Huyện Thiệu Hóa phát triển có hiệu quả các vùng sản xuất nông nghiệp
Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện Thiệu Hóa chỉ đạo thực hiện có hiệu quả tích tụ, tập trung đất đai; đưa các loại giống cây, con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao trên từng đơn vị diện tích.
Đến nay, trên địa bàn đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung có quy mô đất đai, mặt nước lớn, liên xã và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Các vùng sản xuất áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm, đạt hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững. Trồng trọt được cơ giới hóa đồng bộ; chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được cơ giới hóa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Nông dân thị trấn Thiệu Hóa chăm sóc rau an toàn.
Thực tế phát triển nông nghiệp thời gian qua của huyện Thiệu Hóa cho thấy, các mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Về trồng trọt, tổng diện tích gieo trồng năm 2021 là 20.355 ha; trong đó lúa 16.350 ha, ngô 1.842 ha, ớt 230 ha, rau màu các loại 1.933 ha; tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 1.863 tỷ đồng. Tổng diện tích cây trồng liên kết bao tiêu sản phẩm, giai đoạn 2011-2021 là 7.299,9 ha, tổng giá trị liên kết 598,8 tỷ đồng. Trong đó năm 2021, toàn huyện đã tổ chức liên kết sản xuất 2.310 ha cây trồng các loại (lúa, ngô, ớt, khoai tây, rau màu các loại), với các doanh nghiệp, như: Công ty Giống cây trồng Trường Thành, Công ty Xuất nhập khẩu ớt Phú Sỹ, Công ty TNHH Giống cây trồng Việt Thành, Công ty TNHH MTV bò sữa Thanh Hóa, Công ty CP Mía đường Lam Sơn, Công ty Xuất nhập khẩu rau quả Hà Trung, Công ty Thiên Trường 36… Để phát triển sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế, những năm qua huyện Thiệu Hóa đã ban hành nghị quyết, kế hoạch, đề án, phương án và chương trình hành động, như: Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 15-12-2015 về tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025; Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 30-8-2016 về việc tiếp tục vận động Nhân dân chuyển đổi ruộng đất và chuyển đổi theo nhóm hộ, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, Nghị quyết 150/NQ-HĐND ngày 26-12-2020 về việc hỗ trợ kinh phí thực hiện Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện năm 2021; Quyết định số 3805/QĐ-UBND ngày 17-9-2021 về việc ban hành Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị, có giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn; Quyết định số 4798/QĐ-UBND ngày 24-11-2021 về việc ban hành Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn.
Các vùng sản xuất nông nghiệp được hình thành, phát triển, đạt hiệu quả kinh tế cao. Như mô hình sản xuất rau an toàn, hiện trên địa bàn huyện thực hiện được 38,4 ha theo tiêu chuẩn VietGAP, tập trung ở thị trấn Thiệu Hóa và các xã Thiệu Toán, Thiệu Hợp, Thiệu Phú… Trong đó, có 9,4 ha sản xuất theo hướng công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới (sản xuất các loại dưa và cây trồng có giá trị kinh tế cao), thu nhập từ 780 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/năm và 26,6 ha vùng sản xuất rau an toàn tập trung, thu nhập bình quân từ 250 – 300 triệu đồng/ha/năm. Trong năm 2021, HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng đã có sản phẩm dưa được công nhận OCOP tỉnh Thanh Hóa là dưa vàng Vạn Hà đạt 4 sao và dưa chuột Baby Vạn Hà đang hoàn thiện hồ sơ để hội đồng tỉnh công nhận sản phẩm 3 sao trong đợt 5 năm 2021… Về trang trại chăn nuôi, toàn huyện có 17 trang trại chăn nuôi đạt chuẩn theo Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trong đó 12 trang trại chăn nuôi lợn, 5 trang trại chăn nuôi gia cầm); tổng diện tích đất của các trang trại là 23,2 ha, bình quân 1,36 ha/trang trại, tổng vốn đầu tư của các trang trại hơn 77 tỷ đồng. Một số trang trại điển hình, như: Trang trại chăn nuôi lợn ngoại Lãm Hương, xã Thiệu Thành, diện tích 1,6 ha, quy mô 210 lợn ngoại, 850 lợn thịt, tổng vốn đầu tư trên 5 tỷ đồng, doanh thu năm 2021 đạt hơn 8 tỷ đồng, bảo đảm việc làm thường xuyên cho 7 lao động. Trang trại chăn nuôi gà sinh sản của hộ ông Nguyễn Văn Chinh, xã Thiệu Giang, diện tích 1 ha, quy mô 10.000 gà sinh sản, tổng vốn đầu tư hơn 4,5 tỷ đồng, doanh thu năm 2021 đạt hơn 5 tỷ đồng, bảo đảm việc làm thường xuyên cho 6 lao động… Đối với nuôi trồng thủy sản, tổng diện tích đất nuôi trồng 419 ha, tổng sản lượng năm 2021 đạt 1.500 tấn/năm, giá trị sản xuất 43,103 tỷ đồng. Huyện cũng đã quy hoạch và phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, diện tích 50 ha tại đồng Vước, thuộc 2 xã Thiệu Công, Thiệu Long. Ngoài ra, huyện cũng đã thành lập được 2 HTX nuôi trồng thủy sản tạo chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm thủy sản cho người dân.
Đồng chí Hoàng Anh Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thiệu Hóa, cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục nhân rộng các mô hình, vùng sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế. Đi đôi với đó, thực hiện có hiệu quả việc tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Trên cơ sở Quyết định 5588/QĐ-UBND ngày 30-12-2020 của UBND tỉnh về quy hoạch phát triển vùng huyện Thiệu Hóa đến năm 2045, huyện tiếp tục kêu gọi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cũng như các doanh nghiệp chế biến nông sản đầu tư vào địa bàn. Đồng thời, xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trên địa bàn, sản xuất nông nghiệp theo hướng cơ giới hóa đồng bộ, xây dựng nông thôn mới và Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Video đang HOT
Bắc Giang: Gắn chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Để nâng cao thu nhập cho người dân góp phần hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, thời gian qua Tp. Bắc Giang đã đi đầu trong việc ứng dụng công
Xây dựng nông thôn mới theo hướng thông minh, gắn với chuyển đổi số
Nhiều năm qua, nghề trồng hoa ly và nhiều loại rau, hoa chất lượng cao đã mang lại thu nhập cao cho người dân tại xã Song Mai và Dĩnh Trì (tỉnh Bắc Giang). Các hộ dân tại 2 xã thực hiện quy hoạch trồng hoa cho thu nhập lên tới 150 - 250 triệu đồng/năm. Để đạt được doanh thu đáng nể trên là nhờ vào việc đưa các giống hoa mới vào sản xuất để bắt kịp nhu cầu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh.
Cán bộ thôn Trại Muối trao đổi với gia đình ông Chu Văn Minh về biện pháp chăm sóc cây vải thiều hiệu quả.
Hằng năm, UBND thành phố Bắc Giang đều thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh phí xây dựng, nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Một số vùng có thể nâng cao chất lượng sản xuất bằng việc quy hoạch các vùng sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới như mô hình trồng hoa lay ơn, hoa đào, lily, đồng tiền, cây cảnh ở xã Dĩnh Trì, Song Mai, Tân Mỹ... Cùng với đó, việc tổ chức tập huấn chuyển giao quy trình sản xuất, vận động nhân dân đưa giống cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất cũng được huyện thường xuyên triển khai.
Đặc biệt, để nâng cao giá trị sản xuất hoa cho nông dân và thúc đẩy bảo tồn giá trị văn hóa đặc sắc, thành phố Bắc Giang đã quan tâm định hướng phát triển trồng hoa, cây cảnh gắn với hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm thông qua một số mô hình sản xuất tiêu biểu như: Mô hình du lịch sinh thái của Công ty cổ phần Việt An Sinh quy mô 06 ha trên địa bàn xã Song Mai; mô hình trồng hoa, sản xuất giống hoa quy mô 10 ha gắn với du lịch trải nghiệm của hộ nông dân Nguyễn Văn Dương trên địa bàn phường Đa Mai; mô hình trồng Đào, hoa Lay ơn của 50 hộ nông dân với quy mô 26 ha trên địa bàn xã Dĩnh Trì.
Hằng năm, các mô hình đã thu hút gần 200.000 lượt người đến tham quan, trải nghiệm, giải quyết việc làm cho gần 50 lao động, nâng cao thu nhập cho nông dân, đồng thời, tạo cảnh quan và góp phần hình thành vành đai xanh cho đô thị thành phố Bắc Giang.
Cùng sự đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng và các tiêu chí xây dựng nông thôn mới thời gian gần đây, Từ đó tạo đà làm nên một diện mạo đầy khởi sắc của các xã nông thôn mới.
Hệ thống giao thông nông thôn luôn được tp. Bắc Giang trú trọng đầu tư để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Hướng đến nông nghiệp đô thị sinh thái
Bên cạnh việc phát triển mô hình sản xuất tại các xã, thành phố Bắc Giang hiện nay đang quan tâm chỉ đạo phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ở những phường còn đất nông nghiệp, giúp người dân ở địa phương có thêm việc làm, tăng thu nhập.
Song song với đó là sự ra đời của các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch trải nghiệm, trong đó, nổi bật là mô hình phim trường Đa Mai với quy mô 10 ha trồng đa dạng hoa vừa phục vụ du lịch sinh thái, trải nghiệm, vừa cung ứng hoa giống chất lượng, với tổng doanh thu 04 tỷ đồng/năm. Mô hình đã thu hút gần 130 nghìn lượt người/năm; giải quyết việc làm cho 20 lao động, nâng cao thu nhập cho trên 30 hộ gia đình có đất nông nghiệp.
Đó cũng chính là tầm nhìn tạo ra một nền nông nghiệp đô thị sinh thái với sự tận dụng các yếu tố sẵn có cũng như tạo ra các đặc trưng đô thị mới nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh cho Bắc Giang.
Bộ mặt nông thôn của Tp. Bắc Giang ngày càng khởi sắc
Hiện thực hóa tầm nhìn đó trong quá trình xây dựng Nông thôn mới, Bắc Giang đang tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng và sản phẩm OCOP như ứng dụng công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt có hệ thống điều khiển tự động, bán tự động; ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc... đem lại năng suất và chất lượng cao cho nông sản.
Bên cạnh đó, thành phố cũng tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tích tụ ruộng đất, áp dụng khoa học - công nghệ và cơ giới hóa vào sản xuất. Trong chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" - OCOP, địa phương phấn đấu đến năm 2025 sẽ có 40 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Điều này gắn liền với việc thành phố phải thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm nông sản.
Dựa trên những kết quả đã đạt được và bám sát các mục tiêu tiếp theo, thời gian tới, thành phố Bắc Giang sẽ đẩy mạnh triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới theo chiều sâu, với các tiêu chí phù hợp hơn, ở mức cao hơn nhằm đạt được sự phát triển một cách hài hòa, bền vững, phấn đấu đạt xã nông thôn mới nâng cao trước năm 2025 đúng như mục tiêu đã đề ra.
Chuyện về Tổ hợp tác bưởi da xanh Hiệp Lợi Do sản xuất theo hướng hữu cơ, sản phẩm của Tổ hợp tác bưởi da xanh Hiệp Lợi (Bến Tre) tạo được niềm tin với người tiêu dùng, giúp nông dân có thu nhập cao. Lợi ích kép Sau những ngày giãn cách xã hội, chúng tôi đến Tổ hợp tác bưởi da xanh Hiệp Lợi ở ấp Hòa Thanh, xã An Hiệp,...