IBM đầu tư 1 tỷ USD phát triển chip nhớ flash
Với ưu thế vượt trội về khả năng đáp ứng cùng lúc số lượt truy xuất dữ liệu, chip nhớ flash có thể sẽ tạo ra một cuộc cách mạng mới trong hệ thống lưu trữ doanh nghiệp.
Nhu cầu lưu trữ, chia sẻ nội dung số trên điện thoại thông minh và máy tính bảng tăng mạnh trong những năm gần đây đã đặt ra bài toán về khả năng đáp ứng của trung tâm dữ liệu ( data center). IBM cho biết đã tìm thấy giải pháp từ chip nhớ flash và hãng sẽ đầu tư 1 tỷ USD (tương đương 21 nghìn tỷ đồng) cho việc thiết kế và xây dựng các máy chủ, hệ thống lưu trữ và phần mềm lớp giữa ( middleware) ứng dụng công nghệ chip nhớ này.
Ưu thế thực sự của chip nhớ flash là khả năng đáp ứng cùng lúc số lượt truy xuất dữ liệu hơn là dung lượng lưu trữ mà nó có thể mang lại. Ảnh: IBM.
So với công nghệ lưu trữ dữ liệu bằng đĩa từ (platter), chip nhớ flash có ưu thế vượt trội về tốc độ truy xuất (đọc/ghi) dữ liệu nhanh hơn, độ tin cậy cao hơn và tiêu thụ điện năng thấp hơn. Tuy nhiên, do chi phí sản xuất vẫn còn khá cao nên thiết bị lưu trữ dùng chip nhớ flash (SSD) hiện chỉ phổ biến với người dùng cá nhân cũng như mức dung lượng thường giới hạn ở mức 512 GB.
IBM hiện đã đưa ra thị trường sản phẩm FlashSystem, thiết bị lưu trữ nền flash với thiết kế dựa trên những công nghệ mà hãng nhận được sau thương vụ mua lại Texas Memory Systems. Bên cạnh đó, hãng cũng sẽ mở 12 trung tâm kiểm thử ( Center of Competency) tại một số thị trường lớn, giúp các khách hàng tiềm năng có cơ hội tìm hiểu, đánh giá các máy chủ ứng dụng công nghệ lưu trữ flash.
Ngoài chip flash NAND SLC (single level cell) chứa 1 bit dữ liệu trên mỗi ô nhớ và flash NAND MLC (multi level cell) chứa 2 bit hoặc nhiều hơn, Texas Memory Systems đã phát triển thành công chip flash NAND eMLC (enterprise multi level cell) cấp doanh nghiệp có độ bền đạt mức 30.000 chu kỳ ghi/xóa, cao gấp 30 lần so với chip MLC hiện dùng phổ biến trong các SSD cho người dùng cá nhân.
Cũng theo IBM, một data center FlashSystem dạng gá (rackmount) riêng biệt kích thước 42U (khoảng 1,89 m) có thể lưu trữ 1 petabyte dữ liệu (tương đương 1 triệu gigabyte) đồng thời có khả năng đáp ứng cùng lúc 22 triệu lượt truy xuất dữ liệu mỗi giây (IOPS – input/output operations per second).
Ưu thế thực sự của chip nhớ flash là khả năng đáp ứng cùng lúc số lượt truy xuất dữ liệu hơn là dung lượng lưu trữ mà nó có thể mang lại. Tính kinh tế và hiệu quả của chip nhớ flash có thể sẽ tạo ra một cuộc cách mạng mới trong hệ thống lưu trữ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các lĩnh vực hướng đến người dùng cuối, các ngành có khối lượng giao dịch, dữ liệu lớn như ngân hàng, chứng khoán hoặc dịch vụ bán lẻ, ông Ambuj Goyal, phụ trách mảng Hệ thống và công nghệ của IBM nhận xét.
Theo VNE
Video đang HOT
Google mở cánh cửa bí mật về trung tâm dữ liệu
Google cho biết khi truy cập website và dịch vụ của hãng này, người sử dụng đang tiếp cận một trong những mạng lưới máy chủ mạnh nhất mà con người từng biết đến trong vũ trụ.
Hãng công nghệ tìm kiếm Mỹ đã xây dựng các trung tâm dữ liệu (data center), nơi được coi là bộ não của Google, suốt 10 năm qua ở Mỹ, Phần Lan và Bỉ. Họ cũng đang thành lập thêm các trung tâm ở Hong Kong, Đài Loan và Chile cũng như đầu tư nghiên cứu các phương pháp để data center hoạt động hiệu quả và tiết kiệm năng lượng nhất có thể.
Ban đầu, họ chỉ muốn có đủ năng lực điện toán để tập hợp danh sách của tất cả các website trên Internet và nhanh chóng phản hồi tới các câu lệnh tìm kiếm. Nhưng sau đó, Google mở rộng thị trường và cần thêm hệ thống lưu trữ ảnh, video, e-mail và nhiều dữ liệu khác để phục vụ hơn một tỷ người dùng. Đổi lại, họ đạt doanh thu 23 tỷ USD nhờ quảng cáo trong nửa đầu năm nay.
Qua dịch vụ Street View, Google đã giới thiệu một số hình ảnh bên trong các trung tâm dữ liệu vốn được giữ kín của họ:
Trung tâm ở Iowa (Mỹ) rộng 10.684 m2.
Data Center này phục vụ các dịch vụ như YouTube và tìm kiếm.
Trung tâm ở Douglas County, Georgia (Mỹ) rực rỡ màu sắc.. Đây là đường ống truyền dẫn nước để làm mát nhà máy. Phương tiện di chuyển chính của các kỹ sư là xe đạp.
Những ống này chứa nước áp suất cao sử dụng trong trường hợp hỏa hoạn.
Đèn LED xanh trên chuỗi máy chủ báo hiệu hệ thống đang hoạt động ổn định.
Ổ cứng hỏng sẽ bị hủy tức thì để bảo vệ thông tin người dùng.
Đây là nơi dữ liệu được sao lưu dự phòng. Các cánh tay robot sẽ chuyển các ổ lưu trữ khi nhân viên cần tiếp cận.
Cận cảnh một ổ lưu trữ với mã vạch để phân loại.
Cận cảnh máy chủ với hàng trăm chiếc quạt làm mát.
Bên trong trung tâm ở Phần Lan.
Bên ngoài phòng tắm hơi nơi nhân viên có thể thư giãn bất cứ lúc nào.
Câu cá ngay bên ngoài trung tâm.
Theo VNE
Trung tâm dữ liệu của Apple chỉ dùng năng lượng 'sạch' Việc sử dụng các tấm thu năng lượng mặt trời trên khoảng diện tích 1 km2 sẽ giúp Apple đủ điện phục vụ cho trung tâm dữ liệu của mình. Trung tâm dữ liệu của Apple tại Maiden sẽ hoàn toàn sử dụng năng lượng mặt trời. Trung tâm dữ liệu với quy mô lớn của Apple ở Maiden, phía bắc Carolina (Mỹ)...