IBM giới thiệu chip máy tính mô phỏng não người
Mẫu chip mới của IBM cho phép máy tính xử lý thông tin với tốc độ cao thông qua nhiều cảm biến khác nhau mà lại tiêu thụ năng lượng thấp.
IBM là nhà sản xuất máy tính lớn tại Mỹ. Ảnh: Pcworld.
Nhà sản xuất máy tính IBM hôm qua vừa tuyên bố tạo ra mẫu chip có cách thức hoạt động giống như não người. Hãng cho biết mẫu chip có khả năng nhận thức này nhằm hướng tới máy tính giả lập những khả năng nhận thức, hành động như con người.
Dharmendra Modha, trưởng nhóm dự án của IBM Research, nói “những mẫu chip này là một bước đi mới trong việc biến máy tính thành những thiết bị có khả năng học hỏi”. IBM cho biết các mẫu máy tính có khả năng nhận thức này sẽ “học hỏi thông qua kinh nghiệm, tìm ra các mối tương quan, đặt ra giả thuyết và ghi nhớ”.
Một chuyên gia khác cho rằng việc IBM đưa ra mẫu chip máy tính trên là một bước tiến mới, mặc dù công ty này vẫn chưa biết sẽ ứng dụng thiết bị vào thực tế thế nào.
Theo IBM, thế hệ chip mới của hãng có thể xử lý thông tin phức tạp thông qua nhiều bộ cảm biến khác nhau rồi biến chúng thành hành động. Ví dụ, hệ thống máy tính quản lý nguồn cung cấp nước cho thế giới có thể cảnh báo về sóng thần bằng cách sử dụng mạng lưới cảm biến của mình như nhiệt độ, áp lực nước, độ cao của sóng và âm thanh.
Video đang HOT
Siêu máy tính Watson của IBM đã đánh bại hai thí sinh của chương trình hỏi đáp Jeopardy của Mỹ.
Ảnh: Medcitynews.
Mục tiêu lâu dài của IBM là tạo ra hệ thống máy tính với 10 tỷ tế bào, 100 nghìn tỷ khớp thần kinh mô phỏng có mức tiêu thụ năng lượng là 1 kilowatt và thể tích ít hơn 2 lít. Hãng này sẽ hợp tác cùng nghiên cứu với các trường đại học như Columbia, Cornell, California (Merced) và Wisconsin (Madison). Dự án của IBM đã nhận được 21 triệu USD từ cơ quan nghiên cứu quốc phòng của Lầu Năm Góc (Mỹ).
Đầu năm nay, hai siêu máy tính Watson của IBM đã đánh bại hai thí sinh trên show truyền hình hỏi đố “Jeopardy” của Mỹ. Siêu máy tính của IBM được đặt tên theo nhà phát minh Thomas Watson. Thiết bị này có khả năng hiểu được tiếng người và trả lời những câu hỏi phức tạp. Đây cũng là mẫu máy tính mới nhất của IBM nhằm thử thách trí tuệ con người. Năm 1997, máy tính “Deep Blue” của hãng đã đánh bại Garry Kasparov, quán quân cờ vua thế giới sau sáu hiệp đấu.
Theo Số Hóa
Ghé thăm căn phòng nơi chip máy tính chào đời
Đầu tư hàng triệu USD để xây dựng một căn phòng sản xuất chíp máy tính, biến nơi đây thành gian nhà siêu sạch với những tiêu chuẩn khắt khe nhất, mọi nhân viên đều phải mặc quần áo vô trùng 100%, đeo mặt nạ và kính bảo hộ trong thời gian làm việc. Do tính chất công nghệ của chip xử lý, chỉ một sợi tóc thôi cũng sẽ làm hỏng cả tấm nền trị giá hàng trăm USD.
Dưới đây là những hình ảnh hiếm hoi về một phòng sản xuất chíp xử lý hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay.
Trung tâm Maydan Technology của Applied Materials tại California.
Tấm nền silic phủ một hợp chất hữu cơ để sản xuất vi mạch tích hợp.
Hệ thống thiết bị tự động hóa trị giá hàng triệu USD.
Phòng khắc hình với ánh sáng vàng để tránh nhiễu với tia cực tím.
Kỹ thuật viên làm việc trên màn hình cảm ứng của hệ thống Endura.
Thiết bị hoạt động liên tục để ra lò sản phẩm chíp xử lý dưới 30 nm.
Sử dụng các FOUP để vận chuyển các tấm nền.
Hệ thống làm việc hoàn toàn tự động.
Mọi nhân viên phải mặc bộ đồ thỏ được vô trùng 100%.
Ngành công nghiệp bán dẫn trị giá đến 227 tỷ USD vào năm 2009.
Theo PLTP