Hy Lạp đối mặt với 9.500 vụ cháy rừng trong năm nay
Theo các nhà chức trách, khoảng 9.500 vụ cháy rừng đã thiêu rụi gần 44.500 ha đất tại Hy Lạp trong năm nay, năm nóng và khô hạn nhất trong lịch sử nước này.
Trực thăng cứu hỏa dập đám cháy rừng tại Dione, Hy Lạp ngày 12/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Cháy rừng là hiện tượng thường xảy ra ở quốc gia phía Đông Địa Trung Hải này, song với thời tiết ngày càng nóng, khô và gió nhiều hơn, được cho là tác động của biến đổi khí hậu do nhiên liệu hóa thạch, khiến tần suất và cường độ cháy rừng đã tăng lên.
Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Dân sự Vassilis Kikilias cho biết, số vụ cháy rừng đã tăng 7,5% trong năm nay, so với mức trung bình hàng năm của 20 năm trước. Tuy nhiên, diện tích đất bị phá hủy đã giảm 14%, nhờ vào việc chính quyền phản ứng ngay lập tức.
Video đang HOT
Ông Kikilias cho biết khoảng 30% các vụ cháy rừng bùng phát trước hoặc sau khi mùa cháy kết thúc, thường là từ tháng 5 đến tháng 10.
Hy Lạp, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, đã phải đối mặt với khó khăn trong công tác cứu trợ và khắc phục thiệt hại sau các trận lũ lụt cũng như cháy rừng tàn phá trong những năm qua.
Năm ngoái, một vụ cháy rừng bùng phát ở Đông Bắc Hy Lạp trong 11 ngày đã phá hủy một khu vực rộng lớn hơn cả thành phố New York (Mỹ), trong đó hơn 174.000 ha bị xóa sổ.
Biến đổi khí hậu: Hy Lạp hứng chịu tác động nghiêm trọng nhất trong 4 thập kỷ
Ngày 23/10, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cảnh báo nước này đang hứng chịu điều kiện khí hậu tồi tệ nhất trong 4 thập niên.
Trực thăng cứu hỏa dập đám cháy rừng tại Dione, Hy Lạp ngày 12/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại Quốc hội, Thủ tướng Mitsotakis nêu rõ các dữ liệu khoa học cho thấy Hy Lạp đang trải qua một năm khó khăn về khí hậu, thậm chí là trầm trọng nhất trong 40 năm. Cụ thể, số vụ cháy rừng trong năm 2024 đã lên tới 9.101 vụ, tăng so với 7.163 vụ năm 2023, khiến 44.000 ha rừng bị tàn phá. Trong bối cảnh nhiệt độ liên tục cao hơn trung bình, hạn hán kéo dài, gió mạnh, ông cho rằng Hy Lạp đang đối mặt với hậu quả của biến đổi khí hậu.
Trong các báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ), các nhà khoa học coi khu vực Địa Trung Hải là điểm nóng về biến đổi khí hậu. Hy Lạp thường xuyên phải hứng chịu những đợt nắng nóng thiêu đốt và cháy rừng tàn khốc vào mỗi mùa Hè.
Tình trạng này ngày càng tồi tệ hơn trong những năm gần đây. Nhiệt độ gia tăng dẫn tới cháy rừng lan rộng trong mùa cao điểm và gây thêm nhiều thiệt hại.
Cháy rừng năm nay bắt đầu sớm hơn bình thường, với vụ đầu tiên xảy ra tại miền Bắc Hy Lạp vào cuối tháng 3. Hy Lạp đã trải qua mùa Hè nóng nhất từ trước đến nay, với các đợt nắng nóng sớm trong tháng 6 và nhiệt độ cao kỷ lục. Theo trang dự báo thời tiết meteo.gr của Hy Lạp, tháng 6 và tháng 7 vừa qua là những tháng nóng nhất kể từ khi các số liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1960, trong khi tháng 8 năm nay là tháng 8 nóng thứ hai kể từ năm 2021.
Năm ngoái, cháy rừng tại Hy Lạp đã cướp đi sinh mạng của 20 người, trong đó vụ cháy rừng tại công viên quốc gia Dadia bị xem là trận cháy rừng có sức tàn phá lớn nhất từng được ghi nhận tại Liên minh châu Âu (EU).
Hạn hán khiến cháy rừng lan rộng ở Mỹ Latinh Chính phủ nhiều quốc gia tại khu vực Mỹ Latinh, từ Ecuador đến Brazil, đã triển khai các biện pháp nhằm ứng phó cháy rừng trên diện rộng do tình trạng khô hạn kéo dài và tồi tệ nhất trong suốt nhiều thập kỷ qua. Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng tại Goias, Brazil. Ảnh: THX/TTXVN Ngày 22/9, nhà chức trách...