Hy vọng đoàn tụ vụt tắt của người phụ nữ Triều Tiên đào tẩu
Sau khi đến Hàn Quốc, Heo Yeong-hui trả tiền để những tay buôn người đưa chồng con bà sang cùng, nhưng hành trình của họ đã dừng lại giữa chừng.
Bà Heo Yeong-hui đào tẩu khỏi Triều Tiên vào năm 2014 và hiện sống ở Hàn Quốc. Ảnh: Washington Post.
Bà Heo Yeong-hui từ Triều Tiên đặt chân tới Hàn Quốc gần 4 năm nay. Mong ước lớn nhất của bà là có thể đoàn tụ với chồng và con. Ông Choi Seong-ga, chồng bà, là nghệ sĩ chơi đàn trombone ở Triều Tiên, thích huýt sáo theo điệu nhạc ca khúc ballad “Danny Boy” của Ailen cho vợ nghe mỗi khi chiều xuống. Con trai họ, anh Choi Gyeong-hak, đã nhận bằng dược ở Bình Nhưỡng và muốn trở thành giáo sư.
Khoảng cuối năm ngoái, chồng con bà bị đưa vào trại cải tạo của Triều Tiên, nơi dành cho những người đào tẩu. Họ đã đặt chân tới Trung Quốc nhưng bị chính quyền phát hiện và đưa trở về nước.
“Đấy là lúc tôi nghĩ thà cả nhà mình cứ chết có khi còn tốt hơn”, Heo Yeong-hui, 58 tuổi, chua xót nói. Heo sang Hàn Quốc từ năm 2014 và trả tiền cho những kẻ buôn người để họ đưa chồng và con trai bà tới Trung Quốc rồi sau đó gia đình sẽ được đoàn tụ tại Hàn. Tuy nhiên, mọi hy vọng đều vụt tắt.
Trong văn phòng của Trung tâm Dữ liệu Nhân quyền Triều Tiên ở Seoul, Heo chia sẻ với Washington Post về câu chuyện cuộc đời mình.
Quyết định liều lĩnh
Suốt nhiều năm, bà Heo và chồng cùng con trai sống khá thoải mái ở Hyesan, thành phố gần biên giới Trung Quốc. Heo, một ca sĩ tài năng, làm giáo sư giảng dạy tại Đại học Nghệ thuật của thành phố. Bà từng biểu diễn trước cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành.
Chồng bà chơi kèn trombone trong đoàn nghệ thuật Ryanggang, thường xuyên biểu diễn tại các lễ hội địa phương. Ông hài hước gọi vợ mình là “chị cả” bởi bà lớn hơn ông hai tuổi.
Trong nạn đói những năm 1990, để có tiền mua gạo, Heo bắt đầu tự nấu rượu đem bán. Cũng vào khoảng thời gian này, chồng bà tình cờ biết đến bản nhạc “Danny Boy”. Nó trở thành giai điệu của riêng hai vợ chồng vì ở Triều Tiên, không mấy ai biết đến ca khúc.
Video đang HOT
“Với không ít người, cuộc sống của tôi dường như dễ chịu hơn”, bà nói. “Tôi tồn tại bên cạnh những người chết vì đói, nên tôi dần hình thành suy nghĩ ‘Làm sao mình có thể sống mãi trong thế giới như vậy được nữa?’”.
Cuộc đời Heo bắt đầu thay đổi vào 5 năm trước. Bộ An ninh Quốc gia Triều Tiên yêu cầu Heo giám sát một trong các sinh viên của bà. Cô nữ sinh này bị nghi ngờ vì có chị ở Trung Quốc. Heo kịch liệt phản đối.
“Họ cố khiến tôi sợ hãi”, bà kể. “Họ nói ‘con trai bà có quan trọng hơn một sinh viên không?’”.
Theo lời Heo, bà run sợ nhưng đã gọi sinh viên kia tới và khuyên cô gái nên trốn khỏi Triều Tiên bởi không sớm thì muộn, chính quyền sẽ tới bắt cô.
Các đặc vụ an ninh phát hiện ra. Heo và nữ sinh viên bị gửi tới trung tâm cải tạo. Heo trải qua 76 ngày tại trung tâm. Người ta không đánh đập hay tra tấn bà nhưng bà bị nhốt trong một buồng giam cùng những người khác. Cơn khát trở nên khủng khiếp đến nỗi vài tù nhân còn phải uống nước tiểu của nhau.
“Họ muốn hăm dọa tôi, giáo dục cho tôi biết họ có khả năng làm những việc gì”, Heo chia sẻ.
Lúc được thả, Heo đã xác định tinh thần. Bà chỉ có hai lựa chọn: Tìm cách bỏ trốn hoặc nhảy từ căn hộ của họ trên tầng 4 xuống đất tự tử.
“Thậm chí khi đã quyết định đào tẩu, tôi vẫn nghĩ đi nghĩ lại nhiều lần”, bà cho hay. “Tôi không thể tiết lộ cho con trai và chồng. Tôi nghĩ ‘Mình hãy làm trước, hãy vượt qua hành trình nguy hiểm trước và xem liệu Hàn Quốc có phải nơi đáng để liều lĩnh không rồi sau đó sẽ đưa chồng con sang’”.
Cô sinh viên bị bắt cùng Heo có các đầu mối liên lạc quân sự và đã trả số tiền tương đương 1.800 USD để dọn đường tới biên giới. Hai người phụ nữ vượt sông Dương Tử tới Trung Quốc vào ngày 26/9/2014. Họ tìm cách tới được Thái Lan và lên máy bay đến Seoul. Heo đặt chân tới Hàn Quốc ngày 18/12/2014.
Heo bắt đầu lên kế hoạch đưa chồng và con sang với mình. Bà tìm được công việc quản gia tại một khu nghỉ dưỡng trên đảo Jeju. Tuy nhiên, bà đã bị mức giá mà những tay buôn người đưa ra làm choáng váng. Họ muốn 40.000 USD mới đưa chồng và con trai bà rời khỏi Triều Tiên, thêm 12.000 USD nữa nếu muốn tới Thái Lan. Bạn bè đồng ý cho Heo vay tiền.
Con trai bà Heo lúc nhỏ. Ảnh: Washington Post.
Heo gửi một người môi giới đến gặp chồng. Để làm tin, Heo bảo anh ta đọc lời một bài dân ca Nhật Bản mà bà thường ru con ngủ cho ông nghe. Cuối tháng 9/2016, chồng Heo và con trai, lúc bấy giờ 28 tuổi, rời khỏi Triều Tiên. Heo nhận được cuộc gọi từ chồng vào ngày 28/9. Họ đang di chuyển, ở nơi nào đó nằm giữa Changbai và Diên Cát của Trung Quốc, vẫn gần biên giới Triều Tiên. Nhưng từ sau lần đó, bà không còn nghe thêm bất cứ tin gì từ chồng và con nữa. Họ đã bị đưa trở lại Triều Tiên. Căn hộ của gia đình Heo cũng bị tịch thu.
Cuối buổi nói chuyện, Heo cất tiếng hát ca khúc “Danny Boy” mà bà đã rất quen thuộc, nhưng chưa kịp hát hết bài, bà bật khóc.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Số phận của ĐT Triều Tiên khi để thua sốc ở World Cup?
Đội tuyển Triều Tiên gây bất ngờ khi chiến thắng trước Italia nhưng họ đã trở về mặt đất sau trận thua sốc trước Bồ Đào Nha tại World Cup 1966.
Các cầu thủ Triều Tiên tại World Cup 1966.
Theo Daily Star, giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh tổ chức năm 1966 ở Anh cũng là lần đầu tiên đội tuyển Anh lên ngôi vô địch.
Triều Tiên tham gia giải đấu với tư cách là đại diện duy nhất đến từ châu Á (trừ Liên Xô). Giải đấu diễn ra 13 năm sau khi Chiến tranh Triều Tiên tạm thời chấm dứt.
Tại World Cup 1966, đội tuyển Triều Tiên ở chung bảng với Liên Xô, Italia và Chile. Triều Tiên để thua Liên Xô 0-3 nhưng sau đó đã hòa Chile 1-1 và có trận thắng quyết định trước Italia với tỉ số 1-0.
Cho đến nay, đây được coi là một trong những bất ngờ lớn nhất tại trong lịch sử vòng chung kết World Cup. Chiến thắng này đưa Triều Tiên vượt qua vòng bảng và đối đầu với đội tuyển Bồ Đào Nha ở vòng tứ kết.
Nhưng Triều Tiên đã gây sốc khi để Bồ Đào Nha ghi 5 bàn vào lưới chỉ trong 60 phút đầu tiên của trận đấu. Triều Tiên chỉ ghi được 3 bàn và phải dừng bước với tỉ số chung cuộc 3-5.
Trở về quê nhà, đội tuyển Triều Tiên dường như không được người hâm mộ đón chào. Họ bị bắt giữ ngay lập tức, theo lời người đào tẩu Kang Chol-hwan. Trận thua "tủi nhục" trước Bồ Đào Nha được cho là đã khiến các cầu thủ Triều Tiên bị đưa đến trại cải tạo.
Lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành được cho là đã không hài lòng với màn trình diễn của các cầu thủ Triều Tiên.
Đội tuyển Triều Tiên được cho là đã liên hoan tưng bừng sau chiến thắng trước Italia. Họ đã không có thời gian để chuẩn bị cho trận đấu quyết định gặp Bồ Đào Nha.
Đây là tiết lộ của người đào tẩu Kang Chol-hwan. Ông Kang nói mình từng gặp các thành viên của đội tuyển tham gia World Cup 1966 trong trại cải tạo.
Họ được cho là bị giam giữ ở trại cải tạo Yodok, hay còn được biết đến là nơi giam giữ các tù nhân chính trị.
Ông Kang nói cầu thủ Pak Seung-zin, người từng ghi bàn vào lưới Chile và Bồ Đào Nha, trở nên nổi tiếng bởi khả năng chịu đựng đáng nể trong trại cải tạo.
Pak chỉ được trả tự do vào năm 1987, 21 năm sau sự kiện ở World Cup 1966. Tuy nhiên, bộ phim tài liệu của đài BBC thì viện dẫn thông tin trái ngược. BBC nói các danh thủ Triều Tiên ngày đó được đón chào khi trở về và sống một cuộc đời yên bình.
Bộ phim tài liệu xuất hiện 35 năm sau World Cup 1966 và 20 năm sau khi ông Kang xuất bản sách với những tiết lộ chấn động.
Theo Danviet
Triều Tiên đề nghị Hàn Quốc trao trả 13 tiếp viên nhà hàng đào tẩu Triều Tiên hôm nay 29/5 tiếp tục yêu cầu phía Hàn Quốc trao trả 13 tiếp viên nhà hàng đào tẩu hồi tháng 4/2016. Quản lý và các nhân viên nhà hàng Triều Tiên tại Trung Quốc đã đào tẩu sang Hàn Quốc (Ảnh: Getty) Hãng thông tấn KCNA của Triều Tiên hôm nay đăng tải bài viết đề nghị chính phủ Hàn...