iểm mặt virut gây bệnh nguy hiểm ở trẻ
Do trẻ em chưa thích nghi với thời tiết quá nóng bức, dẫn đến kém ăn, kém ngủ, giảm sức đề kháng nên rất dễ mắc bệnh. Mặt khác do các gia đình cho trẻ nằm gần quạt hoặc dùng máy lạnh ở nhiệt độ thấp nên trẻ càng dễ bị nhiễm khuẩn.
Hơn nữa mùa hè, thức ăn rất nhanh bị ôi thiu, trẻ ăn phải rất dễ mắc các bệnh đường ruột. Đặc biệt trẻ rất dễ mắc các bệnh viêm não, màng não, tay – chân – miệng… do virut đường ruột có tên là Coxsackie gây ra.
Loại virut đường ruột gây nhiều bệnh ở trẻ em
Virus Coxsackie là một Enterovirus ở đường tiêu hóa, có khả năng gây nhiều loại bệnh cho trẻ em. Đặc điểm của virut này là sinh sản nhanh trong đường tiêu hoá, không bị tiêu diệt bởi môi trường acid, kể cả acid dịch dạ dày. Trẻ em bị nhiễm virut Coxsackie phổ biến nhất vào mùa hè. Virut thường gây ra một số bệnh hay hội chứng: viêm màng não vô khuẩn bệnh cúm mùa hè bệnh tay – chân – miệng đái tháo đường viêm màng ngoài tim…
Khoa học y học đã xác định được hai nhóm virut A và B cùng với trên 50 týp huyết thanh đã được xác định. Các loại virut loại này gây ra nhiều bệnh và hội chứng phức tạp như sau:
Tổn thương tay – chân – miệng do virut Coxsackie gây ra.
Viêm màng não và viêm não
Bệnh nhi viêm màng não vô khuẩn điển hình có các dấu hiệu: sốt đột ngột kèm ớn lạnh, trẻ lớn có thể kêu lạnh run, nhức đầu, sợ ánh sáng và đau khi vận động mắt. Nhiều trẻ bệnh có biểu hiện buồn nôn và nôn thực sự. Trẻ trong trạng thái lơ mơ, cổ cứng. Kết quả xét nghiệm có tăng bạch cầu lympho trong dịch não tủy nhưng không có biến đổi các thành phần sinh hoá.
Video đang HOT
Nghiên cứu cho thấy có thể gặp một thể bệnh: sốt dịu đi vài ngày, sau đó sốt lại kèm theo những dấu hiệu viêm màng não. Virut Coxsackie nhóm A gây viêm não khu trú và viêm tủy cắt ngang. Virut nhóm B gây viêm não lan toả.
Bệnh tay – chân – miệng
Virut gây bệnh lây lan rất nhanh qua đường miệng: bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh trong các trường hợp: trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh được văng ra trong lúc ho, hắt hơi trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dây dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay chăm sóc của các cô bảo mẫu, cô nuôi dạy trẻ.
Bệnh đặc trưng bằng viêm miệng, tổn thương các ban có bọng nước ở bàn tay, bàn chân. Một trẻ bị nhiễm virut, sau thời gian ủ bệnh từ 4-6 ngày, trẻ bị sốt, chán ăn và uể oải, đau họng và nổi mụn nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, sau đó là ở mu tay, hoặc lòng bàn tay. Mụn nước dạng bóng rộp và nhanh chóng loét. Một nghiên cứu cho biết có khoảng 30% bệnh nhân bị tổn thương ở vòm miệng, lưỡi gà hay hạch hạnh nhân. Các triệu chứng sẽ giảm trong 1 tuần. Nhưng có đến 90% trẻ dưới 5 tuổi bị bệnh tay – chân – miệng tử vong do bị phù phổi hay xuất huyết phổi.
Bệnh cảm cúm mùa hè
Nếu ngày hôm nay con bạn bị nhiễm virut thì sau thời kỳ ủ bệnh từ 3-6 ngày, trẻ bị sốt đột ngột kèm uể oải, nhức đầu. Bệnh biểu hiện giống như cảm cúm: hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau họng, ho. Có trẻ bị nôn. Bệnh thường diễn biến trong 1 tuần sẽ thuyên giảm hầu hết các triệu chứng.
Virut còn gây các bệnh khác như: viêm gan tối cấp ở trẻ sơ sinh, đái tháo đường phụ thuộc insulin, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm đa cơ, viêm khớp cấp, viêm thận cấp, viêm họng herpes, viêm kết mạc xuất huyết, viêm họng mụn nước…
Triệu chứng xét nghiệm: phân lập được virut từ nước súc họng hoặc phân được cấy truyền vào chuột.
Cấu trúc virut Coxsackie B3.
Chú ý trong điều trị và phòng bệnh
Điều trị các bệnh do virut Coxsackie gây ra chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc và nâng đỡ thể trạng trong các trường hợp viêm màng não, viêm não, bệnh tay – chân – miệng, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, đái tháo đường… Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh đặc hiệu cho loại virut Coxsackie, vì vậy để phòng bệnh thì biện pháp vệ sinh chặt chẽ là quan trọng nhất có thể hạ thấp nguy cơ nhiễm bệnh. Vì là virut đường ruột nên việc thực hiện ăn chín uống sôi là biện pháp tốt nhất để chống lây nhiễm bệnh.
BS tư vấn chỉ nên bật quạt và máy lạnh vừa mát để tránh cho trẻ bị nhiễm lạnh. (Ảnh minh họa)
Các biện pháp có tác dụng khác là thường xuyên rửa tay đặc biệt là sau mỗi lần thay tã cho trẻ nhỏ. Mọi người thực hiện thường xuyên rửa tay, đeo găng tay trong sinh hoạt và chăm sóc người bệnh. Đối với nhà ở, công trình phụ… phải được làm sạch trước tiên bằng nước xà phòng sau đó khử trùng bằng dung dịch chứa chlor. Người lớn và trẻ em phải tránh các tiếp xúc thân mật với người bệnh như hôn, vuốt ve, dùng chung dụng cụ. Nhắc nhở mọi người, nhất là trẻ em che miệng khi ho và hắt hơi. Chỉ nên bật quạt và máy lạnh vừa mát để tránh cho trẻ bị nhiễm lạnh.
Theo ThS.Nguyễn Thế Minh ( Sức khỏe đời sống)
Cô đơn kẻ thù của sức khỏe
Dưới đây là những bằng chứng về tác động tiêu cực của cô đơn lên sức khỏe của con người thông qua các nghiên cứu lâm sàng được thực hiện gần đây. Theo các nghiên cứu này, những tác động do cô đơn gây ra còn tệ hại hơn cả thuốc lá hay béo phì, vì vậy, mọi người nên tìm cách tạo ra cuộc sống tốt hơn cho bản thân để hạn chế những tác động tiêu cực do cô đơn mang lại.
Cô đơn nhìn từ góc độ y học
Cô đơn là một trong số rất nhiều cảm xúc mang tính tiêu cực mà con người phải đối mặt và cũng giống như bất kỳ cảm xúc nào khác, nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Mọi hoạt động của con người đều mang tính xã hội và mối giao tiếp giữa con người với con người được xem là quy luật tự nhiên. Trong khi nhiều người sống hòa đồng, duy trì cuộc sống ôn hòa thì có những người lại duy trì cách sống khép kín. Thậm chí có người sống trong gia đình đông đúc nhưng vẫn cảm thấy cô đơn hoặc những người giàu có nhưng không vui, luôn cảm thấy buồn tẻ... Tuy ở hoàn cảnh nào thì cảm giác cô đơn, nhất là cô đơn kinh niên sẽ tạo ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới thể chất lẫn tinh thần, làm rút ngắn tuổi thọ và nhiều tác hại khôn lường khác. Cô đơn thể chất khác với cô đơn tinh thần nhưng tổng thể, nó làm cho người trong cuộc luôn cảm thấy buồn, trống trải, không hứng thú với những công việc mà xưa nay rất thích làm, khó khăn trong việc giao tiếp, nhất là khi chuyển đến môi trường sống mới hoặc người thân qua đời, sau ly hôn hoặc cũng có người lại quá tự ti, ngại tiếp xúc, thiếu niềm tin, quay lưng lại với cuộc sống.
Những ảnh hưởng của cô đơn đến sức khỏe con người
Theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý ở ĐH Chicago, Mỹ (UOC) thì cô đơn gây ra rất nhiều tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe con người, trong số này phải kể đến các tác động dưới đây:
- Tác động trực tiếp đến sức khỏe tim mạch: Theo nghiên cứu của UOC thì cô đơn có mối quan hệ rất mật thiết với bệnh tăng huyết áp. Cụ thể, theo nghiên cứu dài 5 năm của UOC ở 24 người tuổi từ 50 - 68 cho thấy, những người mắc bệnh cô đơn mạn tính thường có huyết áp cao hơn 10% so với những người không cô đơn, đây chính là thủ phạm làm gia tăng các cơn đau tim, đột quỵ và chứng bệnh về thận.
- Sức khỏe tâm thần: Như đã đề cập, cô đơn liên quan đến nhận thức nên nó có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tâm thần. Nó làm cho con người có cảm giác lúc nào cũng bị cách ly khỏi xã hội nên lại càng tăng stress và nhiều nỗi lo vô cớ khác. Cô đơn và trầm cảm được xem là cặp bài trùng, trầm cảm càng cao thì ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh càng lớn. Trường hợp mạn tính, thể nặng có thể làm tăng bệnh Alzheimer (sa sút trí tuệ) và làm tăng tỷ lệ quyên sinh. Người cô đơn thường có ý nghĩ cho rằng bản thân không còn giá trị, cuộc sống trở nên vô nghĩa, thiếu tự tin, mất lòng tin, giảm trí nhớ, tính cách thay đổi sang chiều tiêu cực và cuối cùng dễ mắc bệnh tâm thần, thần kinh, làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm tính ngon miệng, mất ngủ và lâu ngày sức khỏe sẽ xuống cấp trầm trọng.
- Hiệu ứng di truyền: Theo nghiên cứu của các chuyên gia ĐH California, Mỹ thì cảm giác cô đơn làm thay đổi các hoạt động của gen trong cơ thể, làm tăng viêm nhiễm. Đây là phản ứng đầu tiên của hệ thống miễn dịch cơ thể, nó làm triệt tiêu chức năng của các gen khác liên quan đến hệ thống miễn dịch, kể cả cơ chế kháng virut và mầm bệnh. Nói cụ thể hơn là làm giảm quá trình sản xuất các chất kháng thể, vì vậy, cô đơn càng trầm trọng thì sức khỏe hệ miễn dịch càng suy yếu, rủi ro mắc bệnh lại càng cao.
- Gây gián đoạn giấc ngủ: Căng thẳng, stress, trầm cảm và ý nghĩ cô đơn xâm lấn tâm hồn càng nhiều thì khả năng ngủ càng kém. Chính vì vậy mà những người suốt ngày buồn rầu, tự cho mình là cô đơn thì giấc ngủ không được sâu. Mất ngủ kéo dài làm đảo lộn đồng hồ sinh học của cơ thể, làm cho chức năng của cơ thể bị ảnh hưởng, gây mệt mỏi, suy nhược tinh thần, hiệu quả công việc thấp, chất lượng cuộc sống bị suy giảm nghiêm trọng.
- Gây lão hoá: Cô đơn phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực cho sức khỏe như stress, trầm cảm, kém ăn, kém ngủ... và đây là những yếu tố làm cho người ta chóng già, chóng lão hoá. Hiện tượng thường gặp là mắt thâm, da xấu, tóc bạc, cơ thể thiếu sinh lực.
Làm gì để khắc phục sự cô đơn?
Như đã đề cập, cô đơn là một cảm xúc thường gặp của con người. Mọi người cần "vượt lên chính mình" để tạo ra cuộc sống tích cực, sống vui, sống khỏe, tự tìm cho mình một hướng đi, một công việc yêu thích, bạn bè phù hợp để kết thân, loại bỏ những ý nghĩa tiêu cực, tăng cường giao tiếp xã hội, tăng cường cuộc sống vận động nhằm khám phá những cái mới lạ, yêu đời, tự yêu quý bản thân, yêu quý những người xung quanh và cuối cùng sẽ tìm được niềm vui trong cuộc sống.
Theo SK&ĐS
Viêm não do virus Herpes tấn công trẻ em Mùa hè là thời điểm xuất hiện các bệnh viêm não, nhưng nguy hiểm nhất phải kể đến viêm não do virus herpes. Tại Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi T.Ư) từ đầu mùa hè đến nay đã điều trị cho 14 bệnh nhi nhiễm virus herpes. Một cháu đã tử vong. Điều trị muộn, di chứng nặng Tại khu vực cách ly...