Hy Lạp thả tàu chở dầu Nga bị giữ do lệnh trừng phạt của EU
Theo trang tin Republicworld.com, Hy Lạp mới đây thông báo sẽ thả một tàu chở dầu của Nga mà họ đã bắt giữ vào đầu tuần này.
EU đề xuất cấm các tàu mang cờ Nga cập cảng của các nước thành viên. Ảnh: Shutterstock
“Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp đã được lệnh thả con tàu”, một quan chức chính phủ nước này thông báo, nhưng không tiết lộ thông tin chi tiết.
Trước đó ngày 19/4, tàu Pegas chở dầu có mang cờ Nga đã bị lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp bắt giữ vì cho rằng vi phạm lệnh trừng phạt của EU cấm tàu Nga vào các cảng của nước này.
Video đang HOT
Mặc dù Pegas bị coi là thuộc sở hữu ngân hàng Promsvyazbank do Chính phủ Nga hậu thuẫn, nhưng sau đó con tàu này được cho là đã bán cho một nhà sở hữu khác vào tháng 4 năm ngoái.
Đáng chú ý, con tàu này chở dầu của Iran, loại dầu đã bị cấm bởi cả Mỹ và châu Âu.
Theo các báo cáo, chiếc tàu chở dầu đã đi qua khu vực Địa Trung Hải từ tháng 9/2021 nhưng không kiếm được khách hàng nào.
Liên minh châu Âu gồm 27 thành viên đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với một loạt sản phẩm sang Nga, trị giá tổng cộng 10 tỷ Euro mỗi năm, gồm nhiên liệu phản lực, máy tính lượng tử, chất bán dẫn tiên tiến, thiết bị điện tử cao cấp.
Ủy ban châu Âu cũng đề xuất cấm tất cả các tàu mang cờ Nga hoặc mang cờ khác nhưng thuộc quyền sở hữu của Nga. Tuy nhiên, Hy Lạp, Cyprus (Síp) và Malta đã chặn các lệnh trừng phạt đối với các tàu thuộc sở hữu của Nga.
Đức buộc phải sử dụng giải pháp gây tranh cãi để giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga
Berlin đang có kế hoạch khai thác khí đốt ở Biển Bắc để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
Đức hiện đang tìm mọi cách để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga. Ảnh: RFE/RL
Theo trang tin Oilprice.com mới đây, trong một động thái phối hợp nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc nặng nề vào năng lượng của Nga trong bối cảnh xung đột tại Ukraine, chính quyền Đức cuối cùng đã nhượng bộ và cho phép tiến hành khoan khí đốt tại một trong những vùng lãnh thổ gây tranh cãi nhất của nước này.
Cụ thể, một cơ quan khu vực của Đức chịu trách nhiệm về Quần đảo Wadden đã bật đèn xanh cho công ty One-Dyas của Hà Lan khoan khí đốt trong quần đảo Wadden ở Biển Bắc. "Chúng tôi không thể tiếp tục từ chối việc khai thác khí đốt của chính mình", Bernd Althusmann, lãnh đạo phụ trách các vấn đề kinh tế của bang Lower Saxony, miền Tây Bắc Đức, tuyên bố.
Công ty One-Dyas cho biết họ có kế hoạch bắt đầu khoan khí đốt tự nhiên cách Quần đảo Wadden 20 km về phía Bắc càng sớm càng tốt sau khi chính phủ Đức buộc phải cho phép khoan dầu khí trên lãnh thổ của mình.
Chris de Ruyter van Steveninck, Giám đốc của One-Dyas, nói với đài truyền hình NOS rằng mỏ khí đốt trên và những mỏ lân cận có tiềm năng cung cấp gần 60 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên, có nghĩa là chúng có thể cung cấp gần một nửa lượng tiêu thụ 40 tỷ mét khối hàng năm của Hà Lan và 90 tỷ mét khối của Đức.
"Khí đốt khai thác trong nước sạch hơn, đáng tin cậy hơn và giá cả phải chăng hơn so với khí đốt nhập khẩu. Chính phủ Đức nhận ra điều này và đó là lý do tại sao giờ đây họ ủng hộ dự án", ông Steveninck nêu rõ.
Việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine đã dẫn đến một loạt lệnh trừng phạt trên diện rộng đối với Moskva, nhà xuất khẩu năng lượng hàng đầu của phương Tây, nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và trên toàn cầu.
Dù Đức phụ thuộc vào Nga khoảng 60% nhu cầu khí đốt tự nhiên, nhưng hoạt động khoan khí đốt ở Biển Bắc đã vấp phải sự phản đối lớn vì lo ngại về tác động môi trường. Tuy nhiên, nghiên cứu của Bộ Kinh tế Hà Lan đã trấn an rằng sẽ có ít tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự án cũng như trong giai đoạn khai thác.
IMF cảnh báo về 'công cụ đặc biệt' có thể giúp Nga 'né' lệnh trừng phạt Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, khai thác tiền điện tử có thể cho phép các quốc gia bị trừng phạt tránh các hạn chế này. Biểu tượng của IMF tại trụ sở của tổ chức này ở Washington, Mỹ. Ảnh: AFP Theo trang tin Oilprice.com mới đây, các quốc gia bị trừng phạt có thể thu lợi nhuận từ nguồn...