IBM bán dây chuyền sản xuất máy chủ sever x86 cho Lenovo
Tờ Nhật báo phố Wall đưa tin Lenovo đang có ý định mua dây chuyền sản xuất và kinh doanh máy chủ sever X86 do IBM phát triển và sản xuất. Hiện 2 bên đang trong quá trình thương thảo hợp đồng.Theo một nguồn tin giấu tên trong nội bộ IBM cho biết rằng, thương vụ này sắp hoàn thành vì Lenovo đã đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mà ban lãnh đạo IBM đưa ra.
Lenovo đang muốn thâm nhập vào thị trường máy chủ sever.
Ông này cũng cho biết để có được công nghệ của IBM thì Lenovo sẽ phải mất một số tiền không nhỏ .Được biết, cái giá mà Lenovo phải cho IBM sẽ là khoảng 5 đến 6 tỷ USD. Cũng theo nguồn tin trên thì, việc bán dòng máy chủ cấp thấp sẽ giúp IBM đầu tư phát triển dịch vụ vào dòng máy chủ cấp cao. Mà cụ thể là IBM sẽ tập trung vào xây dựng cấu hình, kiểm tra, cài đặt và quản lý cũng tư vấn các giải pháp nhưng hãng này sẽ không tham gia vào việc sản xuất phần cứng.
Một số nguồn tin cho rằng IBM đã gật đầu trước đề nghị của Lenovo.
Video đang HOT
Theo số liệu của năm 2012 thì IBM đứng thứ 3 trong danh sách các nhà cung cấp máy chủ chỉ sau HP và Dell và đã đem về cho tập đoàn này gần 4,9 tỷ USD vào năm ngoái. Trong khi đó CRN, tạp chí về công nghệ nổi tiếng của Mỹ thì cho biết thương vụ trên đã hoàn tất và IBM đã thông báo với các nhân viên thuộc bộ phận sản xuất mày chủ tại phòng nghiên cứu IBM PE rằng họ sẽ trở thành người của Lenovo bắt đầu từ ngày 1 tháng 6. IBM PE là phòng nghiên cứu và phát triển máy chủ của IBM. Phòng thí nghiệm này hỗ trợ tất cả các dòng máy chủ của IBM bao gồm hệ thống x, hệ thống i, System p và System z. Nó cũng là nơi mà giải quyết những vấn đề của khách khách hàng gặp phải mà những đơn vị hộ trợ và chăm sóc khách hàng của hãng không xử lí được.
IBM đã từng nhượng mảng kinh doanh và sản xuất máy tính cá nhân của Lenovo.
Còn nhớ trước đây, hãng sản xuất máy tính nổi tiếng thế giới này đã gây sốc khi đồng ý chuyển mảng kinh máy tính cá nhân cho Lenovo năm 2004. Hiện IBM đang tìm cách để giảm tập trung vào phần cứng theo kế hoạch phát triển của hãng đến năm 2015. Tức là hãng này sẽ tăng cường đầu tư vào những lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao như phát triển phần mềm và xây dựng các doanh nghiệp tư vấn. Nhiều chuyên gia nhận định việc nhượng một phần kinh doanh máy chủ cho Lenovo là nhằm phù hợp với mô hình phát triển này.
Lenovo sẽ tiến thêm một bước nữa trong việc sản xuất máy tính.
Được biết, việc bán đi công nghệ sản xuất máy chủ X86 cho Lenovo được coi là thương vụ mua bán đầu tiên dưới quyền của giám đốc điều hành IBM bà Virginia “Ginni” Rometty. Khi bà này tiếp quản hãng hảng xuất máy tính nổi tiếng thế giới này vào năm 2011. Còn về phần Lenovo, nếu thành công thì việc mua công nghệ và sản xuất máy chủ cấp thấp X86 của IBM sẽ giúp có hãng sản xuất máy tính của Trung Quốc tăng thêm lợi nhuận và đa dạng hóa doanh mục đầu tư.
Theo GenK
IBM đầu tư 1 tỷ USD phát triển chip nhớ flash
Với ưu thế vượt trội về khả năng đáp ứng cùng lúc số lượt truy xuất dữ liệu, chip nhớ flash có thể sẽ tạo ra một cuộc cách mạng mới trong hệ thống lưu trữ doanh nghiệp.
Nhu cầu lưu trữ, chia sẻ nội dung số trên điện thoại thông minh và máy tính bảng tăng mạnh trong những năm gần đây đã đặt ra bài toán về khả năng đáp ứng của trung tâm dữ liệu (data center). IBM cho biết đã tìm thấy giải pháp từ chip nhớ flash và hãng sẽ đầu tư 1 tỷ USD (tương đương 21 nghìn tỷ đồng) cho việc thiết kế và xây dựng các máy chủ, hệ thống lưu trữ và phần mềm lớp giữa (middleware) ứng dụng công nghệ chip nhớ này.
Ưu thế thực sự của chip nhớ flash là khả năng đáp ứng cùng lúc số lượt truy xuất dữ liệu hơn là dung lượng lưu trữ mà nó có thể mang lại. Ảnh: IBM.
So với công nghệ lưu trữ dữ liệu bằng đĩa từ (platter), chip nhớ flash có ưu thế vượt trội về tốc độ truy xuất (đọc/ghi) dữ liệu nhanh hơn, độ tin cậy cao hơn và tiêu thụ điện năng thấp hơn. Tuy nhiên, do chi phí sản xuất vẫn còn khá cao nên thiết bị lưu trữ dùng chip nhớ flash (SSD) hiện chỉ phổ biến với người dùng cá nhân cũng như mức dung lượng thường giới hạn ở mức 512 GB.
IBM hiện đã đưa ra thị trường sản phẩm FlashSystem, thiết bị lưu trữ nền flash với thiết kế dựa trên những công nghệ mà hãng nhận được sau thương vụ mua lại Texas Memory Systems. Bên cạnh đó, hãng cũng sẽ mở 12 trung tâm kiểm thử (Center of Competency) tại một số thị trường lớn, giúp các khách hàng tiềm năng có cơ hội tìm hiểu, đánh giá các máy chủ ứng dụng công nghệ lưu trữ flash.
Ngoài chip flash NAND SLC (single level cell) chứa 1 bit dữ liệu trên mỗi ô nhớ và flash NAND MLC (multi level cell) chứa 2 bit hoặc nhiều hơn, Texas Memory Systems đã phát triển thành công chip flash NAND eMLC (enterprise multi level cell) cấp doanh nghiệp có độ bền đạt mức 30.000 chu kỳ ghi/xóa, cao gấp 30 lần so với chip MLC hiện dùng phổ biến trong các SSD cho người dùng cá nhân.
Cũng theo IBM, một data center FlashSystem dạng gá (rackmount) riêng biệt kích thước 42U (khoảng 1,89 m) có thể lưu trữ 1 petabyte dữ liệu (tương đương 1 triệu gigabyte) đồng thời có khả năng đáp ứng cùng lúc 22 triệu lượt truy xuất dữ liệu mỗi giây (IOPS - input/output operations per second).
Ưu thế thực sự của chip nhớ flash là khả năng đáp ứng cùng lúc số lượt truy xuất dữ liệu hơn là dung lượng lưu trữ mà nó có thể mang lại. Tính kinh tế và hiệu quả của chip nhớ flash có thể sẽ tạo ra một cuộc cách mạng mới trong hệ thống lưu trữ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong các lĩnh vực hướng đến người dùng cuối, các ngành có khối lượng giao dịch, dữ liệu lớn như ngân hàng, chứng khoán hoặc dịch vụ bán lẻ, ông Ambuj Goyal, phụ trách mảng Hệ thống và công nghệ của IBM nhận xét.
Theo VNE
Siêu máy tính Roadrunner lừng lẫy một thời ngừng hoạt động Cách đây 5 năm, chiếc siêu máy tính Roadrunner được IBM phát triển ra để mô hình hóa sự phân hủy của kho vũ khí hạt nhân của Mỹ. Tại thời điểm đó, Roadrunner cho sức mạnh tính toán mà không có chiếc máy tính nào trên thế giới có thể đạt tới: 1 petaflop (1 triệu tỷ phép tính mỗi giây). Với...