Hy Lạp báo động quân đội vì căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ
Quân đội Hy Lạp được báo động cao vì căng thẳng leo thang với Thổ Nhĩ Kỳ quanh hoạt động thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp.
Sau khi tình trạng báo động cao được ban bố, quân đội Hy Lạp yêu cầu toàn bộ sĩ quan hải quân và không quân đang đi nghỉ về đơn vị để trực chiến. Động thái diễn ra trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ điều tàu chiến hộ tống tàu khoan Oru Reis nghiên cứu địa chấn ở các vùng biển tranh chấp với Hy Lạp ở phía đông Địa Trung Hải.
Hy Lạp kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ “dừng các hoạt động bất hợp pháp”, đồng thời bày tỏ quan ngại về căng thẳng leo thang với Mỹ, Israel, Pháp và một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) khác.
“Đất nước của chúng tôi không đe dọa bất cứ ai, song sẽ không thể bị tống tiền”, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis tuyên bố ngày 12/8. “Hãy để mọi người biết rằng nguy cơ xảy ra tai nạn đang chực chờ khi quá nhiều lực lượng quân sự tập trung trong một khu vực hạn chế”.
Tàu khoan Oru Reis của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP.
Căng thẳng giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ leo thang khiến nhiều nước bày tỏ quan ngại. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ dừng các hoạt động thăm dò ở vùng biển tranh chấp và cho biết Pháp sẽ điều tàu chiến, máy bay đến khu vực để giải tỏa căng thẳng.
Video đang HOT
“Thổ Nhĩ Kỳ nên ngừng hoạt động thăm dò để tạo điều kiện cho đối thoại hòa bình giữa các thành viên NATO láng giềng”, Macron đăng trên Twitter, mô tả tình hình là “đáng quan ngại” và đổ lỗi cho “các quyết định đơn phương của Thổ Nhĩ Kỳ” làm gia tăng căng thẳng.
Sau khi Macron bày tỏ quan ngại về tình hình trong cuộc điện đàm với Mitsotakis, Bộ Quốc phòng Pháp cho biết đã điều hai tiêm kích Rafale, tàu sân bay trực thăng Tonnerre và hộ vệ hạm La Fayette tới phía đông Địa Trung Hải.
Thủ tướng Mitsotakis ngày 13/8 cảm ơn Macron, gọi Tổng thống Pháp là “người bạn thực sự của Hy Lạp và người nhiệt thành bảo vệ các giá trị châu Âu cùng luật pháp quốc tế”.
Josep Borrell, người đứng đầu bộ phận phụ trách chính sách đối ngoại EU, mô tả việc các bên triển khai lực lượng hải quân tới khu vực là “cực kỳ đáng quan ngại”, trong lúc liên minh đang gấp rút tổ chức cuộc họp khẩn của hội đồng đối ngoại hôm nay.
Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ hôm 10/8 đột ngột ban hành một hướng dẫn hàng hải, cho biết tàu khoan Oru Reis sẽ thăm dò tại khu vực tranh chấp với Hy Lạp tới ngày 23/8. Thông báo này được đưa ra cùng lúc Thổ Nhĩ Kỳ tập trận hải quân trong khu vực.
Hy Lạp tuyên bố các hòn đảo của mình, dù nhỏ đến đâu, đều có thềm lục địa riêng. Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng nếu duy trì điều này, biển Aegean sẽ bị biến thành “một cái hồ của Hy Lạp”, điều nước này “hoàn toàn không chấp nhận” với tư cách là một cường quốc khu vực và khẳng định không từ bỏ bất cứ lợi ích về dầu khí nào.
Biển Aegean nằm giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Đồ họa: AFP.
Các quan chức cao cấp của Hy Lạp cho biết nước này và Thổ Nhĩ Kỳ “suýt đụng độ” hồi tháng 7, khi Ankara tuyên bố điều tàu khoan Oru Reis tới khu vực tranh chấp phía nam đảo Aegean, thuộc đô thị tự trị Kastellorizo, để thăm dò dầu khí trong 10 ngày.
Thủ tướng Đức Angela Merkel khi đó đã điện đàm và kêu gọi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho dừng hoạt động thăm dò. Erdogan đồng ý, lệnh cho tàu khoan Oru Reis ở lại cảng và đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán với Hy Lạp để giải quyết vấn đề phân định lãnh thổ.
Liên Hợp Quốc kêu gọi viện trợ lương thực để ngăn chặn làn sóng di cư ở Syria
"Sự tuyệt vọng của người dân ở Syria ngày càng tăng. Nếu các nước tài trợ không gửi thêm tiền viện trợ để khắc phục nạn đói và cộng đồng quốc tế đảm bảo các chuyến hàng viện trợ có thể đến quốc gia bị chiến tranh tàn phá này thì sẽ khiến kích hoạt một cuộc di cư hàng loạt" - người đứng đầu cơ quan lương thực Liên Hợp Quốc cho biết.
Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới David Beasley cho biết: "Điều quan trọng là phải tiếp tục viện trợ qua các cửa khẩu biên giới vào thời điểm số lượng người đứng trên bờ vực của nạn đói ngày càng tăng".
Ông Beasley nói thêm rằng, các nhà tài trợ phải nhận thức được tình hình Syria bị chiến tranh tàn phá nặng nề có thể tạo ra một dòng người tị nạn khác, giống như vào năm 2015. Vào thời điểm đó, 1 triệu người tị nạn đã đến châu Âu, chủ yếu đi từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Hy Lạp hay từ Libya đến Ý.
Một trại tị nạn lớn ở phía Syria của biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ tỉnh Idlib, Syria.
"Nếu các nguồn viện trợ không đến được Syria, 6,5 triệu người tị nạn sẽ làm những gì cần thiết để nuôi con cái, điều đó có nghĩa là họ sẽ di cư. Vì vậy, chúng tôi cần phải giải quyết điều này ngay bây giờ. Nếu không, sẽ rơi vào tình huống tương tự như năm 2015", ông Beasley chia sẻ với hãng tin AP trước Hội nghị các nhà tài trợ cho Syria vào tuần tới (30/6) do Liên minh châu Âu tổ chức tại Brussels.
Do các khoản viện trợ thực tế thường không đạt được như các cam kết được đưa ra trong hội nghị, nên hoạt động của chương trình lương thực Thế giới (WFP) ở Syria phải đối mặt với sự thiếu hụt kinh phí 200 triệu đô la trong năm nay.
Hội nghị vào thứ ba tới (ngày 30/6) diễn ra trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra và cuộc khủng hoảng kinh tế ở Syria, nơi đồng nội tệ đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Bất ổn kinh tế của Syria đã trở nên tồi tệ hơn do cuộc khủng hoảng tài chính ở nước láng giềng Lebanon, cầu nối chính của Syria với thế giới bên ngoài.
Một trại tị nạn lớn ở phía Syria của biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ tỉnh Idlib, Syria.
Kể từ năm 2015, các nước láng giềng của Syria đã đóng cửa phần lớn biên giới của họ, và dòng viện trợ từ các nước láng giềng vào Syria đã trở thành chủ đề gây tranh cãi chính trị dữ dội.
Đại dịch COVID-19 coronavirus đã làm suy giảm đáng kể an ninh lương thực ở Syria, nơi có hơn 80% dân số sống trong nghèo đói.
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Lebanon, nơi nhiều người Syria đã giữ tiền của họ trong các ngân hàng Lebanon và triển vọng các lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhắm vào bất kỳ ai trên thế giới làm ăn với các quan chức Syria hoặc các tổ chức nhà nước, đã gửi tiền địa phương sụp đổ, ném thêm người vào nghèo nàn.
Một trại tị nạn lớn ở phía Syria của biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ tỉnh Idlib, Syria.
Ông Beasley chia sẻ rằng: "Hiện nay quốc gia có 20 triệu dân nhưng có đến 9,3 triệu người phải đi ngủ khi vẫn còn đói, thức ăn không an toàn, mỗi ngày, mỗi đêm ở Syria, 1 triệu người không biết họ sẽ ăn bữa tiếp theo ở đâu. Họ thực sự đang trên bờ vực của sự đói khát".
Hy Lạp, Italy ký thỏa thuận về hải giới Hy Lạp và Italy ngày 9/6 đã ký một thỏa thuận về hải giới với trọng tâm là các quyền đánh bắt cá giữa hai nước, làm mới thỏa thuận có từ 4 thập kỷ trước. Thuyền chở người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ tới cảng Thermi thuộc đảo Lesvos, Hy Lạp ngày 1/3/2020. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Phát biểu sau lễ...