IFM dự báo về kịch bản hồi phục kinh tế tồi tệ hơn
Nền kinh tế toàn cầu đang đi theo chiều hướng thu hẹp đáng kể so với những ước tính của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vào tháng 4.
Ảnh Shutterstock
Khi các quốc gia châu Âu đang trong những tuần đầu tiên bị phong toả, IMF cho biết, nền kinh tế toàn cầu sẽ phải chịu cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930. Vào thời điểm đó, IMF đã dự báo kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3% vào năm 2020.
Nhưng hiện tại, mặc dù một số nền kinh tế bắt đầu mở cửa trở lại, IMF cảnh báo rằng sự sụt giảm có thể còn tồi tệ hơn.
“Lần đầu tiên kể từ Đại suy thoái, cả nền kinh tế thị trường phát triển và thị trường mới nổi đều sẽ suy thoái vào năm 2020. Trong bản cập nhật triển vọng kinh tế thế giới trong tháng 6 cho thấy tốc độ tăng trưởng thậm chí còn tồi tệ hơn so với ước tính trước đó”, bà Gita Gopinath, nhà kinh tế trưởng của IMF cho biết hôm thứ Ba (16/6).
Video đang HOT
IMF cũng cho biết, cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ không giống bất cứ điều gì thế giới đã thấy trước đây.
Đại dịch bắt đầu như một căn bệnh khẩn cấp về sức khỏe nhưng lại sớm gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế, do các biện pháp giãn cách xã hội và các biện pháp hạn chế đi lại.
Nhiều quốc gia đã bắt đầu dỡ bỏ phong toả nhưng điều này lại gặp các thách thức khác và trong một số trường hợp, quá trình này đã bị làm chậm lại khi một số quốc gia lại tiếp tục vật lộn với các trường hợp gia tăng nhiễm Covid-19.
Hiện tại đã có hơn 8 triệu ca nhiễm virus được xác nhận trên toàn thế giới. Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins, Mỹ, Brazil, Nga, Ấn Độ và Anh hiện là năm quốc gia có số lượng ca nhiễm cao nhất.
Thị trường chứng khoán đã đạt đến mức cao mới tại thời điểm các nền kinh tế, chính phủ, dịch vụ y tế và công dân vẫn đang phải vật lộn với đại dịch. Trên thực tế, S&P 500 đã lấy lại được phần lớn tổn thất kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu. Đồng thời, với sự can thiệp của ngân hàng trung ương, thị trường trái phiếu cũng đã được làm dịu đi phần nào.
“Với một số trường hợp ngoại lệ, sự gia tăng trong mức độ chênh lệch giữa lợi tức trái phiếu của các quốc gia so với lợi tức trái phiếu của các thị trường lớn như Mỹ hay Đức và sự mất giá của các đồng tiền tại các thị trường mới nổi đang nhỏ hơn so với những gì mà chúng ta từng thấy trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đây là điều đáng chú ý nếu xem xét trên quy mô lớn hơn của các cú sốc đối với thị trường mới nổi trong cuộc khủng hoảng Covid-19″, bà Gopinath cho biết.
Do đó, bà cũng cảnh báo rằng, nếu điều kiện sức khoẻ và kinh tế trở nên xấu đi, thị trường chứng khoán có thể đối diện với một sự điều chỉnh mạnh.
Chủ tịch FED: 'Mỹ sẽ lấy lại được những gì đã mất nhanh thôi, nhưng không phải trong năm nay'
Chủ tịch FED tin rằng kinh tế Mỹ có thể tránh được được một cuộc đại khủng hoảng về dài hạn.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 17/5, Chủ tịch Jerome Powell của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã thừa nhận nền kinh tế số 1 thế giới có thể suy giảm 30% trong quý II nhưng vẫn có khả năng tránh được một cuộc đại khủng hoảng về dài hạn.
Theo Chủ tịch Powell, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ có thể đạt mức kỷ lục 25% và tương tự như cuộc Đại khủng hoảng trong thập niên 1930. Dẫu vậy, Chủ tịch Powell vẫn tự tin với hệ thống tài chính vững mạnh hiện nay cùng với các chính sách hợp lý của FED sẽ đối phó được với các thách thức và tránh được một cuộc khủng hoảng được cho là lớn nhất lịch sử.
Cũng theo cuộc phỏng vấn, Chủ tịch Powell cho rằng những người trong độ tuổi 20-30 là đối tượng chịu thiệt hại nặng nề nhất vì khủng hoảng kinh tế do dịch Covid-19. Sự ảm đạm của thị trường tiêu dùng cùng khó khăn của doanh nghiệp sẽ đe dọa sự nghiệp của những người trong độ tuổi này.
Mặc dù vậy, ông Powell cũng dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi trở lại trong quý III khi các nhà máy, doanh nghiệp được mở cửa trở lại và các lệnh giãn cách được nới lỏng.
"Tôi cho rằng nhiều khả năng kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng theo hướng tích cực trong quý III và thậm chí là trong nửa cuối năm 2020. Tôi cho rằng chúng ta sẽ lấy lại được những gì đã mất nhanh thôi, nhưng không phải trong năm nay. Nền kinh tế chưa thể hồi phục nhanh được như thế", Chủ tịch Powell đánh giá.
Một trong những nguyên nhân khiến FED tự tin có thể giúp nền kinh tế Mỹ tránh được một cuộc Đại khủng hoảng tương tự như thập niên 1930 là gói cứu trợ 3 nghìn tỷ USD đã được chính phủ và nghị viện thông qua. Thêm nữa, cuộc khủng hoảng lần này cũng không phải do các yếu tố cơ bản của nền kinh tế như bong bóng xì hơi hay đổ vỡ hệ thống mà chỉ do yếu tố tâm lý khi thị trường bị tạm đóng băng để chống dịch Covid-19.
Trong 2 tháng qua, khoảng 36,5 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp và tỷ lệ không có việc làm tại Mỹ đã đạt 14,7%, mức cao kỷ lục.
"Chính phủ và ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang có những động thái mạnh mẽ và nhanh chóng. Bởi vậy tôi cho rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm nhanh thôi. Số người thất nghiệp sẽ nhanh chóng suy giảm hơn nhiều so với thời kỳ Đại khủng hoảng 1930", CHủ tịch Powel nhận định.
Theo kịch bản tồi tệ nhất từ dự báo của FED chi nhánh Atlanta, nền kinh tế Mỹ trong quý II/2020 có thể suy giảm tới 42%, mức tệ nhất trong lịch sử. Trong khi đó, Chủ tịch Powell cũng thừa nhận nền kinh tế Mỹ chưa thể phục hồi hoàn toàn nếu vaccine chống dịch Covid-19 chưa được sản xuất.
Covid-19 đè nặng kinh tế thế giới Kinh tế toàn cầu có thể giảm đến 4,9% trong năm 2020 nếu làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 bùng phát và các biện pháp phong tỏa tiếp tục kéo dài sang quý III Kinh tế thế giới sẽ sụt giảm 3,2% trong năm 2020 giữa lúc đại dịch Covid-19 làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động kinh tế tại nhiều nước....