Hy vọng từ vòng đàm đầu tiên giữa phương Tây và Taliban
Cuộc đàm phán chính thức đầu tiên tới đây giữa đại diện chính quyền Taliban tại Afghanistan với các nước phương Tây sẽ là cơ hội để “chuyển đổi bầu không khí chiến tranh” sau hai thập kỷ chiến tranh chống lại lực lượng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO).
Ông Zabihullah Mujahid – người phát ngôn của Taliban tại cuộc họp báo ở Kabul, Afghanistan. Ảnh: AFP/TTXVN
Trao đổi phóng viên hãng tin AFP của Pháp ngày 22/1, ông Zabihullah Mujahid – người phát ngôn của Taliban – nêu rõ Taliban đã thực hiện các bước để đáp ứng các yêu cầu của phương Tây và hy vọng tăng cường quan hệ ngoại giao với tất cả các các nước. Ông này khẳng định Taliban mong muốn “biến bầu không khí chiến tranh … thành hòa bình”.
Theo kế hoạch, các cuộc đàm phán giữa Taliban và các quan chức phương Tây sẽ diễn ra tại Oslo ( Na Uy) ngày 23/1 và dự kiến kéo dài tới ngày 25/1, với nội dung chính là bảo đảm quyền con người và viện trợ nhân đạo. Đại diện Taliban sẽ có các cuộc tiếp xúc với giới chức nước chủ nhà cùng quan chức các nước gồm Anh, Pháp, Đức, Italy, Mỹ và đại diện Liên minh châu Âu. Theo Ngoại trưởng Na Uy Anniken Huitfeldt, sự kiện này không đồng nghĩa với sự công nhận hay hợp pháp hóa lực lượng Taliban cầm quyền tại Afghanistan.
Tình hình nhân đạo tại Afghanistan đã xấu đi nghiêm trọng kể từ khi lực lượng Taliban trở lại lãnh đạo đất nước hồi tháng 8 năm ngoái. Các khoản viện trợ quốc tế tạm thời bị gián đoạn và Mỹ đã phong tỏa khối tài sản trị giá 9,5 tỷ USD của Ngân hàng Trung ương Afghanistan tại nước ngoài.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, nạn đói đang đe dọa 23 triệu người Afghanistan, tương đương 55% dân số nước này. Trong năm nay, Afghanistan cần khoản viện trợ nhân đạo 5 tỷ USD để đối phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo trong nước.
Taliban áp giải nghi phạm khủng bố IS
Taliban áp giải nghi phạm khủng bố IS bị còng tay trên xe bọc thép, sau nhiều lần tuyên bố trấn áp nhóm Hồi giáo đánh bom sân bay Kabul.
Theo bức ảnh được Reuters công bố hôm 5/9, binh sĩ Lực lượng Đặc nhiệm Taliban áp giải thành viên tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trên xe bọc thép tại thủ đô Kabul, Afghanistan. Nghi phạm bị che kín mặt, hai tay quặt ra sau như bị còng.
Nghi phạm khủng bố IS (phải) bị Taliban áp giải ở Kabul, Afghanistan trong bức ảnh được công bố hôm 5/9. Ảnh: Reuters .
Những hình ảnh khác cho thấy lính đặc nhiệm Taliban giơ vũ khí và mang quân trang, phần lớn là những khí tài Mỹ đã cung cấp cho quân đội Afghanistan.
Hiện chưa có thông tin chi tiết nào khác về người bị bắt, bao gồm liệu anh ta có liên quan vụ tấn công sân bay của Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K), nhánh hoạt động của IS tại Afghanistan. Taliban nhiều lần tuyên bố sẽ trấn áp IS sau vụ đánh bom tự sát ở sân bay Kabul khiến hơn 180 người thiệt mạng, gồm 28 lính Taliban và 13 quân nhân Mỹ .
IS-K và Taliban "là kẻ thù không đội trời chung", dù IS-K có quy mô tương đối nhỏ, Douglas London, cựu lãnh đạo chống khủng bố của CIA trong khu vực, nói.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki tuần trước thừa nhận vẫn tồn tại mối đe dọa từ IS-K. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ hôm 4/9 cảnh báo nguy cơ nội chiến ở Afghanistan khi các nhóm khủng bố như al-Qaeda và IS trỗi dậy trong ba năm tới nếu Taliban không thể kiểm soát tình hình.
Đại học Afghanistan trống không ngày khai trường Các đại học ở Kabul gần như trống không trong ngày đầu năm học mới, sau khi Taliban kiểm soát Afghanistan và áp loạt quy định khắt khe. Cơ quan quản lý giáo dục của Taliban ngày 5/9 ra văn bản về quy tắc tổ chức lớp học, trong đó quy định nam và nữ phải học trong các lớp riêng biệt hoặc...