Hy hữu người đàn ông dập tinh hoàn vì đi xe máy phân khối lớn
Khi đang điều khiển xe máy phân khối lớn, bệnh nhân nhả tay côn khiến xe giật đột ngột, vùng bìu đập mạnh vào bình xăng khiến tinh hoàn bị tổn thương.
Ngày 27/1, Bệnh viện Việt Đức cho biết mới tiếp nhận trường hợp tai nạn hy hữu do xe máy phân khối lớn, khiến người đàn ông phải phẫu thuật vì dập tinh hoàn.
Bệnh nhân là anh Đ.V.G. (45 tuổi) đến Bệnh viện Việt Đức khám do tình trạng sưng đau, bầm tím lớn vùng bìu do tai nạn xe máy.
Sau ca phẫu thuật, tinh hoàn của bệnh nhân được bảo tồn.
Anh G. cho biết, khi đang đi xe máy, anh nhả tay côn, xe giật đột ngột khiến vùng bìu đập mạnh vào bình xăng của xe. Tuy đau điếng, nhưng bệnh nhân không nghĩ nghiêm trọng như vậy.
Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bệnh nhân được các bác sĩ tiến hành thăm khám và thực hiện các chỉ định cận lâm sàng, siêu âm phát hiện đụng dập tụ máu nhu mô tinh hoàn phải rách bao trắng.
BS Nguyễn Duy Khánh, Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, ngay khi xác định tình trạng dập tụ máu nhu mô tinh hoàn, các bác sĩ đã phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân.
Video đang HOT
“Khi mổ thấy tinh hoàn phải dập rách bao trắng kích thước 1×2cm lộ nhu mô. Chúng tôi đã tiến hành lấy máu tụ, khâu bảo tồn tinh hoàn. Sau mổ bệnh nhân ổn định, dự kiến ra viện sau 3 ngày”, BS Khánh cho biết.
Theo PGS.TS Nguyễn Quang, Giám đốc Trung tâm Nam học, chấn thương tinh hoàn có thể xảy ra do nhiều tình huống, từ tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, thậm chí chấn thương khi đi xe đạp. Khi bị thương tổn vùng tinh hoàn cần phải đi khám vì nếu tổn thương trầm trọng có thể làm ảnh hưởng “nhà máy” sản xuất tinh binh, hệ thống ống dẫn tinh làm giảm số lượng, chất lượng tinh trùng.
Các bác sĩ luôn ưu tiên hàng đầu việc bảo tồn tinh hoàn cho quý ông, bởi nó ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh sản của nam giới. Để phòng ngừa các thương tổn tinh hoàn, bác sĩ khuyến cáo nam giới nên đeo đồ bảo hộ khi chơi thể thao hoặc khi sử dụng các phương tiện đặc biệt như xe phân khối lớn.
Ung thư mô liên kết: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Ung thư mô liên kết là một loại ung thư hình thành trong mô mềm - cụ thể là mô cơ xương hoặc đôi khi là các cơ quan rỗng như bàng quang hoặc tử cung.
Mặc dù ung thư mô liên kết có thể phát sinh ở bất cứ đâu trong cơ thể, nhưng nó có nhiều khả năng bắt đầu ở: vùng đầu và cổ, hệ thống tiết niệu như bàng quang, hệ thống sinh sản như âm đạo, tử cung và tinh hoàn, tay và chân.
Dấu hiệu ung thư mô liên kết
Theo Mayo Clinic, các dấu hiệu ung thư mô liên kết phụ thuộc vào vị trí của ung thư. Nếu ung thư ở vùng đầu hoặc cổ, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm đau đầu, phồng hoặc sưng mắt, chảy máu mũi, họng hoặc tai.
Nếu ung thư ở hệ thống tiết niệu hoặc sinh sản, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm khó đi tiểu và tiểu ra máu, khó đi tiêu, một khối hoặc chảy máu trong âm đạo hoặc trực tràng.
Ung thư mô liên kết là bệnh ung thư hình thành trong các mô mềm (Ảnh: L.S).
Nếu ung thư ở tay hoặc chân, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm sưng tấy hoặc nổi cục ở cánh tay hoặc chân, đau ở vùng bị ảnh hưởng, mặc dù đôi khi không đau
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư mô liên kết
Đến nay các chuyên gia không rõ nguyên nhân gây ra ung thư mô liên kết. Họ biết rằng ung thư mô liên kết bắt đầu khi một tế bào phát triển những thay đổi trong DNA của nó. DNA của tế bào chứa các chỉ dẫn cho tế bào biết phải làm gì. Những thay đổi khiến tế bào nhân lên nhanh chóng và tiếp tục sống khi các tế bào khỏe mạnh bình thường sẽ chết. Kết quả là một khối u các tế bào bất thường có thể xâm nhập và phá hủy các mô cơ thể khỏe mạnh. Các tế bào bất thường có thể vỡ ra và di căn khắp cơ thể.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư mô liên kết bao gồm:
- Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư
Nguy cơ mắc bệnh ung thư mô liên kết cao hơn ở trẻ em có họ hàng cùng huyết thống, chẳng hạn như cha mẹ hoặc anh chị em ruột, người đã mắc bệnh ung thư, đặc biệt nếu bệnh ung thư đó xảy ra khi còn nhỏ. Nhưng hầu hết trẻ em bị ung thư mô liên kết không có tiền sử gia đình bị ung thư.
- Các hội chứng di truyền làm tăng nguy cơ ung thư
Trong một số trường hợp hiếm hoi, ung thư mô liên kết có liên quan đến các hội chứng di truyền được truyền từ cha mẹ sang con cái, bao gồm u xơ thần kinh loại 1, hội chứng Noonan, hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Beckwith-Wiedemann và hội chứng Costello.
Ung thư mô liên kết có thể lây lan từ nơi nó bắt đầu sang các khu vực khác, làm cho việc điều trị và phục hồi khó khăn hơn. Ung thư mô liên kết thường lan đến phổi, hạch bạch huyết và xương.
Ung thư mô liên kết được điều trị như thế nào?
Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị dành riêng cho từng bệnh nhân dựa trên sức khỏe tổng thể và tình trạng bệnh gồm: giai đoạn bệnh, loại ung thư mô liên kết, nhóm nguy cơ, vị trí khối u..
Bác sĩ thường điều trị ung thư mô liên kết bằng cách kết hợp giữa hóa trị và các liệu pháp khác như phẫu thuật, xạ trị...
Hóa trị là phương pháp phổ biến nhất, có thể hóa trị trước khi phẫu thuật thu nhỏ khối u để có thể loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư. Phương pháp này được dùng để điều trị khi ung thư đã lan rộng.
Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ khối u càng nhiều càng tốt. Nếu khối u lớn bạn sẽ phải hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp cả hai để thu nhỏ khối u.
Liệu pháp xạ trị được sử dụng cùng với hóa trị để thu nhỏ kích thước khối u trước khi phẫu thuật.
Các phương pháp điều trị tích cực cần thiết để kiểm soát bệnh có thể gây ra các tác dụng phụ đáng kể, cả về ngắn hạn và dài hạn. Bác sĩ có thể giúp bạn quản lý các tác dụng phụ xảy ra trong quá trình điều trị và cung cấp cho bạn danh sách các tác dụng phụ cần theo dõi trong những năm sau khi điều trị.
Những điều cần biết về bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp (ALL) là một dạng ung thư máu tiến triển nhanh chóng và cần được điều trị khẩn cấp. Dưới đây là những điều cần biết về loại ung thư máu này. Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp là gì? Bệnh bạch cầu là một thuật ngữ chung để chỉ nhiều loại bệnh ung thư máu....