IBM đầu tư 7 tỉ USD cho điện toán đám mây
IBM vừa chính thức ra mắt SoftLayer tại Việt Nam, nhằm đưa điện toán đám mây đến các DN ở mọi quy mô, kể cả DN siêu nhỏ hay các nhóm dự án.
Với SoftLayer, IBM sẽ cung cấp giải pháp lần đầu tiên có mặt trên thị trường, kết hợp tính năng an ninh, bảo mật và độ tin cậy của môi trường điện toán đám mây riêng với đặc tính kinh tế và tốc độ cao. Giải pháp này mang lại cho người dùng khả năng kiểm soát 100% đối với cơ sở hạ tầng vật lý và tính linh hoạt của việc trả tiền theo mức độ sử dụng nhằm quản lý chi phí một cách hiệu quả nhất.
SoftLayer là nhà cung cấp cơ sở hạ tầng điện toán đám mây thuộc sở hữu tư nhân lớn nhất thế giới với hơn 30.000 khách hàng từ 140 quốc gia được IBM mua lại vào tháng 7/2013. Sau thương vụ này, đã có thêm 4.500 khách hàng trên khắp thế giới tiếp tục chuyển sang sử dụng điện toán đám mây của IBM
Được biết, mỗi năm IBM đầu tư hơn 6 tỉ USD cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, sáng tạo liên quan đến điện toán đám mây. Công ty sở hữu 1.560 bằng phát minh sáng chế và hơn 40.000 chuyên gia về đám mây.
Video đang HOT
Ngoài ra, IBM đã mua lại 17 công ty về điện toán đám mây và đã đầu tư 7 tỉ USD để xây dựng một danh mục các giải pháp điện toán đám mây giá trị cao.
Đầu năm 2014, công ty tiếp tục đầu tư hàng tỉ USD để mở rộng hoạt động điện toán đám mây toàn cầu, cũng như xây dựng năng lực kết nối dữ liệu và ứng dụng DN với đám mây. Dự kiến đến cuối năm nay, IBM sẽ có 40 trung tâm dữ liệu ở cả 5 châu lục trên thế giới.
Theo Thời báo Ngân Hàng
IBM ra mắt thế hệ máy chủ X6 mới
IBM vừa cho ra mắt thế hệ thứ 6 của kiến trúc doanh nghiệp X-Architecture dành cho máy chủ System x và PureSystems, với cải tiến về hiệu năng, đặc tính kinh tế dành cho môi trường phân tích dữ liệu, điện toán đám mây.
Kiến trúc X6 mới hỗ trợ phân tích dữ liệu hiệu quả hơn.
Theo đại diện IBM Việt Nam, công nghệ phân tích dữ liệu đang ngày được nhiều doanh nghiệp sử dụng để đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn. Các ứng dụng quan trọng như ERP, phân tích dữ liệu và cơ sở dữ liệu cũng được chuyển dần sang môi trường điện toán đám mây để nâng cao hiệu suất, hạ thấp chi phí.
Ông Nguyễn Quang Tuyến, Giám đốc Kinh doanh hệ thống máy chủ System x của IBM Việt Nam nhấn mạnh, đối với nhiều ứng dụng đòi hỏi dung lượng bộ nhớ lớn, kiến trúc X6 cung cấp bộ nhớ có khả năng mở rộng với dung lượng cao gấp 3 lần so với các giải pháp cạnh tranh trên thị trường và so với các hệ thống dựa trên kiến trúc x86 hiện tại của IBM, để hỗ trợ môi trường điện toán đám mây, phân tích dữ liệu.
Kiến trúc X6 có thể đảm bảo độ trễ thấp hơn nhiều cho các hoạt động cơ sở dữ liệu, qua đó hạ thấp đáng kể chi phí cấp phép cũng như cắt giảm chi phí lưu trữ bằng cách giảm bớt hoặc loại bỏ yêu cầu sử dụng các thiết bị lưu trữ SAN/NAS bên ngoài.
Ngoài ra, kiến trúc X6 đạt độ linh hoạt cao. Với một thiết kế mô-đun, có khả năng mở rộng để hỗ trợ nhiều thế hệ CPU khác nhau (đây cũng là một giải pháp lần đầu được đưa ra thị trường) và có thể hạ thấp chi phí mua sắm ban đầu tới 28% so với các giải pháp cạnh tranh, cho phép linh hoạt nâng cấp khi có nhu cầu, đơn giản hóa việc triển khai và quản lý vòng đời.
Cùng đó, kiến trúc X6 còn có tính năng hỗ trợ mở rộng các mô hình triển khai điện toán đám mây đến những ứng dụng trọng yếu. Dung lượng bộ nhớ và lưu trữ lớn góp phần làm tăng dung lượng máy chủ ảo cho phép triển khai các ứng dụng theo mô hình Phần mềm như là một dịch vụ (SaaS). CPU và các hệ thống bộ nhớ tự khôi phục tối đa hóa thời gian hoạt động liên tục của ứng dụng bằng cách chủ động phát hiện các sự cố và đưa ra hành động khắc phục...
Các model máy chủ hiện tại được hỗ trợ bởi kiến trúc này bao gồm hệ thống bốn socket System x3850 X6, hệ thống tám socket System x3950 X6 và các hệ thống điện toán có khả năng mở rộng IBM Flex System x880.
IBM cũng đang giới thiệu máy chủ lưu trữ System x3650 M4 BD, một máy chủ Rack 02 socket có khả năng hỗ trợ tới 14 ổ đĩa và đạt được tới 56 Terabytes dung lượng lưu trữ mật độ cao, dung lượng lớn nhất có thể đạt được trong ngành.
Máy chủ này đạt được hiệu năng cao hơn tới 46% so với các máy chủ IBM System x tương đương trước đây và rất phù hợp với các ứng dụng xử lý dữ liệu lớn, phân tán và có khả năng mở rộng bằng cách bổ sung thêm nút tính toán.
Theo ICTnews
Những khuyến cáo giúp doanh nghiệp "lên mây" hiệu quả hơn Việc triển khai công nghệ điện toán đám mây sẽ khó đạt hiệu quả như mong muốn nếu doanh nghiệp có cái nhìn đơn giản, nội dung đưa ra bàn luận chỉ dừng lại ở những việc tiểu tiết như mua sắm sản phẩm, lựa chọn triển khai loại hình dịch vụ... Việc lựa chọn, triển khai được giải pháp "lên mây" hiệu...