Hy hữu ở Hà Nội: Bức tường được rao bán 1 tỷ đồng
Chưa đầy… một bước chân là ra mặt tiền. 14cm chiều rộng, 10,85m chiều dài được rao bán một tỷ đồng… Những chuyện hy hữu đang diễn ra trên con đường “đắt nhất hành tinh”.
“Bức tường 1,7m2″ giá… 1 tỷ đồng
Thửa đất 1,7 m2 của gia đình ông Nguyễn Phương Châm (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) là chút ít còn lại của diện tích 60,2 m2 trước khi mở đường.
Ông Châm cho biết khi mở đường, gia đình bị thu hồi 58,5 m2, diện tích còn lại 1,7 m2 có giấy tờ đầy đủ, có giấy xác nhận đóng dấu của phường, của ban quản lý dự án quận, tức là có đủ tư cách pháp nhân với thửa đất.
“Bức tường có diện tích 1,7m2″ đang được rao bán với giá 1 tỷ đồng trên đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài.
Ông Châm đã viết dòng rao bán trên bức tường còn lại này với nội dung: Sau khi GPMB, gia đình tôi còn lại 1,7m2 đất, chiều dài 10,85m, chiều rộng 0,14m” kèm theo số điện thoại để người mua liên hệ.
Dòng rao bán này đã trở thành chuyện lạ trên con đường đắt nhất hành tinh: đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài chưa đầy 565,97m; tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.
Nếu như có người mua, thì diện tích đất này vừa vặn xây bức tường 14cm, chạy dài 10,85m.
Đây là phần đất hợp pháp, còn lại sau khi gia đình ông Châm bị thu hồi gần hết diện tích đất ở để phục vụ dự án đường mở rộng như đã nói.
Video đang HOT
Hộ liền kề “chỉ nửa bước chân” là ra đến mặt đường, hàng xóm của “bức tường” hy hữu nói trên, cũng là một hộ dân sinh sống lâu dài tại tổ 29 cũ, (nay là tổ dân phố 24 mới, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy).
Mặt trước…
và sau của khu đất kẹt 17,2m2 sau khi thu hồi GPMB của ba hộ dân trên đường Nguyễn Văn Huyên. Ba hộ này đã thuê người dựng tường tôn và trở thành “chuyện lạ” khi có tranh chấp với dòng chữ “đất của anh Bẩy” ghi trên tường tôn này.
Chủ tịch UBND phường Quan Hoa, ông Nguyễn Minh Tuyên cho biết: “Những trường hợp hộ dân còn diện tích sau thu hồi, không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng thì các hộ dân có quyền hợp thửa, hợp khối; tự thỏa thuận với nhau để mua bán”.
Trường hợp của ông Châm, lãnh đạo phường Quan Hoa cho hay: nếu hàng xóm có nhu cầu mua, thì giao dịch dân sự này có thể được tiến hành, vì đó là diện tích hợp pháp của họ. Tuy nhiên, người hàng xóm kia là hộ nghèo, không đủ điều kiện để mua nên họ đành chịu.
Theo tìm hiểu, ban đầu, người rao bán đưa ra mức giá 400 triệu đồng cho 1,7m2. Hiện tại, mức giá được đưa ra là 1 tỷ đồng.
“Trường hợp này, có lẽ chỉ có một đại gia bỏ tiền ra mua đứt cả 1,7m2 và phần diện tích đất của hộ dân liền kề bên trong để hợp khối thì mới thỏa thuận được”.
Đối diện phía bên kia đường là thẻo đất cũng đang có tranh chấp phát sinh. Diện tích đất còn sót lại sau khi thu hồi là 17,2m2 của ba hộ: Phạm Văn An, Lê Thị Tuyết, Phạm Văn Cường (ở địa chỉ số nhà 14, số nhà 9 và số nhà 12, hẻm 17/40/79 phố Dương Quảng Hàm).
Trong 17,2m2 này có 5,1m2 nằm trong chỉ giới; 12,1m2 là ngõ cụt đi vào ba hộ nói trên, có nguồn gốc đất thổ cư được ba hộ dân tự thỏa thuận bớt một phần làm ngõ phục vụ lối đi cho ba hộ.
Sau khi dự án đường Nguyễn Văn Huyên hoàn thành, các hộ dân đã thuê người dựng bức tường tôn để rào lại.
Sự việc trên khiến các nhà liền kề, chung ngõ có đơn thư phản ánh về việc lấp lối đi chung. Đỉnh điểm của sự việc, người dân viết đơn tố cáo về việc “ xã hội đen” được thuê đến để “bảo kê”, in cả dòng chữ “đất của anh Bẩy” kèm theo số điện thoại trên bức tường tôn vừa được dựng.
“Không để tình trạng nhà phía trong bỗng dưng hưởng lợi!”
Trao đổi với VietNamNet, chủ tịch phường Quan Hoa, ông Nguyễn Minh Tuyên cho biết: phường đã tổ chức nhiều buổi hòa giải, mời các hộ dân sống liền kề với những phần đất còn sót lại sau khi thu hồi, để các hộ có cơ hội thỏa thuận với nhau để mua bán hợp thửa, hợp khối.
Theo lãnh đạo phường Quan Hoa, có 25 trường hợp đất xen, kẹt còn sót lại không đủ điều kiện để cấp phép xây dựng. Những trường hợp này, nếu người dân không tự thỏa thuận chuyển nhượng cho nhau để hợp thửa, hợp khối… sẽ bị tuyệt đối thu hồi để làm công trình công cộng như bảng tin, trạm xe buýt, điểm đặt cây ATM…
“Trường hợp 03 hộ dân được phản ánh là dựng tường tôn ngăn lối đi, diện tích sau thu hồi của họ còn lại là đất có nguồn gốc trong tờ bản đồ từ năm 1960. Họ tự trích một phần đất để làm ngõ đi chung cho ba gia đình của họ. Họ được quyền quản lý, sử dụng cho tới khi nhà nước thu hồi” – ông Tuyên nói.
Theo chủ tịch phường Quan Hoa, dự án đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài là dự án trọng điểm. Thành phố Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy chỉ đạo chặt chẽ để đây là tuyến đường kiểu mẫu, không để “sạn”, không để nhà siêu phẳng, siêu méo tái diễn như nhiều dự án đường trên địa bàn Thành phố.
Theo Kiên Trung
Vietnamnet
2,5 tỷ đồng làm một mét đường ở Hà Nội
Theo dự kiến, đoạn đường từ Hoàng Cầu đến nút giao Láng Hạ - Giảng Võ với tổng vốn đầu tư 1.767 tỷ cho gần 700m đường sẽ lập kỉ lục mới về chi phí.
Thông tin tới báo chí ngày 2/6, Giám đốc Ban Quản lý dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội, ông Nguyễn Sỹ Bảo cho hay trong tháng 6/2015 sẽ hoàn thiện hồ sơ trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt dự án đường vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu đến nút giao Láng Hạ - Giảng Võ. "Đoạn đường này dài 697m, rộng 50m, có tổng mức đầu tư 1.767 tỷ đồng thực hiện từ 2015 đến 2018. Quá trình thực hiện dự án sẽ thu hồi đất của 641 chủ sử dụng, nhu cầu tái định cư 504 căn hộ", ông Bảo nêu.
Đường vành đai 1 đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu chi phí 1,4 tỷ đồng cho một mét đường. Ảnh: Bá Đô.
Về tiến độ cụ thể của dự án, Giám đốc Ban Quản lý dự án trọng điểm cho hay, Chủ tịch thành phố mới nghe và thống nhất phê duyệt dự án. Theo trình tự sẽ phải báo Thường trực thành ủy để thống nhất và khi dự án được phê duyệt mới đưa ra thời gian thực hiện chính xác. Người đứng đầu Ban Quản lý dự án trọng điểm cho biết quỹ nhà tái định cư dự kiến bố trí ở Kim Giang (Thanh Xuân) và Nam Trung Yên (Cầu Giấy).
Trước đó, tuyến đường vành đai 1 đoạn Kim Liên - Ô Chợ Dừa đã được gọi "đường đắt nhất hành tinh" khi chi phí làm một mét đường khoảng 700 triệu đồng (khởi công tháng 10/2005 với chiều dài 1,1 km; tổng mức đầu tư 733 tỷ). Tuy nhiên, kỷ lục trên bị xô đổ khi đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu làm lễ khánh thành vào cuối năm 2013 với chi phí làm một mét đường 1,4 tỷ đồng.
Đoạn Hoàng Cầu đến nút Láng Hạ - Giảng Võ sẽ có mức phí kỷ lục. Đồ họa: Tiến Thành.
Với thông tin vừa công bố, dự án đường vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu đến nút giao Láng Hạ - Giảng Võ sẽ lập kỷ lục mới khi chi phí làm một mét đường lên tới 2,5 tỷ đồng. Ngoài ra, Ban Quản lý dự án trọng điểm cho hay đang phối hợp với các sở ngành tổ chức hoàn thiện hồ sơ để trình duyệt dự án đoạn đường Vành đai 1 từ Láng Hạ đến Voi Phục theo kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 đến 2020.
Võ Hải
Theo VNE
Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sắp thông xe 20km đầu tiên Hơn 20km đầu tiên trong tổng chiều dài 105,5km của Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng sẽ được đưa vào khai thác trong tháng 5 này. Vận tốc các phương tiện sẽ được lưu thông trên đường cao tốc này tối đa là 120km/h. Chủ đầu tư Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng...