Huyết áp cao liên quan thế nào đến giấc ngủ?
Huyết áp cao nếu không điều trị sẽ rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Huyết áp cao cũng có liên kết mật thiết đến giấc ngủ.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) giải thích huyết áp cao là tình trạng mà áp lực bên trong mạch máu quá cao. Thông thường, huyết áp chúng ta được chia ra thành huyết áp tâm thu và tâm trương, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Huyết áp cao nếu không điều trị có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Huyết áp tâm thu là áp lực tác động lên thành động mạch khi tim co bóp để bơm máu đi. Trong khi đó, huyết áp tâm trương là áp lực lên thành mạch máu khi tim giãn ra. Kết quả đo huyết áp thường là huyết áp tâm thu.
Huyết áp tâm thu từ 120-129 mmHg, huyết áp tâm trương từ 80-84 mmHg được xem là bình thường. Huyết áp cao xảy ra khi huyết áp tâm thu từ 130 mmHg, tâm trương từ 84 mmHg trở lên.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, huyết áp cao không được điều trị rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe như đau tim, đột qụy, suy tim, bệnh thận, suy giảm thị lực, rối loạn chức năng tình dục, đau thắt ngực hoặc bệnh động mạch ngoại vi.
Giấc ngủ rất quan trọng với người bị huyết áp cao. Vì trong khi ngủ, huyết áp sẽ giảm xuống. Điều này có nghĩa là nếu khó ngủ thì huyết áp sẽ ở mức cao trong khoảng thời gian dài bất thường.
Video đang HOT
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ lưu ý có 2 vấn đề giấc ngủ đặc biệt liên quan đến huyết áp cao là mất ngủ và ngưng thở khi ngủ. Những người bị mất ngủ kéo dài sẽ có nhiều nguy cơ bị huyết áp cao.
Những người ngủ dưới 6 tiếng/đêm cũng có thể dễ bị huyết áp cao. Với bệnh nhân đã bị huyết áp cao, việc mất ngủ, giấc ngủ bị gián đoạn, thậm chí có thể khiến bệnh thêm nặng.
Chứng ngưng thở khi ngủ cũng tác động tiêu cực đến huyết áp. Ngưng thở khi ngủ xảy ra khi nồng độ hoóc môn căng thẳng tăng lên từ đó làm tăng huyết áp. Ngoài ra, nhịp thở bị gián đoạn cũng khiến nồng độ ô xy trong máu giảm xuống. Để khắc phục tình trạng thiếu ô xy, bộ não sẽ gửi tín hiệu để kích thích tăng nhịp tim và huyết áp, khiến huyết áp tăng, theo Healthline.
Hóa ra đây mới là nguyên nhân số 1 làm tăng huyết áp
Thông thường, mọi người nghĩ rằng muối có hại cho huyết áp. Tuy nhiên, đường thực sự cũng là nguyên nhân gây ra huyết áp cao và là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh này.
Theo chuyên trang sức khỏe của Mỹ WebMD, đồ uống có đường cũng có hại như muối đối với bệnh tăng huyết áp.
Đường thực sự cũng là nguyên nhân gây ra huyết áp cao và là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh này. Ảnh SHUTTERSTOCK
Huyết áp cao là mức huyết áp từ 140/90mmHg trở lên. Nó được coi là kẻ giết người thầm lặng, vì làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim.
Trong lịch sử, muối được coi là tác nhân chính gây ra huyết áp cao, chủ yếu là vì nó gây giữ nước.
Do đó, để giảm huyết áp cao và nguy cơ tử vong, các bác sĩ khuyên bệnh nhân giảm lượng muối ăn.
Nhưng theo WebMD, đồ ăn thức uống có đường có thể gây hại cho huyết áp.
WebMD giải thích: đường có thể làm tăng huyết áp mạnh hơn muối. Thêm nhiều đường vào chế độ ăn uống sẽ làm tăng đáng kể huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu.
Nghiên cứu cho thấy, uống 2 lon nước ngọt - khoảng 700 ml, có thể làm tăng 15 điểm áp suất tâm thu, và 9 điểm huyết áp tâm trương.
Nhiều nghiên cứu nhấn mạnh rằng các loại đường được thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm như đường cát chúng ta ăn hoặc xirô, có hại hơn đường tự nhiên có trong trái cây.
Tại sao đường nguy hiểm cho người bệnh huyết áp cao?
Theo nền tảng sức khỏe VeryWell Health, đường làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Từ đó ức chế việc sản xuất oxit nitric - là chất cơ thể cần giúp cho mạch máu giãn nở.
Nghiên cứu cho thấy, uống 2 lon nước ngọt có thể làm tăng 15 điểm áp suất tâm thu, và 9 điểm huyết áp tâm trương. Ảnh SHUTTERSTOCK
Mặc dù điều này không chỉ khiến huyết áp tăng vọt ngay lập tức, mà về lâu dài còn gây tăng cân - một nguyên nhân chính gây huyết áp cao.
WebMD giải thích, nghiên cứu cho thấy lượng đường ăn vào thực sự có thể làm tăng độ nhạy cảm với muối, dẫn đến tác động tiêu cực của natri đối với huyết áp.
Một nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ Journal of the American Nutrition, cũng đồng ý rằng, cả muối và đường đều ảnh hưởng đến huyết áp và sự trao đổi chất.
Trong khi ăn mặn làm tăng mức kháng insulin và tăng huyết áp thì ăn nhiều đường cũng làm tăng độ nhạy cảm với muối do giữ natri trong nước tiểu, tăng kháng insulin và tăng huyết áp, theo WebMD.
Nghiên cứu đã phát hiện ra phụ nữ lớn tuổi, ăn nhiều đường cũng dễ bị huyết áp cao.
Chuyên gia: 7 loại thực phẩm tốt nhất cho người cao huyết áp Huyết áp cao là một chẩn đoán nghiêm trọng, nhưng nó có thể được kiểm soát bằng những thay đổi lối sống phù hợp. Ăn uống các chất dinh dưỡng phù hợp và chăm sóc sức khỏe tổng thể của bạn có thể giúp bạn kiểm soát mức huyết áp của mình và giữ cho sức khỏe của bạn ở trạng thái tốt...