Hy Lạp đương đầu với đợt nắng nóng dài ngày nhất trong lịch sử
Ngày 22/7, Hy Lạp đương đầu với kỳ nghỉ cuối tuần tháng 7 nóng nhất trong 50 năm qua, với nhiệt độ được dự báo sẽ vượt mức 40 độ C, trong bối cảnh hàng chục triệu người ở Bắc Bán cầu đang trải qua đợt nắng nóng khắc nghiệt mùa Hè khi thế giới tiến tới ghi nhận kỷ lục tháng 7 nóng nhất từ trước tới nay.
Người dân giải nhiệt tại một đài phun nước ở Athens, Hy Lạp ngày 12/7/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Viện nghiên cứu thời tiết quốc gia Hy Lạp cảnh báo đợt nắng nóng đã kéo dài 10 ngày sẽ chưa chấm dứt trong vài ngày tới, đánh dấu đợt nắng nóng lâu nhất mà quốc gia này từng trải qua. Giám đốc nghiên cứu tại Đài quan sát quốc gia, Kostas Lagouvardos, cho biết dựa trên những dữ liệu hiện nay, đợt nắng nóng có thể kéo dài 16-17 ngày, điều chưa từng xảy ra ở Hy Lạp. Đợt nắng nóng kỷ lục trước đó tại Hy Lạp xảy ra vào năm 1987, khi nhiệt độ duy trì trên 39 độ trong 11 ngày.
Trong khi đó, Cơ quan Dịch vụ thời thiết quốc gia Mỹ (NWS) dự báo toàn miền Nam nước này, với khoảng 80 triệu người, sẽ chứng kiến mức nhiệt từ 41 độ C trở lên cuối tuần này. Một số nơi như Phoenix, Arizona có thể ghi nhận mức nhiệt lên tới 46 độ C. Những địa phương này đã ghi nhận kỷ lục 3 tuần liên tiếp nhiệt độ trên 43 độ C.
Video đang HOT
Theo nhà khí hậu học Gavin Schmidt thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), thế giới đang tiến đến tháng 7 nóng nhất trong lịch sử, không chỉ kể từ khi các dữ liệu được ghi chép mà có thể từ hàng trăm năm nay.
Chuyên gia này cho rằng xu hướng nắng nóng cực đoan sẽ tồn tại dai dẳng khi khí thải gây hiệu ứng nhà kính vẫn tiếp tục được thải vào bầu khí quyển.
Thành phố ở Mỹ phủ sơn chống nóng lên mặt đường
Thành phố Phoenix sẽ phủ một lớp sơn sáng màu lên mặt đường để phản chiếu ánh sáng Mặt Trời, nhờ đó mặt đường hấp thụ ít nhiệt hơn.
Sơn sáng màu được phủ lên mặt đường tại Phoenix. Ảnh: Fox News
Phoenix là một trong những thành phố đang có nhiệt độ cao nhất tại Mỹ. Để đối phó với mức kỷ lục ngày thứ 16 liên tiếp nhiệt độ trên 43 độ C tại Thung lũng Mặt trời, chính quyền thành phố đã thay đổi diện mạo đường phố bằng cách phủ sơn chống nóng lên bề mặt.
Theo lời giải thích của một kỹ sư địa phương, chương trình làm mát mặt đường của thành phố giống như phủ một lớp kem chống nắng cho mặt đường. Thành phố sẽ phủ một lớp sơn sáng màu lên mặt đường để phản chiếu ánh sáng Mặt Trời, nhờ đó mặt đường hấp thụ ít nhiệt hơn. Lớp sơn tạo ra một bề mặt mát hơn so với nhựa đường truyền thống.
Theo các quan chức, vào buổi trưa, khi Mặt Trời gay gắt nhất, mặt đường được phủ sơn làm mát có nhiệt độ bề mặt trung bình thấp hơn 10,5-12 độ so với nhựa đường truyền thống.
Các quan chức thành phố cho biết họ cũng hy vọng rằng điều này có thể giúp giảm bớt hiệu ứng đảo nhiệt của thành phố. Khi hiệu ứng đảo nhiệt xảy ra, nhiệt được hấp thụ bởi các bề mặt cứng vào ban ngày được giải phóng vào ban đêm, dẫn đến nhiệt độ cao vào ban đêm.
Các quan chức thành phố Phoenix đánh giá việc triển khai làm mát mặt đường là một dự án quan trọng để giúp thành phố này thích nghi với nhiệt độ có xu hướng cao hơn.
Giám đốc kỹ thuật thành phố Ryan Stevens cho biết: "Tôi là người sinh ra và lớn lên ở Phoenix, vì vậy tôi muốn biến cộng đồng của mình thành một nơi tốt hơn để sinh sống. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta cần cố gắng đổi mới, làm cho Phoenix mát hơn so với hiện tại và chống lại sức nóng trong 50 hoặc 100 năm tới".
Tuy nhiên, dự án phủ sơn mặt đường cũng vấp phải một số ý kiến phản đối vì cho rằng màu sơn làm mất thẩm mỹ đường phố.
Cho đến nay, thành phố Phoenix đã phủ sơn làm mát trên khoảng 170 km mặt đường và đặt mục tiêu đạt 190 km vào cuối năm nay.
Nắng nóng bao trùm nhiều nơi trên thế giới Hàng chục triệu người trên khắp thế giới đang chật vật ứng phó với nắng nóng như thiêu đốt, với nhiệt độ ở nhiều khu vực của Mỹ, châu Âu và châu Á dự báo tăng cao kỷ lục trong ngày 16/7. , Người dân làm việc dưới trời nắng nóng tại Las Vegas, Nevada, Mỹ, ngày 12/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Cơ quan Thời...