Huỳnh Mến và góc khuất phía sau những bước nhảy
Sau Bước nhảy hoàn vũ, Huỳnh Mến đang tập trung cho vai trò biên đạo của chương trình Tuyệt đỉnh tranh tài cùng nhiều MV của các nghệ sĩ.
Phía sau nụ cười tươi của Mến là một câu chuyện làm nghề đầy vinh quang nhưng cũng lắm nỗi buồn.
Vào nghề với chi phí 50 ngàn
Kỳ nghỉ hè năm lớp 8, Mến đi học nhảy ở Nhà văn hóa thanh niên từ lời rủ rê của cậu bạn thân. Chiều nào đi học về, cậu bạn cũng dong xe chở cô nàng từ quận 4 đến lớp học nhảy. Lúc ấy, Mến học lớp cơ bản, đóng 50 ngàn đồng một khóa.
Huỳnh Mến bắt đầu với nhảy múa rất bản năng.
Ngày đầu tiên đi học, do vô trễ 10 phút, mọi người đã đứng sẵn thành hàng nên Mến bắt buộc phải đứng cuối lớp, dáng người nhỏ con nên không thấy được cô hướng dẫn. Sau đó canh đến giờ giải lao, Mến vọt lên phía trên đầu đứng sẵn để dễ theo kịp bài của cô hơn. Từ đó trở đi ngày nào Mến cũng là người vào sớm của lớp để có thể đứng phía đầu hàng. “Ngay từ những cái nhún nhảy đầu tiên tôi biết mình thuộc về bộ môn này” – Huỳnh Mến chia sẻ
Sau tháng cơ bản đầu tiên, Mến được cô mời vào một nhóm nhảy do cô phụ trách. Khi vô nhóm đồng nghĩa được tập hoàn toàn miễn phí, Mến sinh hoạt được 5 tháng thì vì lý do riêng nên cô buộc phải rã nhóm. Trong thời gian đó, vũ đoàn Bước Nhảy cũng luyện tập tại địa điểm này, “Mãi về sau nghe các anh chị trong nhóm kể lại rằng các anh chị cũng có “tia” tôi nhưng vì tôi nhỏ con quá nên không muốn gọi qua nhóm”.
Với bản tính kiên trì, muốn chứng minh khả năng của mình, cô nàng nhờ Phụng – một người bạn đồng thời là thành viên của Bước Nhảy xin cho cho gia nhập nhóm. Nhờ sự máu lửa và khả năng bắt nhạc nhanh nên Mến nhanh chóng được giao trọng trách dựng bài cho cả nhóm. Dạo đó cứ tan giờ học buổi sáng, cô nàng lại chạy qua vũ đoàn tập đến chiều rồi đi học tiếp.
Video đang HOT
Bỏ thi đại học … dấn thân vào nghiệp nhảy
Khi lên cấp 3, nhà Mến gặp biến cố, ba mẹ lâm vào cảnh khó khăn về tài chính, Mến dùng số tiền lương 800 ngàn mỗi tháng kiếm được để trang trải việc học. Mãi đến giai đoạn ôn thi tốt nghiệp cấp 3, Mến mới chịu dừng tập một vài tháng để tập trung ôn thi. Đứng trước thời khắc “tiến cũng không được, lùi cũng không xong”, cô nàng quyết định không thi Đại học mà đi theo nghiệp nhảy vì thỏa được hai yếu tố: đam mê và thu nhập.
Cô quyết định nghỉ học để nhảy kiếm tiền.
Tuy không thi Đại học nhưng Mến thi vào trường múa, mặc dù đậu nhưng chỉ học được hai tháng vì bận lịch học nên có rất ít thời gian để lên tập với nhóm, dẫn đến việc không thể xếp đội hình, từ đó không thể xếp show. Điều này làm thu nhập của Mến rất bấp bênh, cô nàng quyết định nghỉ.
John Huy Trần – người thầy đáng kính
Sau khi tham gia cuộc thi Bước nhảy xì tin Mến được các bạn nhóm Mix giới thiệu vào nhóm UDG của biên đạo múa John Huy. Từ đây, cô nàng phát hiện mình còn thiếu nhiều kỹ năng, những hiểu biết về nhảy múa còn đơn điệu.
Vào nhóm của John Huy, cô nàng như “cá gặp nước” vì UDG là một nhóm mở, hội tụ những người thật sự có đam mê và có mong muốn học được nhiều thể loại. “Tôi quyết định nghỉ việc ở vũ đoàn Bước Nhảy vì không muốn chôn chân mãi ở một vòng tròn. Thời gian sinh hoạt bó buộc trong một vũ đoàn tuy tạo được thu nhập nhưng chiếm hết một ngày, chẳng thể nào phát triển được” – Huỳnh Mến bộc bạch.
John Huy ảnh hưởng nhiều đến Huỳnh Mến.
John Huy không đơn giản chỉ là một người thầy tiếp lửa đam mê mà còn chỉ bảo cách sống, đối nhân xử thế. Mến chia sẻ “Có những thời điểm tôi rất nản, nhìn bạn bè đồng trang lứa của mình đã vào được Đại học này, Đại học kia mà tôi lại cứ lông bông. Thầy John Huy đã động viên, giúp tôi suy nghĩ tích hơn để vượt qua khó khăn”
Nghề nhảy không… màu hồng
Với đặc tính của nghề, các vũ công, biên đạo múa thường xuyên được tiếp xúc với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng nhưng không hề “hào nhoáng” như mọi người nghĩ. Có những câu chuyện buồn mà mỗi khi nhắc đến mắt cô nàng lại rưng rưng. “Có một lần tôi theo một nữ ca sĩ ra diễn ngoài Hà Nội, vào trong một quán ăn, tôi gọi món bò, còn chị ấy gọi 3 món. Chuyện cũng chẳng có gì đến khi tính tiền dĩa thức ăn của tôi có giá 270 ngàn, chị ấy nói thẳng ngay trước mặt tôi rằng “Trời ơi, sao em ăn cái gì mắc quá vậy, một món của em bằng mấy món của người ta”.
Nếu có tiền thì tôi đã trả liền ngay lúc đó món ăn của mình. Một cảm giác thật sự chưng hửng vì mới mấy ngày trước đó tôi đã đến nhà chị ca sĩ này đầu tư dựng bài đến khuya, hai chị em còn tâm sự với nhau đủ điều, vậy mà … “. Còn nhiều nữa những lần “tủi nhục” như bị bỏ trong xe để “gặm” bánh mì trong khi ca sĩ đi vào quán ăn uống đàng hoàng.
Cô chia sẻ những góc khuất trong nghề ca sĩ.
Trải qua nhiều thăng trầm, giờ đây Huỳnh Mến đã tạo được chỗ đứng trong nghề. Cô nàng được nhiều nghệ sĩ và các chương trình truyền hình tin tưởng giao trọng trách biên đạo múa. Mến đang viết tiếp ước mơ của mình bằng cách quay trở lại trường Múa để lấy được tấm bằng chuyên môn. “Đừng bao giờ đầu hàng trước nghịch cảnh, hãy biến khó khăn thành động lực để vẽ trọn vẹn giấc mơ của mình” - Huỳnh Mến nhắn gửi.
Theo Khang Trần/Mực Tím
Danh hài Xuân Hinh từng phải đi bán đồng nát
"Tôi sinh ra trong cái nôi quan họ Bắc Ninh. Bố tôi làm nghề giáo, còn mẹ lo việc gia đình, đồng áng", nghệ sĩ hài mở đầu câu chuyện.
Nhà tôi đông anh em, 5 trai 2 gái. Tôi lại là con trưởng nên từ nhỏ, những việc từ trông em đến nấu cơm, trồng rau, bắt cua, cất vó, thu mua đồng nát..., tôi đều nếm trải hết.
Nghệ sĩ Xuân Hinh tâm sự.
Trong ký ức của tôi, cái xóm khi xưa gia đình tôi sống tuy nghèo về vật chất nhưng không bao giờ nghèo về tinh thần. Lúc nào trong xóm cũng có tiếng nhạc, tiếng hát. Nó ăn sâu vào tiềm thức những đứa trẻ như tôi, đến nỗi sau này lớn lên, tôi nghĩ, việc mình trở thành một nghệ sĩ có lẽ cũng chính vì những tiếng hát, tiếng nhạc đã ngấm sâu vào trong máu đó.
Học hết lớp 7, khi đoàn quan họ về xã tuyển sinh, tôi ngây ngô và háo hức cùng mấy đứa bạn đi thi. Ban đầu, tôi chỉ nghĩ thi cho vui, ai ngờ lại trúng. Niềm vui khôn xiết khi tôi được đưa lên Đoàn Dân ca quan họ Bắc Ninh, vừa được học văn hóa, vừa học nghệ thuật và tham gia biểu diễn.
Anh trải lòng về tuổi thơ khốn khó.
Hơn 6 năm gắn bó với Đoàn Dân ca quan họ Bắc Ninh, năm 1983, tôi "dở chứng", lại thích bộ môn nghệ thuật chèo. Thế là, tôi liều mình đăng ký thi vào trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội và trúng tuyển trong sự ngỡ ngàng của chính bản thân.
Rời mảnh đất quan họ, tôi lên Hà Nội theo đuổi đam mê thứ hai và gắn bó từ dạo đó đến bây giờ. Học đại học xong, tôi được giữ lại trường làm giảng viên. Cũng chưa biết đi đâu về đâu nên tôi đồng ý. Nhưng chỉ một năm sau đó, tôi thấy mình thuộc về sân khấu biểu diễn, việc đứng trên giảng đường, có vẻ như không hợp với tôi. Tôi viết đơn xin nghỉ dạy và chuyển công tác về Nhà hát Chèo Hà Nội...
Theo Xuân Tiến/Hoa Học Trò
Cát-xê bèo bọt của người đẹp Việt Là một nghề có thu nhập bấp bênh, nhiều người mẫu đã không trụ nổi với nghề và buộc phải tìm kế sinh nhai bằng cách bán nước mía hoặc thậm chí là buôn lậu. Thù lao thấp khó tin của các chân dài So với các ngành nghề nghệ thuật khác như ca sĩ, diễn viên, mặt bằng cát-xê chung của người...