mức giảm thời giờ làm việc trong quý 1 và quý 2 năm 2020 so với quý 4 năm 2019. Theo đó, ước tính 4,8% thời giờ làm việc đã bị cắt giảm trong quý 1 năm 2020 (tương đương với khoảng 135 triệu việc làm toàn thời gian, giả định tuần làm việc 48 giờ). Mức tổn thất việc làm trong quý 2 duy trì ở mức 305 triệu việc làm.
Xét theo khu vực, châu Mỹ (13,1%) và châu Âu và Trung Á (12,9%) là những khu vực có tỷ lệ giảm số giờ làm việc cao nhất trong quý 2.
Video đang HOT
Đại dịch này tạo nên cú sốc đối với thanh niên ở ba phương diện. Đại dịch không chỉ hủy hoại việc làm của họ mà còn làm gián đoạn việc học hành và đào tạo, cũng như dựng nên nhiều trở ngại lớn đối với những người muốn tham gia thị trường lao động hay muốn thay đổi công việc.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở mức 13,6%, cao hơn bất kỳ nhóm dân số nào khác. Khoảng 267 triệu thanh niên, tức một phần năm dân số thế giới, ở tình trạng không có việc làm mà cũng không tham gia học hành hoặc đào tạo (NEET).
Những người trong độ tuổi từ 15-24 nếu có việc làm thì cũng là những hình thức công việc dễ bị tổn thương như công việc được trả lương thấp, việc làm trong khu vực phi chính thức hay lao động di cư.
Ông Guy Ryder, Tổng Giám đốc ILO cho biết: “Khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh niên, đặc biệt là nữ giới, với tác động nặng nề hơn và nhanh chóng hơn so với các nhóm dân số khác. Nếu chúng ta không kịp thời hành động để cải thiện tình hình, hệ quả mà virus gây ra có thể sẽ kéo dài hàng thập kỷ. Nếu tài năng, năng lực của họ bị gạt ra ngoài lề do thiếu cơ hội và kỹ năng, điều đó sẽ hủy hoại tương lai của tất cả chúng ta và đặt ra những khó khăn cho công cuộc tái thiết một nền kinh tế tốt hơn giai đoạn hậu COVID-19.”
Ông Guy Ryder, Tổng Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế. (Nguồn: ILO)
Báo cáo kêu gọi những phản ứng chính sách cấp bách, quy mô lớn và có mục tiêu để hỗ trợ thanh niên, trong đó bao gồm các chương trình đảm bảo việc làm/đào tao trên diện rộng ở các nước phát triển và các chương trình chú trọng tạo nhiều việc làm và đảm bảo việc làm ở những nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình.
Phục hồi nền kinh tế và việc làm thế nào?
Báo cáo nhanh số 4 xét đến những biện pháp nhằm tạo môi trường an toàn để quay lại làm việc. Báo cáo cho rằng việc thực hiện nghiêm túc công tác xét nghiệm và truy vết những người bị lây nhiễm COVID-19.
Ở những nước thực hiện tốt việc xét nghiệm và truy vết, mức giảm số giờ làm việc trung bình chỉ bằng 50% so với các nước khác. Có ba lý do lý giải điều này: Xét nghiệm và truy vết giúp giảm sự cần thiết phải cách ly nghiêm ngặt; tăng cường mức độ tín nhiệm của người dân và từ đó khuyến khích tiêu dùng; hỗ trợ việc làm, giúp giảm thiểu gián đoạn hoạt động tại nơi làm việc. Ngoài ra, bản thân việc xét nghiệm và truy vết cũng tạo việc làm mới, có thể hướng đến thanh niên và các nhóm ưu tiên khác, mặc dù chỉ là công việc mang tính tạm thời.
Ông Ryder cho biết thêm: “Một công cuộc phục hồi chú trọng tạo nhiều việc làm cũng thúc đẩy bình đẳng và bền vững, đồng nghĩa với việc người lao động và doanh nghiệp có thể quay lại làm việc trong điều kiện sớm nhất có thể, trong điều kiện an toàn. Xét nghiệm và truy vết có thể đóng vai trò là một cấu phần quan trọng trong gói chính sách nếu chúng ta muốn đánh bại những nỗi lo sợ, giảm rủi ro và nhanh chóng vực dậy nền kinh tế và xã hội.”
Báo cáo một lần nữa kêu gọi các biện pháp cấp bách và tức thì nhằm hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp dựa trên chiến lược bốn trụ cột của ILO: Kích thích nền kinh tế và việc làm; hỗ trợ doanh nghiệp, việc làm và thu nhập; bảo vệ người lao động tại nơi làm việc; dựa vào đối thoại xã hội để tìm ra giải pháp./.
Khuyến nghị chính sách giúp Việt Nam duy trì tăng trưởng chất lượng cao
Ngày 27/5, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam công bố Báo cáo "Việt Nam Năng đông: Tao nền tảng cho nền kinh tế thu nhập cao".
Dây chuyền lắp ráp ô tô tại nhà máy của Công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) trong Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Báo cáo được công bố đúng vao thơi điêm Chính phủ Việt Nam đang xây dưng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025). Báo cáo đã đưa ra các khuyên nghi chính sách giúp Việt Nam duy trì sự tăng trưởng có chất lượng cao thông qua các doanh nghiệp năng động hơn, cơ sở hạ tầng hiệu quả, lao động co tay nghê, hướng tới một nền kinh tế xanh hơn.
Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho biết, Việt Nam đa đat đươc nhiêu thanh tưu to lơn trong phat triên, nhưng hiên nay, đât nươc đang ơ môt nga ba đương khi cac động lực tăng trưởng truyền thống đang dần suy yếu. Để đạt muc tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045 thì sự tăng trưởng năng suất phai giữ vị trí then chốt trong mô hình phat triên kinh tế ở thâp ky tơi. Nói cách khác, Việt Nam cần có quyêt sach để không chỉ phát triển nhanh hơn mà con chât lương hơn.
Theo ba Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam, cam kết cải cách kinh tế quyêt liêt la môt nhân tô quan trong đưa đên nhưng thành tưu phat triên nôi bât của Viêt Nam. Australia tự hào đã hỗ trợ báo cáo này - bao cao cung cấp các khuyến nghị chi tiêt về viêc lam thê nao đê Việt Nam có thể nâng cao năng suất, qua đo cải thiện chất lượng, sư công bằng trong phát triển kinh tế.
Theo báo cáo, mô hình phát triển dựa vào năng suất - kết hợp đổi mới, sáng tạo với phát triển cân bằng, phân bổ hiêu qua vốn tư nhân và nhà nước, vốn nhân lực và vốn tự nhiên - sẽ là yêu tô then chôt để Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045.
Một số động lực cho sự tăng trưởng chinh của Việt Nam đang giảm xuống. Lợi thê tư dân sô vang đang giam đi và thương mại toàn cầu cũng đang suy giam. Ngoai ra, Viêt Nam cung phai đôi măt vơi những thách thức khác ngày môt gia tăng như ô nhiễm, xu thê tự động hóa. Cuộc khủng hoảng COVID-19 có thê đây nhanh những xu hướng này.
Báo cáo "Việt Nam Năng đông: Tao nền tảng cho nền kinh tế thu nhập cao cho rằng để tiêp tuc sự tăng trương trong một môi trường co nhiêu biên đông như vậy, Việt Nam cần tâp trung cung cô cac tài sản sản xuất. Trong đó, ưu tiên bốn lĩnh vực: doanh nghiệp năng động, khuyến khích cạnh tranh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng gia nhập và rời thị trường để đảm bảo nguồn lực được đưa đến những công ty sáng tạo, hiệu quả nhất. Điều này chỉ có thể xảy ra trong một môi trường kinh doanh thuận lợi, doanh nghiệp được đảm bảo khả năng tiếp cận tài chính, quy định pháp lý minh bạch, được pháp luật bảo vệ.
Về cơ sở hạ tầng hiệu quả, Việt Nam đã xây dựng rất nhiều công trình cơ sở hạ tầng. Nhưng hiện nay Chính phủ Việt Nam cần nâng cao hiệu quả, tinh bên vưng cua dich vu ha tâng, đăc biêt trong việc huy đông tài chính, vận hành và bảo trì.
Về lao động co tay nghề cao và cơ hội cho tất cả mọi người, Việt Nam có thứ hạng cao về giáo dục phổ thông. Nhưng môt mô hình tăng trưởng dựa vào năng suất thì cần có sự nâng cao chât lương giáo dục đại học, các chương trình đào tạo kỹ thuật, dạy nghề; cân trao nhiêu cơ hôi hơn nưa cho những người đang đối mặt với các rào cản gia nhập thị trường lao động, trong đó có ngươi dân tộc thiểu số, để thúc đẩy công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế trong bôi canh già hóa dân số và lực lượng lao động giảm.
Về Kinh tế xanh, để phát triển bền vững, cần quản lý hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên không tái tạo như đất, rừng và nước; kiểm soát ô nhiễm chặt chẽ hơn, đăc biêt ơ các trung tâm đô thị lớn; giảm thiểu, thích ứng với các tác động không thể tránh khỏi của sự biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng.
Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất: Doanh nghiệp chưa "mặn mà" Chính sách về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất được cho là "liều thuốc" trợ lực tài chính, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, sau hơn một tháng triển khai, mới có hơn 12% doanh nghiệp gửi giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất đến cơ...