IAEA nhấn mạnh tính minh bạch với Nhật Bản khi xả nước thải nhiễm xạ
Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ( IAEA) Rafael Grossi hôm 12/3 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc minh bạch trong việc xử lý và xả nước thải phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, sau khi nhà máy này bị phá hủy.
Giám đốc IAEA Yoshimasa Hayashi bắt tay với Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshimasa Hayashi trong chuyến thăm Nhật Bản ngày 12/3. Ảnh: The Columbian
Trong chuyến thăm Nhật Bản vào ngày 12/3, Giám đốc IAEA Rafael Grossi cũng ủng hộ việc tăng cường năng lực hạt nhân của Nhật Bản, xem đó là nguồn năng lượng sạch và ổn định.
Thảm họa động đất – sóng thần năm 2011 đã làm hỏng chức năng cung cấp điện và làm mát lò phản ứng của nhà máy Fukushima, gây ra ba đợt tan chảy và tích tụ một lượng lớn nước thải phóng xạ.
Sau hơn một thập kỷ, nhà máy bắt đầu xả nước sau khi xử lý đã làm sạch và pha loãng với một lượng lớn nước biển vào ngày 24/8/2023, quá trình này dự kiến sẽ mất nhiều thập kỷ.
Việc xả thải đã bị các nhóm đánh cá và các nước láng giềng phản đối, trong đó có Trung Quốc, nước đã cấm nhập khẩu tất cả thủy sản Nhật Bản ngay sau khi đợt xả thải bắt đầu.
Video đang HOT
Nhật Bản đã tìm kiếm sự trợ giúp của IAEA trong việc giám sát và đánh giá an toàn để xoa dịu những lo ngại.
Ông Grossi sẽ kiểm tra cơ sở xả thải và lấy mẫu vào ngày 13/3 sau cuộc gặp với người dân địa phương. Lần cuối cùng ông đến thăm nhà máy này là vào tháng 7/2023. Báo cáo toàn diện của IAEA sau đó kết luận rằng việc xả thải đã đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế.
Ông Grossi nói với Bộ trưởng Kinh tế và Công nghiệp Ken Saito rằng “việc thể hiện tính minh bạch của quá trình này là rất quan trọng”.
Người đứng đầu IAEA cũng đề xuất hỗ trợ kỹ thuật cho Nhật Bản để cải thiện nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa, đang tạm ngừng hoạt động ở vùng trung tâm phía bắc Niigata của Nhật Bản. Nhà máy này do cùng một công ty điều hành Fukushima Daiichi quản lý. Công ty và chính phủ Nhật Bản hiện đang muốn khởi động lại nhà máy này sớm.
IAEA sẽ cử một nhóm chuyên gia đến nhà máy vào cuối tháng này để hỗ trợ Công ty Điện lực Tokyo nhằm khôi phục hoạt động năng lượng hạt nhân càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, việc khôi phục hoạt động vẫn chưa chắc chắn vì cần có sự đồng ý từ cộng đồng địa phương.
Giám đốc IAEA cũng sẽ gặp Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa vào ngày 14/3 để thảo luận về hợp tác giải trừ vũ khí hạt nhân, không phổ biến vũ khí hạt nhân, cũng như tình hình ở Triều Tiên và Iran, cùng việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.
Nhật Bản cũng dự định hỗ trợ tài chính cho IAEA nhằm bảo vệ các nhà máy hạt nhân của Ukraine khỏi cuộc xung đột với Nga.
Trước đó, IAEA đã cam kết hợp tác với chính phủ Nhật Bản trong việc xử lý đất phóng xạ thải ra sau quá trình khử nhiễm trên khắp Fukushima.
Đất này đang được lưu giữ tại một cơ sở tạm thời ở Fukushima và kế hoạch tái chế nó để xây dựng đường sá và các công trình công cộng khác đang gặp phải sự phản đối. Chính phủ Nhật Bản đã hứa sẽ có kế hoạch xử lý cuối cùng vào năm 2045.
Nhật Bản bắt đầu đợt xả thải lần thứ hai từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima
Ngày 5/10, Nhật Bản đã bắt đầu đợt hai xả nước thải đã qua xử lý phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra Thái Bình Dương, sau khi đợt xả thứ nhất đã được thực hiện trong các giới hạn an toàn cho phép từ ngày 24/8 - 11/9.
Toàn cảnh nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở tỉnh Fukushima, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Truyền thông Nhật Bản cho biết đợt hai dự kiến kéo dài tới ngày 23/10, với tổng cộng 7.800 tấn nước, tương đương với lượng nước đã xả trong đợt đầu. Theo kế hoạch, mỗi ngày xả khoảng 460 tấn.
Từ đợt xả đầu tiên, Chính phủ Nhật Bản, chính quyền tỉnh Fukushima và Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đã phân tích định kỳ lượng tritium trong nước biển và cá quanh nhà máy và không ghi nhận bất thường.
Ngày 4/10, TEPCO cũng đã đo nồng độ tritium trong nước đã qua xử lý phóng xạ và kết quả cho thấy 87 becquerel trong 1 lít nước, thấp hơn mức tiêu chuẩn được phép xả.
Ngày 5/10, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cũng ra thông cáo báo chí khẳng định nồng độ tritium trong nước xả đợt hai "dưới ngưỡng giới hạn cho phép".
TEPCO, công ty vận hành nhà máy trên, và Chính phủ Nhật Bản khẳng định việc xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển là bước cần thiết để tiến tới dừng hoạt động của nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị hư hại nghiêm trọng trong thảm họa động đất và sóng thần năm 2011.
Theo kế hoạch, TEPCO sẽ xả gần 31.200 tấn nước đã qua xử lý phóng xạ theo 4 giai đoạn, hoàn tất trong tài khóa hiện nay (đến hết tháng 3/2024). Đây là lượng nước được dùng để làm mát những thanh nhiên liệu hạt nhân nóng chảy, hòa trộm với nước mưa và nước ngầm nhưng đã qua xử lý đảm bảo an toàn.
IAEA đảm bảo chia sẻ thông tin về nước xả thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Ngày 23/8, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thông báo sẽ thông tin thường xuyên với Chính phủ Hàn Quốc về hoạt động của Nhật Bản xả nước thải đã xử lý phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển. Các bể chứa nước thải tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản ngày 21/2/2021. Ảnh...