IEA: Mùa đông sắp tới là thử thách khắc nghiệt nhất từ trước đến nay đối với Ukraine
Cơ quan Năng lượng Quốc tế ( IEA) cảnh báo Ukraine sẽ phải trải qua một mùa đông khắc nghiệt trong năm nay.
Nhà máy nhiệt điện Trypilska của Ukraine. Ảnh: Wikipedia
Theo IEA, làn sóng tấn công trong năm nay đã khiến khả năng tạo ra đủ điện của Ukraine trong thời gian nhu cầu cao điểm vào mùa đông tới bị đe dọa. Cơ quan này lưu ý rằng trong khi tình trạng mất điện luân phiên và các gián đoạn nguồn cung khác về cơ bản đã “trở thành điều bình thường” vào mùa hè, mùa đông tới các bệnh viện, trường học và các tổ chức quan trọng khác có thể chứng kiến tình trạng gián đoạn nghiêm trọng hơn nữa
“Tình hình ở Ukraine là một trong những vấn đề an ninh năng lượng cấp bách nhất trên thế giới hiện nay. Hệ thống năng lượng của Ukraine đã vượt qua được 2 mùa đông vừa qua. Nhưng mùa đông năm nay sẽ là thử thách khắc nghiệt nhất từ trước đến nay”, ông Fatih Birol, Giám đốc điều hành IEA, tuyên bố khi trình bày báo cáo hôm 19/9.
Moskva bắt đầu nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine từ tháng 10/2022, sau vụ đánh bom cầu Crimea. Nga đã tăng cường các cuộc tấn công vào tháng 3 năm nay, tấn công các nhà máy điện và cơ sở phân phối điện trên khắp Ukraine để đáp trả chiến dịch tấn công bằng thiết bị bay không người lái của Kiev vào các nhà máy lọc dầu và kho chứa dầu của Nga.
Video đang HOT
Về phần mình, IAE đã đưa ra một kế hoạch hành động gồm 10 điểm nhằm hỗ trợ Ukraine giải quyết các vấn đề an ninh năng lượng cấp bách. Các biện pháp được đề xuất bao gồm cải thiện an ninh vật lý và an ninh mạng của cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng, đẩy nhanh việc cung cấp thiết bị và phụ tùng thay thế để sửa chữa, đầu tư vào hiệu quả năng lượng và tăng cường nhập khẩu điện và khí đốt từ Liên minh châu Âu (EU).
Cơ quan này cũng ước tính Ukraine đã mất hơn 2/3 công suất sản xuất điện kể từ khi xung đột với Nga nổ ra vào đầu năm 2022.
Ước tính về lượng công suất phát điện mà Ukraine đã mất là khác nhau, nhưng hầu hết các chuyên gia đều đồng tình rằng tình trạng cắt điện và mất điện là điều không thể tránh khỏi trong mùa đông năm nay.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố rằng các cuộc không kích của Nga đã phá hủy khoảng 9 gigawatt cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, “tương đương với công suất của ba quốc gia vùng Baltic”.
Bà von der Leyen tuyên bố EU có kế hoạch phân bổ 160 triệu euro từ số tiền tịch thu từ các tài sản của Nga bị đóng băng trong khối để giúp Kiev giải quyết các vấn đề về năng lượng, bất chấp những cảnh báo liên tục của Moskva rằng việc sử dụng tiền này giống như hành vi trộm cắp.
Ngày 20/9. Bà von der Leyen đã đến Kiev với kế hoạch thảo luận trực tiếp về tình hình năng lượng với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Moskva khẳng định rằng các cuộc không kích của họ không nhằm vào dân thường. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố mục tiêu của họ khi nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng là làm tê liệt hoạt động sản xuất vũ khí của Ukraine và khả năng triển khai quân đội và thiết bị mới ra tiền tuyến.
IEA hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu
Ngày 12/9, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết trong nửa đầu năm 2024, nhu cầu dầu toàn cầu tăng nhưng tốc độ tăng ở mức chậm nhất kể từ năm 2020 khi nhu cầu tại Trung Quốc giảm.
Theo đó, IEA đã hạ dự báo nhu cầu dầu trong cả năm 2024.
Một nhà máy lọc dầu ở Texas, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, trong báo cáo thị trường dầu hằng tháng, IEA cho biết nhu cầu tăng 800.000 thùng/ngày trong 6 tháng đầu năm 2024, từ mức 2,3 triệu thùng/ngày ghi nhận cùng kỳ năm 2023. IEA đã giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2024 xuống 900.000 thùng/ngày, tức thấp hơn khoảng 70.000 thùng/ngày so với dự báo trước và dự báo tổng nhu cầu dầu toàn cầu là gần 103 triệu thùng/ngày.
Theo IEA, nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm này là do nhu cầu tại Trung Quốc đang chậm lại nhanh chóng. Trong tháng 7, mức tiêu thụ dầu tại nền kinh tế thứ 2 thế giới giảm so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu xu hướng này kéo dài sang tháng thứ 4 liên tiếp.
Trung Quốc là một trong những nước tiêu dùng và nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới nhưng nền kinh tế này đang phải đối mặt với tình trạng chi tiêu tiêu dùng yếu, khủng hoảng bất động sản và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Ngoài ra, IEA cho rằng việc Trung Quốc chuyển từ dầu mỏ sang sử dụng năng lượng thay thế cũng là một phần nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm kể trên. Theo đó, doanh số bán xe điện ngày càng tăng đang làm giảm nhu cầu về nhiên liệu đường bộ trong khi việc phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc rộng lớn cũng hạn chế tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu của ngành hàng không nội địa.
Báo cáo của IEA chỉ ra nếu không tính Trung Quốc, nhu cầu dầu tại các nước khác trên thế giới đang tăng nhẹ hoặc giảm. Xu hướng hiện tại củng cố dự báo của IEA rằng nhu cầu toàn cầu sẽ ổn định vào cuối thập niên này. IEA giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu năm 2025 không thay đổi, ở mức khoảng 950.000 thùng/ngày.
Giá dầu đã suy yếu trong năm nay do lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu. Tuần này, dầu thô Brent Biển Bắc, tiêu chuẩn quốc tế, lần đầu tiên giảm xuống dưới 70 USD/thùng kể từ tháng 12/2021. Giá giảm đã khiến các thành viên hàng đầu của liên minh dầu mỏ OPEC , gồm các thành viên sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ trong và ngoài tổ chức OPEC trong đó có cả Saudi Arabia và Nga, hoãn kế hoạch tăng sản lượng và thay vào đó gia hạn cắt giảm nguồn cung tự nguyện cho đến cuối tháng 11.
Theo IEA, quyết định này giúp OPEC có "thời gian để đánh giá thêm triển vọng nhu cầu trong năm tới" cũng như tác động của tình trạng gián đoạn sản xuất ở Libya. Tuy nhiên, khi nguồn cung từ các quốc gia ngoài OPEC tăng nhanh hơn nhu cầu chung, nhóm có thể đang phải đối mặt với tình trạng dư thừa đáng kể, ngay cả khi vẫn duy trì các biện pháp hạn chế bổ sung.
Bất chấp xung đột, Ukraine muốn tăng gấp đôi số lò phản ứng hạt nhân do Nga sản xuất Động thái này nhằm đối phó với tình trạng khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng, đặc biệt là trong mùa Đông được dự đoán là khắc nghiệt nhất trong lịch sử. Mặc dù đang chìm trong xung đột với Nga, Ukraine vẫn quyết tâm thực hiện kế hoạch mở rộng số lượng lò phản ứng hạt nhân do Nga sản xuất....