Hy hữu: Cặp vợ chồng ở Hà Nội đi viện vì vô tư uống nước làm mát ô tô vì tưởng bia, nước giải khát
Nghĩ hai lon nước được người quen cho là bia hoặc nước giải khát, hai vợ chồng ở Long Biên, Hà Nội vô tư uống mà không ngờ đó là nước làm mát ô tô, phải nhập viện 108 trong tình trạng hoảng loạn, lo sợ.
Theo lời kể của bệnh nhân, họ được người quen cho 2 lon nước 1 màu xanh, 1 màu đỏ, không dặn dò thêm. Nhìn vỏ lon, hai vợ chồng nghĩ là bia và nước giải khát có ga nên bỏ ra uống trong bữa cơm.
Thấy loại nước không có mùi vị gì nên lúc này người chồng mới tra cứu trên mạng theo chữ trên vỏ lon, tá hoả khi biết đó là nước làm mát động cơ ô tô. Hai người vội vàng đưa nhau đến Bệnh viện 108.
Hình ảnh lon nước làm mát hai bệnh nhân tưởng bia hoặc nước giải khát uống nhầm. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân được rửa dạ dày tại Khoa Cấp cứu và chuyển vào Trung tâm Hồi sức tích cực theo dõi. Nhờ phát hiện và xử trí kịp thời, hai bệnh nhân xuất viện sau 3 ngày.
Đây là tình huống hy hữu, nhưng theo các bác sĩ cần phải cảnh báo cho mọi người về thói quen đọc kỹ nhãn mác trước khi sử dụng.
Theo BSCKI Nguyễn Thị Huyền Trang, Khoa Hồi sức nội khoa và chống độc, Trung tâm Hồi sức tích cực (Bệnh viện 108) khi ăn uống bất cứ sản phẩm nào cần đọc kĩ nhãn mác, thành phần và công dụng để tránh những nhẫm lẫn đáng tiếc.
Video đang HOT
Trong trường hợp này, lon nước có hình dạng và màu sắc nhãn mác khá giống lon nước giải khát và bia, chữ viết trên lon hoàn toàn bằng tiếng Anh, không có nhãn phụ tiếng Việt (nhiều khả năng là hàng xách tay hoặc nhập khẩu không chính ngạch) nên dễ khiến người dùng nhầm lẫn đặc biệt là người già, trẻ em và hạn chế về ngoại ngữ.
Về mặt khoa học, loại nước này có thành phần chính là Ethylen glycol, một loại chất lỏng không màu, không mùi, vị ngọt có tác dụng làm mát và chống đông cứng dùng trong các động cơ đốt trong.
Khi vào cơ thể nó sẽ phân tách thành acid glycolic và acid oxalic, gây nhiễm toan, tăng khoảng trống áp lực thẩm thấu máu, gây đau bụng, nôn mửa, nặng có thể suy thận, tổn thương não, tụt huyết áp và tử vong.
Nếu phát hiện uống nhầm nước làm mát, ngay lập tức cần gây nôn, rửa dạ dày và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và xử lý kịp thời. Bệnh nhân nên mang theo lon nước đã uống để làm căn cứ cho chẩn đoán và xử trí sớm.
Khoa Hồi sức nội khoa và chống độc, Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện TWQĐ 108 đến nay đã tiếp nhận và xử trí thành công nhiều trường hợp ngộ độc rượu, thuốc diệt chuột, thuốc nam không rõ nguồn gốc, ong đốt, rắn cắn…
BS Trang khuyến cáo mỗi người cần thận trọng bảo vệ sức khoẻ của mình, không sử dụng bất cứ sản phẩm nào không chắc chắn về nguồn gốc, bản chất, công dụng. Các nhà sản xuất cũng cần có những cảnh báo rõ ràng trên sản phẩm, có nhãn phụ bằng tiếng Việt với các sản phẩm nhập khẩu để tránh nhầm lẫn đáng tiếc.
Xuất huyết não, cách nào phòng tránh?
Bệnh nhân 40 tuổi nhưng có tiền sử uống rượu trên 20 năm, người đàn ông ở Hà Nội bị xuất huyết não.
Dù đưa vào viện ngay giờ thứ 2 - "giờ vàng"- nhưng tiên lượng rất nặng.
Khoa Đột quỵ não, Viện thần kinh thuộc Bệnh viện 108 thời gian gần đây thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân xuất huyết não do nghiện rượu. Nhận định đây là tình trạng đáng báo động, các bác sĩ cho hay người bệnh có thể bị tàn phế, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Người đàn ông mới 40 tuổi ở Hà Nội nhưng có tiền sử trên 20 năm uống rượu. Ông được đưa vào viện ngay trong giờ thứ 2 sau khi xuất hiện triệu chứng nhưng tình trạng đã rất nặng, hôn mê sâu, giãn đồng tử, da niêm mạc vàng xạm, bụng cổ trướng. Siêu âm cho thấy có dịch ổ bụng, rối loạn chức năng đông máu, kết quả chụp CT sọ não cho thấy xuất huyết não lan toả hai bán cầu.
Ca bệnh thứ 2 là người đàn ông 54 tuổi, quê Nam Định. Ông có tiền sử uống rượu trên 20 năm, mỗi ngày trên 200ml, điều trị xơ gan rượu nhiều năm nay. Trước vào viện 1 ngày, ông đột ngột hôn mê, liệt nửa người trái, được cấp cứu tại bệnh viện địa phương rồi chuyển lên Bệnh viện 108.
Lúc này, bệnh nhân đã hôn mê, da niêm mạc vàng xạm, siêu âm xơ gan, dịch ổ bụng, xét nghiệm rối loạn chức năng đông máu nặng, CT sọ não cho thấy xuất huyết não lớn bán cầu não phải.
Cũng như người bệnh 40 tuổi ở Hà Nội, người đàn ông 54 tuổi này phải điều trị tích cực.
Theo BSCKI Tạ Đức Thao, Khoa Đột quỵ não, xuất huyết não là tình trạng máu ở các động mạch, tĩnh mạch não bị vỡ, máu chảy vào mô não tạo thành ổ máu tụ; có thể vào khoang dưới nhện, não thất.
Xuất huyết não chiếm 15-20% trong số người bệnh đột quỵ. Nguyên nhân chủ yếu gây ra xuất huyết não là do tăng huyết áp, vỡ dị dạng bất thường mạch máu não, rối loạn chức năng đông máu, bệnh thoái hoá dạng tinh bột, ung thư và các nguyên nhân khác.
Người bệnh xuất huyết não do nghiện rượu đều có một quá trình lạm dụng rượu, bia kéo dài gây tổn thương gan dẫn đến xuất huyết não.
T ại sao nghiện rượu lại tăng nguy cơ xuất huyết não?
BS Thao cho biết, nguyên nhân gây viêm gan do rượu là quá trình phân hủy rượu tạo ra các hóa chất độc gây viêm, phá hủy tế bào gan. Theo thời gian, điều này sẽ dẫn đến suy chức năng gan do rượu.
Gan là nơi tổng hợp các yếu tố đông máu, bệnh gan nặng có thể làm giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu. Chính vì vậy, khi suy giảm các chất đông máu và tiểu cầu do xơ gan sẽ dẫn tới xuất huyết nhiều nơi trong đó có xuất huyết não.
"Những trường hợp này thường rất nặng do chảy máu lớn, không có chất đông máu để tự cầm nên tỷ lệ tử vong và tàn phế rất cao" - BS Thao phân tích và khuyến cáo mọi người không nên lạm dụng rượu, bia để giảm nguy cơ không chỉ bệnh gan mà còn rất nhiều bệnh nguy hiểm khác như xuất huyết não.
Xử trí ban đầu bệnh nhân đột quỵ, Nguồn: Khoa Đột quỵ não, Viện thần kinh thuộc Bệnh viện 108
Điều nên làm khi xử trí ban đầu bệnh nhân đột quỵ:
- Gọi người trợ giúp, gọi ngay xe cấp cứu chuyển đến cơ sở y tế gần nhất nếu tình trạng bệnh nhân hôn mê. Nếu bệnh nhân tỉnh táo, tình trạng cho phép có thể vận chuyển bằng bất cứ phương tện nào sẵn có để có thể chuyển đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu về đột quỵ.
- Trong quá trình chờ xe:
Nếu bệnh nhân rối loạn ý thức, nôn mửa đặt bệnh nhân ở "tư thế hồi sức"
Nếu bệnh nhân tỉnh, hỗ trợ bệnh nhân nằm thoải mái, theo dõi liên tục
Nhiều nơi thiếu máu trầm trọng Tình trạng thiếu máu diễn ra trầm trọng ở TP.HCM và các tỉnh trong mùa dịch. Cần bổ sung một lượng máu hiến khẩn cấp, do tình hình dịch bệnh khiến số người đi hiến máu giảm mạnh. Làm sao bổ sung khi dịch phức tạp? TP.HCM kêu gọi tất cả người dân có sức khỏe tốt chia sẻ với người bệnh bằng...