IEA: Nga cần ít nhất 10 năm để nâng xuất khẩu khí đốt sang châu Á bằng mức sang EU
Theo Báo cáo thị trường khí đốt quý III/2022 của Cơ quan Năng lượng quốc tế ( IEA), Nga sẽ cần ít nhất 10 năm để nâng lượng khí đốt cung cấp cho châu Á lên mức 155 tỷ mét khối, mức mà Nga cung cấp cho Liên minh châu Âu (EU) năm 2021.
Hệ thống đường ống dẫn khí của dự án Dòng chảy phương Bắc của Nga. Ảnh: Reuters/TTXVN
Báo cáo của IEA nêu rõ: “Phân tích của chúng tôi chỉ ra rằng trong trường hợp tốt nhất đối với Nga, sẽ mất ít nhất một thập kỷ để tăng cường cung cấp khí đốt cho các thị trường châu Á lên gần mức xuất khẩu sang EU năm 2021″.
Việc thúc đẩy xuất khẩu khí đốt sang châu Á sẽ đòi hỏi sự phát triển cơ sở hạ tầng xuất khẩu khí đốt mới, cũng như các khoản đầu tư đáng kể. Đồng thời, khả năng tiếp cận thị trường vốn và công nghệ năng lượng của Nga bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt được đưa ra sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, do đó, quá trình này có thể kéo dài.
Năm 2021, xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga sang châu Á ở mức 32 tỷ m3, trong đó 10 tỷ m3 được xuất khẩu qua đường ống Sức mạnh Siberia sang Trung Quốc, phần còn lại được cung cấp dưới dạng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ các nhà máy Sakhalin-2 và Yamal LNG đến các thị trường châu Á khác nhau.
Trong cáo báo hằng quý mới nhất về thị trường khí đốt, IEA đã giảm hơn 50% mức dự báo nhu cầu khí đốt toàn cầu. Cụ thể, cơ quan này dự báo tiêu thụ khí đốt toàn cầu tăng 3,4% vào năm 2025, theo đó chỉ tăng 140 tỷ m3 so với năm 2021, ít hơn mức tăng 175 tỷ m3 được ghi nhận năm 2021.
Các cuộc đình công ở Na Uy làm giảm khí đốt cung cấp cho châu Âu
Cuộc đình công của các nhân viên dầu khí ở Na Uy đang leo thang có thể khiến xuất khẩu khí đốt của nước này sang châu Âu giảm 56% kể từ ngày 9/7.
Giàn khai thác dầu khí ngoài khơi Na Uy. Ảnh minh họa: Reuters
Gần như đồng thời, Nga sẽ dừng hoàn toàn đường ống dẫn khí "Dòng chảy phương Bắc" để sửa chữa. Na Uy hiện là nguồn cung cấp khí đốt lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU), và nguồn cung giảm sẽ buộc các chính phủ châu Âu đứng giữa hai lựa chọn khó khăn: hoặc rút khí đốt ra khỏi các kho chứa hoặc đóng cửa ngành công nghiệp. Các nhà phân tích kỳ vọng rằng trước tình hình này, giá khí đốt tại EU có thể tăng lên 3.000 USD/1.000 m3.
Hiệp hội dầu khí Na Uy, nơi tập trung các công ty dầu khí lớn của Na Uy, cho rằng sự gia tăng các cuộc đình công của công nhân trên các giàn khai thác dầu khí ngoài khơi ở nước này có thể làm giảm xuất khẩu khí đốt xuống 1,1 triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương khoảng 56% kể từ ngày 9/7. Sản lượng dầu có thể giảm 340 nghìn thùng mỗi ngày, tương đương gần 20%.
Cuộc đình công yêu sách nâng lương do Tổ chức công đoàn các nhà quản lý và lãnh đạo Na Uy (Lederne) dẫn đầu. Trong quá khứ, Na Uy là nhà cung cấp khí đốt đường ống thứ hai cho châu Âu, sau Nga, và trong bối cảnh xuất khẩu của Gazprom giảm mạnh trong tháng 5 và 6 thì nước này trở thành nhà cung cấp lớn nhất.
Giai đoạn đầu của cuộc đình công bắt đầu vào đêm ngày 5/7, với ước tính thiệt hại về sản lượng lên tới 89.000 thùng dầu mỗi ngày, tương đương khoảng 1% lượng khí đốt xuất khẩu. Công ty Equinor do nhà nước Na Uy kiểm soát ngày 5/7 xác nhận rằng họ đã bắt đầu đóng cửa an toàn các mỏ Gudrun, Oseberg East, Oseberg South trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đình công. Các mỏ Aasta Hansteen, Kristin, Heidrun và Tyrihans (chiếm khoảng 13% tổng lượng khí đốt xuất khẩu) phải đóng cửa vào đêm ngày 6/7, ngày 9/7 trong giai đoạn tiếp theo của cuộc đình công.
Italy lạc quan về năng lực dự trữ khí đốt cho mùa Đông Theo Bộ trưởng Chuyển đổi Sinh thái Italy Roberto Cingolani, Italy là quốc gia duy nhất có khả năng nhanh chóng tiến hành đa dạng hóa các nguồn cung khí đốt chỉ trong ít tuần. Ảnh minh họa. (Nguồn: bloomberg) Bộ trưởng Chuyển đổi Sinh thái Italy Roberto Cingolani cho biết, với các bước chuẩn bị được triển khai như hiện nay, Italy...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

FBI treo giải 10 triệu USD truy lùng nhóm tin tặc nguy hiểm

Tỉ phú Elon Musk mất 11 triệu người dùng X chỉ trong vài tháng

Ông Trump: Mỹ thu về hơn 350 tỷ USD từ thỏa thuận khoáng sản với Ukraine

Đề nghị đặc biệt của ông Zelensky trong 15 phút gặp ông Trump

Ông Trump thừa nhận rủi ro trong chính sách thuế quan

EU chuẩn bị "kế hoạch B" nếu Mỹ từ bỏ đàm phán về Ukraine

Ông Putin: Tàn quân Ukraine kẹt Kursk xin đường rút

Cách giảm choleterol ngăn ngừa bệnh tim

Ông Trump tuyên bố đạt thỏa thuận thương mại tiềm năng với 3 nước châu Á

Ukraine điều máy bay giúp Israel dập cháy rừng

Trung Quốc lên tiếng tại WTO về thuế quan

Mỹ nêu 22 điều kiện tiên quyết chấm dứt xung đột, Ukraine đồng ý
Có thể bạn quan tâm

Để công sức chăm sóc da không 'đổ sông, đổ bể', cần lưu ý mẹo hay này
Loại vitamin này có vai trò điều tiết hoạt động sản xuất sắc tố melanin, từ đó ngăn ngừa xuất hiện nám, thâm, tàn nhang, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng sinh protein giúp da săn chắc, trẻ hóa.
Retinol dễ gây kích ứng cho người mới sử dụng, vì sao?
Làm đẹp
09:07:04 02/05/2025
Trực thăng kéo cờ trong bức ảnh cưới 'để đời' của cặp đôi TP.HCM
Netizen
09:04:46 02/05/2025
Xe 40 chỗ nhồi nhét 67 khách bị phạt gần 200 triệu đồng
Tin nổi bật
08:48:21 02/05/2025
Ăn muối hay mì chính gây hại sức khỏe hơn?
Sức khỏe
08:39:48 02/05/2025
Cảnh báo hàng triệu thiết bị Apple AirPlay có nguy cơ bị tấn công
Thế giới số
08:34:25 02/05/2025
Đối thủ của Ranger và Triton đang được "xả kho", giảm gần 100 triệu đồng
Ôtô
08:31:42 02/05/2025
Con kiến đập mãi không chết của showbiz
Hậu trường phim
08:15:10 02/05/2025
Chiêu "lùa gà, bắt cả đàn" của chủ sàn tiền ảo
Pháp luật
08:13:05 02/05/2025
Hoa hậu Việt kết hôn 3 lần thừa nhận đang bị khủng hoảng
Sao việt
08:10:25 02/05/2025