Hy vọng nào cho các nước kém phát triển?
Hiện tại, các quốc gia có nhiều nhu cầu nhất lại chỉ nhận được ít sự hỗ trợ nhất! Bạn cần những sự giúp đỡ ngay lập tức, nhưng đất nước của các bạn lại đang mắc kẹt trong những vòng luẩn quẩn.
Chúng khiến việc phát triển trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể”, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh các nước kém phát triển nhất (LDCs) ở Doha, Qatar, ngày 4/3.
Và ở diễn đàn đó, như Bình luận của hãng Tin AFP, các nước nghèo đã cùng nhau lên Tiếng kêu gọi “một cuộc cách mạng về những khoản nợ”. Hay, nói cách khác, họ bày tỏ sự giận dữ của mình, trong thất vọng và cay đắng.
“Tiền vào nhà khó, gió vào nhà trống”
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), các quốc gia phương Tây đã trao hơn 185 tỷ USD tài trợ và cho vay giá rẻ vào năm 2021. Hỗ trợ phát triển chính thức là một trong những trụ cột của hệ thống tài chính quốc tế.
Tuy nhiên, 46 quốc gia kém phát triển nhất góp mặt tại hội nghị thượng đỉnh Doha đã chỉ ra các vấn đề. 5 thập kỷ sau khi câu lạc bộ LDCs được Liên hợp quốc thành lập để tổ chức các đặc quyền thương mại và tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn tài chính khác, các nhà lãnh đạo quốc gia cho biết: Những vấn đề của họ ngày càng chồng chất. Biến đổi khí hậu, bụi phóng xạ, đại dịch COVID-19, cuộc khủng hoảng giá lương thực và giá nhiên liệu tăng, hệ quả từ chiến tranh và xung đột, cũng như những khoản nợ ngày càng lớn đang đè nặng lên các quốc gia nghèo. Bởi vậy, họ cho rằng cần phải “tinh chỉnh” lại hệ thống.
Theo tổng thư ký liên hợp quốc Antonio Guterres, hệ thống tài chính hiện hành cần phải thay đổi.
Video đang HOT
Nói như Tổng thống Đông Timor Jose Ramos-Horta: “Các đối tác của chúng tôi có xu hướng đổ lỗi cho phía nhận viện trợ về những thất bại và tránh xem xét kỹ lưỡng các chương trình viện trợ của chính họ, trong khi chắc chắn rằng họ góp phần gây ra những thất bại đó”. Trong khi đó, Tổng thống Seychelles Wavel Ramkalawan nhận xét, đã đến lúc các tổ chức tài chính quốc tế ngừng việc coi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người như là thước đo duy nhất cho sự phát triển.
“Một kích thước không phù hợp với tất cả”, ông nói kêu gọi một hệ thống mới, nơi cần phải xác định rằng các quốc gia khác nhau sẽ phải đối diện những vấn đề khác nhau. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã mở rộng “cuộc tấn công” (từ của AFP), khi ông lên án một hệ thống tài chính toàn cầu “do các nước giàu thiết kế, phần lớn là vì lợi ích của họ”. Không có dự trữ tiền mặt, các quốc gia nghèo buộc phải trả “lãi suất cắt cổ”, ông khẳng định.
Thái độ bất bình của các nhà lãnh đạo các nước nghèo.
Đại dịch COVID-19 thường xuyên được trích dẫn tại hội nghị thượng đỉnh lần này. Các nước LDC nhận được ít vaccine hơn và sau đó phải vay với lãi suất thấp để chi trả cho các biện pháp khẩn cấp của họ. Trước thềm hội nghị thượng đỉnh, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ước tính rằng 52 quốc gia đang chịu áp lực nợ nần (hoặc những sức ép tương tự) và có nguy cơ vỡ nợ. Do đó, Phó Thủ tướng Lesotho Nthomeng Majara, đại diện cho một số nhà lãnh đạo kêu gọi “giãn nợ khẩn cấp” hoặc xóa nợ. Những lời “kêu cứu” này đã làm tăng thêm sự chỉ trích từ lâu đối với Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), về việc áp đặt các biện pháp thắt lưng buộc bụng đối với những người dân nghèo tại các quốc gia kém phát triển, để được vay vốn. Trung Quốc hiện là quốc gia chủ nợ lớn nhất, thường được coi là đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng với phương Tây, nhưng gần đây Bắc Kinh đã cho thấy những tín hiệu rằng họ sẵn sàng hợp tác với IMF và các tổ chức khác để tiến hành xóa nợ.
Bên cạnh hội nghị thượng đỉnh chính thức, các nhà hoạt động xã hội dân sự cũng tổ chức các cuộc họp riêng đề xuất các giải pháp triệt để cho vấn đề nợ. Lidy Nacpil, thành viên Phong trào Nhân dân châu Á về nợ và phát triển, một liên minh gồm nhiều nhóm hoạt động, cho biết các quốc gia phát triển nên đồng ý bồi thường, như họ đã làm trong các cuộc đàm phán quốc tế về chống biến đổi khí hậu.
“Chúng tôi muốn một cái gì đó tương tự như Công ước Khí hậu, một sự thừa nhận trách nhiệm của các quốc gia giàu có trong hệ thống kinh tế không bền vững mà chúng ta đang có”, Nacpil nói.
Tình trạng bất bình đẳng ngày càng trở nên gay gắt.
Tại một hội nghị về khí hậu năm 2009, các nền kinh tế lớn đã hứa cung cấp 100 tỷ USD/năm vào năm 2020, để giúp chi trả cho sự tàn phá của nhiệt độ gia tăng. Có điều, đến nay, con số đó vẫn chưa đạt được. Rolf Traeger, một chuyên gia về LDC tại Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển, đã phát biểu tại một cuộc họp của Hội đồng Doha rằng các chuyên gia từ lâu đã tìm kiếm các giải pháp thay thế cho viện trợ chính thức nhưng “có rất ít ý tưởng được đưa ra”. Thực tế thì, như một lẽ tất yếu, không ai dễ dàng chấp nhận hy sinh lợi ích cốt lõi của mình, khi các phương thức hiện hành đang bảo đảm và duy trì điều đó.
Thời điểm của công lý
“Chúng ta không thể cho phép các quốc gia lùi lại trên những bậc thang phát triển, sau khi đã nỗ lực rất nhiều để tiến lên.
Giữa những bất công này, Liên hợp quốc đang hợp tác với các bạn để phát triển các chiến lược chuyển đổi suôn sẻ, dựa trên sự hỗ trợ phù hợp” – Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres khẳng định.
“Đối với các quốc gia của các bạn, tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) – bắt đầu bằng việc xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và chấm dứt nạn đói – không chỉ là những đường kẻ trên biểu đồ dẫn đến năm 2030″, ông nói trong bài phát biểu chào mừng Hội nghị thượng đỉnh LDC. “Đó là vấn đề sinh tử và không thể chấp nhận được nếu bạn bị cản trở bởi các quy trình và quyết định được đưa ra ở rất xa phạm vi biên giới của bạn”. “Thật vậy, những người khổng lồ (về nhiên liệu hóa thạch chẳng hạn) đang thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ, trong khi hàng triệu người sống ở các nước kém phát triển nhất không thể có thức ăn trên bàn”, như nhận định từ trang web chính thức của Liên hợp quốc.
Tiếp theo, Tổng Thư ký Guterres cảnh báo: “Bạn có nguy cơ bị bỏ lại phía sau trong cuộc cách mạng kỹ thuật số mà không có sự hỗ trợ hoặc công nghệ cần thiết để phát triển kinh tế và xã hội hoặc tạo việc làm”, đồng thời kêu gọi chấm dứt các điều kiện khiến các quốc gia dễ bị tổn thương phải đối mặt với “cơn bão hoàn hảo”.
Hội nghị các quốc gia kém phát triển tại Doha, nơi những nỗi cay đắng và cơn giận dữ bộc phát.
“Cơn bão hoàn hảo” (perfect storm) là một thuật ngữ kinh tế phổ biến, mô tả sự hội tụ của những điều tồi tệ nhất xảy đến cùng một lúc. Trong thế giới đương đại, song hành cùng bệnh dịch, biến đổi khí hậu hay chiến tranh-xung đột, khái niệm “cơn bão hoàn hảo” đã trở nên rộng lớn và có tính bao trùm gấp bội đối với mọi cấu trúc xã hội, vượt khỏi lĩnh vực kinh tế đơn thuần.
“Việc chấm dứt “cơn bão hoàn hảo” nhằm xóa bỏ tình trạng nghèo đói và bất công… đòi hỏi đầu tư lớn và bền vững”, nhưng như Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh, hệ thống tài chính toàn cầu đã được thiết kế bởi các nước giàu, “phần lớn là vì lợi ích của họ”. Trong trường hợp không có biện pháp xóa nợ hiệu quả, các nước kém phát triển buộc phải dành một phần ngày càng tăng trong nguồn thu của chính phủ để trả nợ. Và, các quốc gia chuyển sang trạng thái thu nhập trung bình sẽ mất đi các lợi ích dành riêng cho LDC, điều này “sẽ trở thành một hình phạt chứ không phải phần thưởng”, ông Guterres cảnh báo. Do đó, trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Malawi (một trong những nước nghèo nhất thế giới, với GDP bình quân đầu người là 639 USD vào năm 2021, với hơn một nửa dân số sống dưới mức nghèo khổ và đang phải đối mặt những tác động của biến đổi khí hậu, với lũ lụt cũng như hạn hán gia tăng), ông Chakwera nhấn mạnh: “Chúng ta không thể chỉ tập hợp ở đây để nói chuyện suông”. Do đó, đầu tháng 3/2023, UNDP đã công bố 1 báo cáo, trong đó kêu gọi các nước chủ nợ xóa 30% nợ nước ngoài phát sinh trong năm 2021 cho 52 nền kinh tế đang gặp khó khăn, bao gồm Argentina, Liban, Ukraine, 23 nước khu vực phía Nam sa mạc Sahara của châu Phi, 10 nước khu vực Mỹ Latinh-Caribe và 8 nước tại Đông Á, Thái Bình Dương. Do đó, tại hội nghị, Tổng Thư ký Antonio Guterres kêu gọi huy động 500 tỷ USD để thực hiện chuyển đổi kinh tế và xã hội, trong khi lãnh đạo các nước cũng kêu gọi những quốc gia công nghiệp thực hiện lời hứa 100 tỷ USD đưa ra năm ngoái, nhằm hỗ trợ cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Người dân các quốc gia kém phát triển ngày càng khó khăn.
Theo Tổng thống Zambia Hakainde Hichilema, cung cấp tài chính là vấn đề thể hiện uy tín đối với các nước phát triển. Bởi, “các nước kém phát triển nhất không thể để mất một thập kỷ nữa”, Phó Thủ tướng Nepal Narayan Kaji Shrestha phát biểu. Vấn đề là, không ai dám chắc, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối diện với nhiều thách thức vĩ mô như hiện tại, đến bao giờ những hành động thiết thực nhất mới chính thức đánh dấu kỷ nguyên mới của tiến trình đổi thay…
Qatar có Thủ tướng mới
Ngày 7/3, hãng thông tấn nhà nước Qatar đưa tin Quốc vương Tamim bin Hamad al-Thani đã chấp thuận đơn từ chức của Thủ tướng Khalid bin Khalifa bin Abdelaziz Al Thani và bổ nhiệm ông Mohammed Bin Abdulrahman al Thani vào cương vị này.
Ông Mohammed Bin Abdulrahman al Thani tại cuộc họp báo ở Doha, Qatar. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, theo thông báo của Chính phủ Qatar, ông Khalifa Bin Hamad Bin Khalifa al Thani được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nội vụ. Các chức vụ Bộ trưởng Năng lượng và Bộ trưởng Tài chính được giữ nguyên.
Các nước kém phát triển kêu gọi cải cách chương trình phân bổ viện trợ Lãnh đạo các nước kém phát triển kêu gọi sửa đổi các quy định phân bổ hàng tỷ USD tiền viện trợ và cho vay, trong bối cảnh đối mặt với gánh nặng nợ nần, hàng loạt cuộc khủng hoảng diễn ra chồng chéo. Tổng thống Timor Leste Jose Ramos Horta. (Ảnh: AFP/TTXVN) Tại Hội nghị lần thứ 5 của Liên hợp quốc...