Ibuprofen an toàn cho bệnh nhân COVID-19, không làm tăng nguy cơ tử vong
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng dùng Thuốc chống viêm hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen sẽ không làm tăng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân COVID-19.
Nghiên cứu được tiến hành đối với hơn 72.000 người ở Anh cho thấy, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen, an toàn và không dẫn đến tỷ lệ tử vong hoặc bệnh nặng cao hơn ở bệnh nhân mắc COVID-19.
Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) là gì?
Thuốc chống viêm không steroid ( NSAID ) là loại thuốc được sử dụng rộng rãi để giảm đau, giảm viêm và hạ nhiệt độ cao. Chúng thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng đau đầu, đau bụng kinh, bong gân và căng cơ, cảm lạnh và cúm, viêm khớp và các nguyên nhân khác gây đau lâu dài.
Ibuprofen không làm tăng nguy cơ tử vong
Video đang HOT
Ở giai đoạn đầu của đại dịch, đã có một cuộc tranh luận về việc liệu sử dụng những loại thuốc chống viêm không Steroid có làm tăng mức độ nghiêm trọng của COVID-19 hay không. Các cuộc nghiên cứu khẩn cấp về mối liên hệ giữa hai vấn đề này đã được tiến hành.
Tuy nhiên, nghiên cứu công bố trên tạp chí the Lancet do ISARIC CCP, Vương quốc Anh tiến hành cho thấy, khoảng 1/3 số bệnh nhân (30,4%) đã dùng NSAID trước khi nhập viện vì COVID-19 đã tử vong, tương như 31,3% ở những bệnh nhân không dùng NSAID. Ở những bệnh nhân mắc bệnh thấp khớp, việc sử dụng NSAID cũng không làm tăng tỷ lệ tử vong.
Ngoài ra, những người dùng NSAID không có nhiều khả năng được đưa vào cơ sở chăm sóc đặc biệt, cần thông khí xâm nhập hoặc không xâm lấn, hoặc cần thở oxy. Theo tác giả chính của công trình nghiên cứu Ewen Harrison, thuộc Đại học Edinburgh, hiện đã có bằng chứng rõ ràng rằng NSAID an toàn để sử dụng cho bệnh nhân bị COVID-19, giúp đảm bảo an toàn cho cả bác sĩ và bệnh nhân rằng chúng có thể tiếp tục được sử dụng theo cách như trước khi đại dịch bắt đầu.
Để tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu về loại thuốc mà bệnh nhân đã được kê đơn, hiện đang dùng hoặc đã dùng trong vòng 14 ngày trước khi nhập viện, cũng như thông tin nhân khẩu học và tiền sử bệnh. Trong số 72.179 bệnh nhân đến từ Anh, Scotland và xứ Wales, 5,8% (4.211) đã dùng NSAID trước khi nhập viện từ tháng 1 đến tháng 8/2020.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh, những nghiên cứu thêm và thử nghiệm lâm sàng là cần thiết để xác định liệu NSAID có an toàn ở các quần thể khác nhau hay không và liệu tác dụng chống viêm của chúng có ảnh hưởng gì đến bệnh nhân bị COVID-19 hay không./.
Thêm một loại thuốc hứa hẹn trong điều trị COVID-19
Theo thông tin mà hãng Merck đưa ra tại cuộc họp với các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, thuốc này giúp giảm đáng kể tải lượng virus trong vòng 5 ngày điều trị.
Ảnh minh họa
Theo AFP, hãng dược Merck của Đức và đối tác Mỹ Ridgeback Biotherapeutics vừa công bố kết quả khả quan sau khi thử nghiệm loại thuốc uống Molnupiravir giúp điều trị COVID-19.
Theo thông tin mà hãng Merck đưa ra tại cuộc họp với các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, thuốc này giúp giảm đáng kể tải lượng virus trong vòng 5 ngày điều trị. Tuy nhiên, hãng này cũng thừa nhận cần có những thử nghiệm khác để xác nhận kết quả khả quan nêu trên.
Giai đoạn thử nghiệm 2A (trong 3 giai đoạn cần có trước khi đưa thuốc ra thị trường) đã được tiến hành đối với 202 người có triệu chứng COVID-19 nhưng không nhập viện. Kết quả cho thấy không có lo ngại gì về mức độ an toàn và trong số 4 trường hợp nghiêm trọng được báo cáo, không có trường hợp nào liên quan đến việc dùng thuốc.
Ông William Fischer, một giám đốc nghiên cứu và là giáo sư y học ở Đại học Bắc Carolina (Mỹ), nhận định kết quả nghiên cứu này rất hứa hẹn, dựa theo sự giảm sút nhanh chóng của tải lượng virus ở những người mắc COVID-19 giai đoạn đầu và được cho uống Molnupiravir.
Hiện hãng Merck cũng đang nghiên cứu một loại thuốc điều trị có tên gọi MK-711. Những kết quả thử nghiệm lâm sàng đầu tiên, công bố hồi cuối tháng 1/2021, đã cho thấy dòng thuốc này giảm được hơn 50% nguy cơ tử vong hoặc khó thở ở bệnh nhân COVID-19 phải nhập viện với các triệu chứng từ vừa đến nặng.
Trong một diễn biến liên quan khác, Anh vừa công bố nghiên cứu thử nghiệm thuốc trị bệnh gout để chữa COVID-10. Tuy nhiên, thuốc đã không phát huy tác dụng đối với các bệnh nhân mắc COVID-19 phải nhập viện.
Loại thuốc trên là colchicine, một dược phẩm lâu đời thường dùng để điều trị các bệnh gout. Các nhà khoa học tham gia nghiên cứu trên cho biết dựa trên một phân tích sơ bộ, một hội đồng độc lập đã đề xuất tạm dừng việc tuyển các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm loại thuốc này trong khuôn khổ dự án mang tên "Phục hồi" do Chính phủ Anh hỗ trợ.
Đây là dự án thử nghiệm lớn nhất thế giới về phương pháp điều trị biến chứng ở các bệnh nhân phải nhập viện vì mắc COVID-19. Dự án này đã phát hiện 2 phương pháp điều trị có thể tăng cơ hội sống đối với các bệnh nhân mắc COVID-19.
Ông Peter Horby, một trong các nhà điều tra dự án thử nghiệm, nhấn mạnh đây là thông tin quan trọng và hữu ích cho công tác chăm sóc các bệnh nhân ở Anh và trên thế giới trong tương lai.
Colchicine là một loại thuốc chống viêm mạnh đã được biết đến từ rất lâu, được phát hiện cách đây 150 năm. Thuốc được chiết xuất từ một loại cây có tên là Colchicum autumnale và được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau như bệnh gout, viêm khớp, viêm màng ngoài tim và một số bệnh khác.
Đứt gân bánh chè Đừng để điều trị chậm trễ! Tổn thương gân bánh chè có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp hơn là tuổi trung niên, đặc biệt là vận động viên điền kinh, nhảy cao. Khi đứt gân bánh chè hoàn toàn, bệnh nhân mất khả năng duỗi gối, điều trị bằng phẫu thuật là bắt buộc. Gân bánh chè nằm ở vị trí trước gối, dưới...