IFRS, doanh nghiệp niêm yết còn nhiều trăn trở

Theo dõi VGT trên

Bên cạnh sự ủng hộ, doanh nghiệp niêm yết cũng bày tỏ mối lo cần sự sẻ chia từ cơ quan quản lý để việc triển khai IFRS được khả thi.

IFRS, doanh nghiệp niêm yết còn nhiều trăn trở - Hình 1

Nhiều sự ủng hộ

Đã có quá trình làm quen với minh bạch thông tin, nên khi Bộ Tài chính phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam với đề xuất áp dụng trước tiên với các công ty niêm yết, ý kiến từ nhiều doanh nghiệp đều ủng hộ và sẵn sàng áp dụng.

“Việc triển khai IFRS cho các doanh nghiệp nói chung, công ty niêm yết nói riêng là cần thiết, qua đó góp phần cải thiện tính minh bạch và chuyên nghiệp cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Áp dụng IFRS sẽ giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp niêm yết trong con mắt nhà đầu tư trong và ngoài nước, nên sẽ tốt cho thị trường chứng khoán. Tại HCM, sự ủng hộ của các cổ đông, Hội đồng quản trị cho áp dụng IFRS rất mạnh mẽ…”, ông Trịnh Hoài Giang, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán TP.HCM (HCM) chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán.

Ông Giang cho biết thêm, thực tế, hiện có không ít doanh nghiệp niêm yết vì các mục đích khác nhau nên lập báo cáo tài chính theo cả chuẩn mực IFRS và Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS).

Điều này khiến doanh nghiệp tốn kém cả về thời gian lẫn chi phí. Nay quy định pháp lý cho phép triển khai IFRS sẽ khắc phục được tình trạng này, mang lại lợi ích cả cho doanh nghiệp lẫn thị trường chứng khoán.

“Việc chuyển sang áp dụng IFRS sẽ phải tốn kém không ít nguồn lực ban đầu, nhưng chúng tôi vẫn mong muốn thực hiện sớm vì những lợi ích mang lại không chỉ cho ngân hàng cả trong trước mắt lẫn dài hạn, mà cho toàn thị trường chứng khoán, cho cổ đông, nhà đầu tư…”, phó tổng giám đốc một ngân hàng quy mô lớn đang niêm yết trên HOSE chia sẻ.

Cũng bày tỏ sự ủng hộ, ông Trần Thiên Hà, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán An phát (APG) cho biết, khi cơ quan quản lý yêu cầu áp dụng IFRS trước với các doanh nghiệp niêm yết, APG sẵn sàng triển khai. Tuy nhiên, do quy mô còn hạn chế nên APG cần có thời gian chuẩn bị về con người, hệ thống công nghệ thông tin… để đáp ứng các yêu cầu của IFRS.

Vẫn còn trăn trở

Khi áp dụng IFRS, các doanh nghiệp sẽ phải tốn nhiều chi phí đào tạo lại nguồn nhân lực, thay đổi hệ thống thông tin kế toán…

Về khách quan, việc triển khai IFRS khiến doanh nghiệp đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là với các doanh nghiệp niêm yết quy mô nhỏ.

Chẳng hạn, khi áp dụng IFRS, các doanh nghiệp sẽ phải chi thêm tiền để đào tạo lại nguồn nhân lực, thay đổi hệ thống thông tin, phần mềm kế toán…, mà chi phí này trên thực tế là không nhỏ.

Mặt khác, IFRS hướng đến trình bày các khoản mục của báo cáo tài chính (BCTC) theo giá trị hợp lý, phù hợp với diễn biến của nền kinh tế thị trường tại thời điểm báo cáo.

Video đang HOT

Để đáp ứng được yêu cầu của IFRS, đòi hỏi phải có thị trường hoạt động chuyên nghiệp để cung cấp được các thông số tài chính đáng tin cậy khi thực hiện một số kỹ thuật như xác định giá trị hợp lý, lãi suất hiệu lực, tổn thất tài sản…, trong khi không ít các mảng thị trường ở Việt Nam hoạt động chưa thực sự theo quy luật thị trường như thông lệ quốc tế.

Bên cạnh đó, do IFRS hướng đến phản ánh các giao dịch của nền kinh tế phát triển với nhiều loại công cụ tài chính phức tạp, chẳng hạn các công cụ phái sinh, nên việc áp dụng IFRS đối với một nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam có khả năng gặp khó khăn trong ngắn hạn.

Khi áp dụng IFRS, thông tin tài chính của doanh nghiệp sẽ được trình bày xác thực hơn, thận trọng hơn, song điều này có thể làm cho báo cáo tài chính không được “đẹp” như hiện nay.

Nếu lãnh đạo doanh nghiệp không có ý thức tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, không sẵn sàng công khai “ sức khỏe” tài chính, thì đây sẽ là lực cản đối với áp dụng IFRS.

Đặc biệt, đối với các công ty niêm yết, nếu kết quả kinh doanh liên tục bị lỗ có thể ảnh hưởng đến việc duy trì điều kiện niêm yết theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Để giải quyết vấn đề này, các yêu cầu về duy trì điều kiện niêm yết cần được xem xét và sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh doanh nghiệp áp dụng IFRS.

Ở Việt Nam, hiện có 3 loại văn bản quy phạm pháp luật cùng tác động đến công tác tài chính của doanh nghiệp là chuẩn mực kế toán, chính sách thuế và cơ chế tài chính.

Điều này dẫn đến sự chồng chéo, không nhất quán trong cách thức tiếp cận và áp dụng các chính sách này do doanh nghiệp, cũng như cơ quan quản lý nhà nước chưa phân biệt rõ phạm vi áp dụng của chuẩn mực kế toán, chính sách thuế và cơ chế tài chính.

Điều này gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp vì cùng một vấn đề, nhưng chuẩn mực kế toán và cơ chế tài chính có thể xử lý khác nhau.

Ví dụ, các quy định không nhất quán về trích lập dự phòng, trích khấu hao tài sản cố định, xử lý chênh lệch tỷ giá… làm cho doanh nghiệp lúng túng khi áp dụng pháp luật và giảm khả năng so sánh thông tin tài chính giữa các doanh nghiệp. Đây là vấn đề cần được khắc phục để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp áp dụng IFRS.

Doanh nghiệp lớn cũng lỗi hẹn thông tin vì Covid - 19

Chưa từng lỗi hẹn, thậm chí nhiều năm liền Tập đoàn Bảo Việt (BVH) là doanh nghiệp niêm yết tiêu biểu cho sự chuyên nghiệp, chuẩn mực và minh bạch trên thị trường chứng khoán, nhưng năm nay, dịch bệnh Covid-19 đã khiến Tập đoàn chậm công bố hàng loạt báo cáo. Nhiều doanh nghiệp khác cũng trong tình trạng tương tự, gây nên khoảng hụt thông tin cho các nhà đầu tư trên thị trường.

Doanh nghiệp lớn cũng lỗi hẹn thông tin vì Covid - 19 - Hình 1

Nếu như mọi năm, trước ngày 20/4, BVH sẽ công bố báo cáo thường niên, tạo nên một sự quan tâm không chỉ với các nhà đầu tư, mà còn với nhiều doanh nghiệp niêm yết khác, bởi đây là doanh nghiệp có truyền thống thực hiện rất chuyên nghiệp, chuẩn mực loại báo cáo này, thì năm nay, Tập đoàn đã không thể ra báo cáo đúng hạn.

Thông báo từ Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cho biết, ngày 6/4, BVH đã gửi công văn đến Sở, đề nghị chấp thuận gia hạn công bố thông tin báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 đến trước ngày 25/4/2020; báo cáo thường niên năm 2019 và báo cáo tài chính quý I/2020 đến trước ngày 15/5/2020.

Lý do là Tập đoàn có nhiều công ty con với hệ thống đơn vị thành viên trên phạm vi cả nước và trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, trong đó có việc cách ly toàn xã hội trong 15 ngày kể từ ngày 1/4/2020 khiến việc thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019, báo cáo thường niên năm 2019, báo cáo tài chính quý I/2020 bị ảnh hưởng tiến độ.

Ngày 17/4/2020, Tổng giám đốc BVH, ông Đỗ Trường Minh, có công văn thứ hai gửi đến Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán đề nghị được gia hạn thời hạn công bố báo cáo quý I/2020 tới ngày 22/5/2020, bởi lý do diễn biến của dịch Covid-19 khiến cho việc tổng hợp số liệu từ các đơn vị trên toàn quốc phục vụ cho việc lập báo cáo của Tập đoàn hết sức khó khăn.

Ngày 22/4/2020, Tổng giám đốc BVH tiếp tục có công văn thứ ba, đề nghị được gia hạn nộp và công bố báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán năm 2020 đến trước ngày 30/4/2020, thay vì cái hẹn trong công văn đầu tiên là ngày 25/4/2020.

Không riêng BVH, nhiều doanh nghiệp lớn cũng trong tình trạng khó khăn về hoàn tất nghĩa vụ báo cáo.

Tại Công ty cổ phần Hàng không Vietjet, trong công văn gửi các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán, ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc điều hành chia sẻ lý do rằng, dịch bệnh lan ra toàn cầu khiến một số quốc gia đóng cửa và phong tỏa biên giới để kiểm soát dịch.

Do vậy, việc tiếp cận hay liên hệ công tác để đối chiếu số liệu báo cáo với các nhà cung cấp, các hãng hàng không khác tại các quốc gia này của Vietjet gặp nhiều khó khăn.

Trong nước, các công ty kiểm toán đều không có nhân sự đến làm việc trực tiếp tại Vietjet, nên chưa thể thống nhất báo cáo tài chính...

Theo đó, Vietjet không thể công bố báo cáo tài chính 2019 và báo cáo tài chính quý I/2020 đúng quy định. Vietjet đã mạnh dạn đề xuất Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán chấp thuận cho Công ty thêm 90 ngày, kể từ ngày được gia hạn, để hỗ trợ và tạo điều kiện cho Công ty trong tình hình hiện nay.

Bà Nguyễn Thị Loan, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Y dược phẩm Vimedimex tuần qua cũng có công văn đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán cho phép Công ty được gia hạn nộp báo cáo thường niên 2019 và báo cáo tài chính quý I/2020 nhưng không đưa ra thời hạn cam kết cụ thể.

Trước đó 10 ngày, Vimedimex có công văn đề nghị được gia hạn nộp báo cáo tài chính đã kiểm toán 2019 đến hết ngày 30/4/2020.

Trong công văn mới nhất, Vimedimex chỉ nói rằng, sẽ cố gắng tối đa để công bố sớm nhất và việc công bố thông tin sẽ được Công ty thực hiện khi tình hình dịch bệnh tại Việt Nam được kiểm soát và Công ty cùng đơn vị kiểm toán có thể tiến hành và hoàn tất các công việc liên quan.

Thống kê từ Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cho biết, đến ngày 23/4/2020, còn 10 doanh nghiệp niêm yết trên sàn này chưa công bố được báo cáo tài chính kiểm toán 2019 (xem bảng).

Doanh nghiệp lớn cũng lỗi hẹn thông tin vì Covid - 19 - Hình 2

Tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, danh sách các doanh nghiệp còn thiếu báo cáo tài chính 2019 không được tổng hợp và công bố, nhưng tìm hiểu của Đầu tư Chứng khoán được biết, Sở đã nhắc nhở trực tiếp các doanh nghiệp chậm nộp báo cáo theo quy định.

Những khó khăn của doanh nghiệp được thể hiện trong công văn gửi nhà quản lý, nhưng từ phía nhà quản lý, chưa có thông báo chính thức ra thị trường về việc chấp thuận cho doanh nghiệp được giãn đến thời hạn nào, 15 ngày, 22 ngày hay 90 ngày như doanh nghiệp đã đề xuất.

Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán, lãnh đạo ngành tài chính từng cho biết, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm cũng như thời hạn đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp được quy định trong Luật Kế toán, Luật Doanh nghiệp nên quyền quyết định với việc giãn, hoãn thuộc Quốc hội, chứ không thuộc các cơ quan thi hành Luật.

Dịch bệnh xảy ra là lý do bất khả kháng, nằm trong điều khoản tại Thông tư số 115/2015/TT-BTC cho phép các doanh nghiệp được hoãn nghĩa vụ công bố thông tin nếu gặp thiên tai, địch họa... Tuy nhiên, các văn bản pháp quy không đề cập cụ thể thời hạn hoãn tối đa đến bao giờ.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu BVH đã giảm gần 30% thị giá trong vòng 3 tháng trở lại đây.

Cổ phiếu VMD của Vimedimex cũng giảm trên 20% thị giá trong 3 tháng qua, trong khi dược phẩm và bảo hiểm là 2 ngành được đánh giá không bị suy giảm hiệu quả kinh doanh trong điều kiện dịch bệnh bùng phát (nếu không muốn nói là có thể được hưởng lợi vì nhu cầu thị trường với sản phẩm bảo hiểm và dược phẩm tăng lên).

Nhà đầu tư thiếu thông tin về doanh nghiệp, thị giá cổ phiếu tăng giảm phụ thuộc chính vào tâm lý người có tiền và người có cổ phiếu.

Giá cổ phiếu VJC của Vietjet cũng giảm trên 30%, nhưng có lý do doanh nghiệp thuộc ngành nghề chịu ảnh hưởng trực diện và nghiêm trọng từ dịch bệnh khi các chuyến bay phải ngừng lại trong một thời gian dài.

Giá cổ phiếu VJC đã có sự phục hồi nhẹ so với 1 tháng trước, nhưng nếu 90 ngày nữa, thị trường mới được nhận báo cáo tài chính 2019 và báo cáo tài chính quý I/2020 thì sẽ đặt nhà đầu tư đại chúng vào tình thế khó khăn khi muốn đánh giá sức khỏe doanh nghiệp, do quãng thời gian chờ đợi này quá dài và thông tin nhận được sau 90 ngày cũng... đủ cũ.

Dù không có thẩm quyền quyết định thời hạn cho doanh nghiệp được gia hạn công bố báo cáo tài chính năm, báo cáo tài chính kiểm toán, báo cáo tài chính quý hay báo cáo thường niên, nhưng nhiều ý kiến từ thị trường cho rằng, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán cần có báo cáo Chính phủ, Quốc hội về thực trạng công bố công bố thông tin của doanh nghiệp năm nay, để sớm có hướng dẫn cụ thể về thời hạn công bố các loại báo cáo trên.

Lý do là các doanh nghiệp cần có một thời hạn cụ thể để hoàn tất nghĩa vụ báo cáo trong bối cảnh lý do xin gia hạn vì dịch bệnh đã được chấp thuận và đặc biệt, các nhà đầu tư cần thông tin về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp để quyết định đầu tư không bị cảm tính theo tâm lý thị trường.

Được biết, trước khó khăn của dịch bệnh, nhiều quốc gia cũng đã cho phép doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán được gia hạn việc nộp báo cáo tài chính. Tuy nhiên, việc gia hạn này là có thời hạn.

Chẳng hạn, tại Mỹ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho phép các công ty đại chúng nằm trong vùng ảnh hưởng của dịch bệnh được gia hạn thêm 45 ngày. Cơ quan quản lý tài chính Anh cho phép gia hạn 2 tháng...

Tại Việt Nam, đây là khoảng trống chưa rõ doanh nghiệp được gia hạn mấy lần và gia hạn đến thời điểm nào.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bắt đối tượng tẩm xăng thiêu chết bố mẹ ở Hà Giang
14:38:34 22/11/2024
Lindsay Lohan hiện tại: Lấy lại nhan sắc "nữ thần", hạnh phúc bên chồng con
14:03:02 22/11/2024
Kiểm tra cặp của con sau khi đi học về, phụ huynh TP.HCM bàng hoàng phát hiện ra thứ bên trong: Sao lại có thể như thế?
15:33:19 22/11/2024
Chàng trai Pháp gốc Việt tìm mẹ ở Bắc Kạn, ít giờ sau đã có tin, cha dượng lên tiếng khiến tất cả lặng đi
14:36:54 22/11/2024
Cảnh tượng khiến "tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất bị tố giả tạo
14:45:13 22/11/2024
Mỹ nhân Hàn tan sự nghiệp vì "phông bạt": Cái giá chạy theo sự hào nhoáng
14:05:58 22/11/2024
Như Quỳnh: "Tôi hối hận vì đã làm điều đó với Hiền Thục"
16:45:29 22/11/2024
Thợ trang điểm bật khóc nức nở khi bị gia đình chú rể lục soát vali, yêu cầu cởi đồ để kiểm tra sau khi bị mất 20 triệu đồng trong đám cưới
18:19:26 22/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

ILLIT thắng giải Tân binh của năm tại Nhật Bản

Nhạc quốc tế

19:28:11 22/11/2024
Công ty quản lý Belift Lab thông báo ILLIT đã giành được giải thưởng Nghệ sĩ mới tại lễ trao giải Japan Records Awards lần thứ 66.

Siêu phẩm MV Việt xứng đáng được biết đến nhiều hơn: Hình ảnh, âm thanh, cốt truyện hay như 1 bộ phim ngắn

Nhạc việt

19:25:39 22/11/2024
Ngày 19/11, ban nhạc indie rock The Flob đã thả xích MV Nhất Bái Thiên Địa, đưa người xem vào một chiều không gian hoài cổ đầy huyền bí, mị hoặc.

Một học sinh tiểu học bị bắt nạt, bố trút giận thay con và bị giam giữ 10 ngày: CĐM bùng lên tranh cãi

Netizen

19:23:40 22/11/2024
Bạn sẽ làm gì nếu con bạn bị bắt nạt ở trường? Có người sẽ nói con đi tìm giáo viên, để giáo viên giải quyết sự việc. Một số người sẽ nói con đánh trả. Có thể sau khi đọc xong tin tức này, bạn sẽ có cái nhìn khác.

Bệnh gai đen ở người béo phì có chữa được không?

Sức khỏe

19:16:45 22/11/2024
Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh gai đen. Việc điều trị bệnh thường dựa vào điều trị các nguyên nhân gây bệnh, cụ thể như:

Khả năng ca hát của Minh Hằng so với Tóc Tiên ra sao?

Tv show

18:54:00 22/11/2024
Theo đó, Mỹ Linh nhắc đến khá nhiều người, tuy nhiên câu chuyện liên quan đến Minh Tuyết, Tóc Tiên, Minh Hằng là thu hút sự chú ý nhất.

Tình cảnh trái ngược của Son Heung-min

Sao thể thao

18:21:30 22/11/2024
Đội trưởng tuyển Hàn Quốc tỏa sáng khi ghi bàn trong hai trận đấu tại vòng loại World Cup 2026 gặp Kuwait và Palestine. Thành tích này giúp anh vượt mốc 50 bàn thắng cho tuyển quốc gia.

Gã đàn ông nửa đêm tưới xăng đốt nhà người khác ở Hà Nội

Pháp luật

18:15:20 22/11/2024
Ngày 22/11, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Đoan (SN 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) mức án 19 năm tù về tội Giết người.

Tỉnh Hải Nam/Trung Quốc cam kết giảm đau cho phụ nữ khi sinh con để tăng tỷ lệ sinh

Uncat

18:00:40 22/11/2024
Theo truyền thống, nhiều phụ nữ thường không lựa chọn điều trị giảm đau trong quá trình sinh con tự nhiện vì lo ngại về tác dụng phụ. Nếu sử dụng dịch vụ này, toàn bộ chi phí thường do bệnh nhân chi trả.

Lý do Nga sử dụng tên lửa IRBM đáp trả việc Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa

Thế giới

18:00:35 22/11/2024
Trong khi đó, tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) lớn hơn nhiều, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và được thiết kế để tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa hơn rất nhiều.

Bộ đôi APT. vừa xuất hiện đã náo loạn MAMA: Bruno Mars một mình một kiểu giữa rừng sao, Rosé nói gì mà vui thế?

Sao châu á

17:54:02 22/11/2024
Dù không đi thảm đỏ nhưng Bruno Mars - Rosé vẫn trở thành nhân vật nhận được nhiều sự chú ý nhất lễ trao giải MAMA 2024.

Hoa sữa về trong gió - Tập cuối: Ông Tùng gặp lại con trai bất hiếu

Phim việt

17:44:36 22/11/2024
Ông Tùng từ quê lên Hà Nội gấp và bất ngờ khi thấy con trai của mình đã chờ sẵn ở bến xe khách. Từ khi về quê ở, ông không còn liên lạc với con trai của mình nữa.