Hy hữu: Tử vong vì bị cá ngát đâm
Mặc dù đã được các y, bác sỹ khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Trung ương Huế tận tình cứu chữa, nhưng do vết thương quá nặng, bị nhiễm trùng máu nên bà Huệ đã không qua khỏi.
Loài cá ngát có ngạnh độc, nếu đâm vào có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
Ngày 6/9, gia đình nạn nhân tổ chức đám tang cho bà Nguyễn Thị Huệ, 68 tuổi, ở số nhà 30/7 kiệt 38, đường Lê Thánh Tôn, thành phố Huế.
Anh Tường, người nhà nạn nhân cho biết, sáng 15/8, bà Huệ đi chợ Sép mua cá ngát về nấu bữa ăn trưa. Trong lúc đang làm cá, do bất cẩn nên bà bị vây cá ngát đâm vào ngón tay. Sau đó, sức khỏe bà Huệ có diễn biến xấu nên người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê, toàn thân tím tái, tay bị sưng.
Tại Bệnh viện Trung ương Huế, đây, bà Huệ phải thay máu 4 lần với số tiền điều trị hơn 100 triệu đồng. Tuy nhiên, do vây của cá ngát có nọc độc bà bị nhiễm trùng máu. Sau hơn 3 tuần điều trị tại bệnh viện, bà Huệ đã tử vong.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ở Việt Nam, trường hợp người bị cá ngát đâm dẫn đến tử vong là rất hy hữu. Cách đây hơn 1 năm tại Quảng Bình cũng có một trường hợp bị cá đâm dẫn đến tử vong. Ngày 24/5/2012, Bệnh viện Việt Nam – Cuba Đồng Hới – Quảng Bình tiếp nhận một bệnh nhân nam tên N.V.K. (30 tuổi), ngụ xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, được đưa vào cấp cứu do bị nhiễm độc ở chân. Do bệnh quá nặng lại đưa vào cấp cứu muộn nên 1 ngày sau đó, anh K. đã tử vong.
Video đang HOT
Cá ngát là loài cá da trơn, giống cá trê nước ngọt. Theo một bác sỹ ở khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Huế, cá ngát có nọc rất độc và tập trung nhiều ở những đầu ngạnh. Khi bị cá ngát đâm trúng, nọc độc của cá thấm sâu vào trong cơ thể khiến sức khỏe bệnh nhân diễn biến rất nhanh theo chiều hướng xấu, có thể dẫn đến tử vong.
Theo quan sát của PV, các chợ đầu mối ở thành phố Huế đều có quầy bày bán cá ngát.
Theo Nguyễn Phương (Khampha.vn)
Xe đẩy cóc vàng trên phố Sài thành gợi nhớ tuổi thơ
Cô gái trẻ dừng xe sát mép chiếc xe đẩy cạnh góc ngã tư công viên Tao Đàn, vừa chăm chú lựa những quả cóc vàng ươm vừa hít hà hương tuổi thơ quen thuộc. Cô nhờ người bán hàng gọt vỏ, thái lát bỏ túi nilon mang đi.
Người bán hàng nhanh nhẹn gọt lớp vỏ vàng mọng, sắp xếp những lát cóc quyện mùi thơm nồng vào hộp nhựa rồi lấy thêm bịch muối ớt cay xè cho vị khách. "Nghề bán cóc dạo hổng phải trông trời, trông đất, chỉ trông ý thích khách hàng. Nhìn những trái cóc chín vàng, nhiều người rất thích", nữ chủ hàng 54 tuổi tâm sự.
Miền Nam vào mùa trái cóc chín nên loại quả vàng vài tuần nay xuất hiện nhiều trên các tuyến phố Sài Gòn.
Những xe cóc vàng ruộm tại các góc ngã tư Sài Gòn luôn là điểm thu hút ánh nhìn người đi đường. Ảnh: L.P.
Là khách quen với hàng cóc trên đường Võ Văn Tần, đi làm về chị Trần Yến Nhi (quận 5, TP HCM) hay ghé mua thứ quà vặt nhiều kỷ niệm. "Cóc chín ăn hoài rồi ghiền lúc nào không hay, chua chua, ngọt ngọt, thích lắm", chị hào hứng. Những quả cóc vàng giá hơi đắt nhưng thường được chị chọn vì nhắc nhớ ký ức "hồi nhỏ sau hè có cây cóc, mấy anh em bao phen bị đòn vì trốn ngủ trưa trèo hái trái".
Chị nói rằng cây cóc ở quê gắn với gia đình chị đến mấy thế hệ. Ngày xưa, lúc làm nhà, bà ngoại bàn với ông muốn giữ cây "để tụi nhỏ còn trái cây mà ăn, đừng chặt nó phí ông à". Giờ ông bà ngoại đã khuất núi, cây cóc già ở quê cũng lười ra quả nhưng chẳng ai nỡ chặt đi.
Hai bố con người khách ghé mua cóc. Bố vừa dừng xe, cô bé con ùa tới tíu tít bên xe bán hàng. "Mỗi lúc nghe bố kể chuyện lúc nhỏ trèo me, trèo cóc, con bé say sưa theo dõi rồi hình dung, tưởng tượng đủ kiểu rồi thường xuyên đòi ăn mấy thức quà vặt ngày xưa của bố", anh Hà (Bình Thạnh) tươi cười.
"Nghề này bán theo mùa cóc thôi, từ tháng 6 tới tháng 9 là mùa cóc chín rộ, nguồn cung dồi dào. Như hàng cóc này được lấy ở dưới miệt vườn Tiền Giang", chị chủ xe cóc chín Lê Kim Lan, 47 tuổi chia sẻ.
Người phụ nữ này gắn với nghề bán cóc dạo 7 năm nay, khắp các tuyến đường quen thuộc dọc công viên Tao Đàn. Hết mùa cóc, chị Lan chuyển qua ổi, mía ghim, nhưng vẫn thích bán cóc nhất, bởi "thích cái điệu thòm thèm của khách khi mình trao bịch cóc chín". Mỗi lần ghé đến hàng này, khách lại nghe câu rao lặp đi lặp lại "một kg cóc chín giá 50.000 đồng, một hộp gọt sẵn 5 quả căng mọng có giá 30.000 đồng, khuyến mãi thêm muối ớt".
Vừa thoăn thoắt gọt cóc, chị Lan vừa quay sang chú Tư Sơn bơm xe đạp gần đấy cười giòn "để ông anh giá hữu nghị nhất luôn". Chú Tư vừa mua hai quả "để lai rai cho vui miệng" trong lúc bàn tán về loại muối ăn kèm với cóc chín. Kẻ cho rằng ăn kèm muối Tây Ninh mới hợp, người bảo cóc chấm muối ớt cay nồng ăn mới khoái, người lại thích muối ớt giã nhuyễn thơm lừng để tôn lên vị cóc chín ngon tuyệt.
Giữa bao thức quà vặt phong phú đất Sài thành, những quả cóc vàng mọng luôn có một vị thế riêng. Ảnh: L.P.
"Cóc chín cây chỉ để được 2-3 ngày là hỏng, lỡ gặp hôm bán ế, mất vốn cả chục kg là chuyện thường", bà Nguyễn Thị Huệ, chủ xe cóc dọc đường Trương Định trải lòng.
Dưới tán me xanh mát, hai nữ sinh mặc đồng phục ngừng xe đạp, ghé vào xe cóc như một điểm hẹn chẳng thể bỏ qua. Hào hứng đón bịch trái cây vừa mua, chiếc xe đạp lại tiếp tục lăn bánh. Cô bé ngồi sau xe lấy miếng cóc, chấm thêm tí muối ớt, vừa xuýt xoa ăn vừa thỉnh thoảng choàng tới đút cho bạn đang đạp xe. Tiếng cười trong trẻo vang xa trong gió.
Khánh Ly - Lê Phương
Theo VNE
Đi bẻ bắp chuối, bị ong đốt tử vong Ngày 23/8, nguồn tin từ cơ quan công an xã Tân Lộc (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) cho biết, tại địa phương vừa xảy ra một vụ tai nạn chết người mà nguyên nhân là do ong đốt. Theo thông tin ban đầu, bà Nguyễn Thị Huệ (sinh năm 1955, ngụ xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) thèm ăn bắp chuối nấu...