Huyện Như Thanh thu hút các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu
Tận dụng nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, những năm gần đây huyện Như Thanh đã có nhiều giải pháp thu hút các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu đầu tư vào huyện, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho nhiều lao động.
Sản xuất gỗ thanh nan xuất khẩu tại Công ty TNHH Ngôi Sao Đô Thị ở thôn Eo Son (Phú Nhuận).
Theo chân cán bộ UBND huyện Như Thanh, chúng tôi đến thăm Công ty TNHH Ngôi Sao Đô Thị ở thôn Eo Son, xã Phú Nhuận. Trong không khí lao động đầu năm, anh Nguyễn Ba Dần, giám đốc công ty, cho biết: Nhận thấy nguồn nguyên liệu gỗ phục vụ cho chế biến mặt hàng lâm sản xuất khẩu trên địa bàn huyện Như Thanh phong phú, năm 2012 anh quyết định thành lập công ty chế biến ván ghép thanh xuất khẩu; đồng thời đầu tư xây dựng nhà xưởng, hệ thống dây chuyền chế biến gỗ xuất khẩu theo công nghệ của Malaysia. Công ty được huyện, xã tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng, thủ tục hành chính. Đến nay, trung bình mỗi tháng công ty tiêu thụ khoảng 1.000 tấn nguyên liệu đầu vào, xuất khẩu từ 80 đến 100m3 gỗ thành phẩm sang thị trường Malaysia. Năm 2020, Công ty TNHH Ngôi Sao Đô Thị xuất khẩu được 1.320m3 ván thanh nan, giá trị đạt gần 900.000 USD, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương, với mức thu nhập từ 5 – 6 triệu đồng/người/tháng.
Tính đến tháng 2-2021, huyện Như Thanh đã có 7 doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu (XK) giày da và lâm sản, gồm: Công ty TNHH Giày Akalia Việt Nam; Công ty TNHH Xây dựng Thắng Phát ở xã Hải Long; Nhà máy chế biến lâm sản và nghiền phế phẩm làm nguyên liệu giấy xuất khẩu Đại Phát ở xã Xuân Khang; Công ty CP Sản xuất thương mại Tân Nhật Thanks, xã Thanh Kỳ; Công ty TNHH Ngôi Sao Đô Thị ở xã Phú Nhuận và một số cơ sở may gia công quần áo, túi xách. Các sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường các nước, như: Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước châu Âu. Để thu hút các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu, huyện Như Thanh đã tập trung rà soát quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội toàn huyện; quy hoạch, định hướng vùng sản xuất hàng hóa; xây dựng, nâng cấp các tuyến đường giao thông, hệ thống điện, đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, huyện có nhiều cơ chế, chính sách, tạo điều kiện về quỹ đất, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng để các doanh nghiệp mở rộng ngành nghề sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các ngành nghề có lợi thế về nguồn nguyên liệu tại địa phương. Tập trung cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh. Trong đó, có một số doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư lớn, như: Công ty TNHH Giày Akalia Việt Nam ở xã Hải Long đã đầu tư 15 triệu USD, hiện tạo việc làm cho 3.000 lao động. Theo dự kiến quý 3-2021, công ty sẽ tạo việc làm cho 6.000 lao động. Mặc dù ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn huyện Như Thanh vẫn đạt 14,1 triệu USD, tăng 0,4% so với cùng kỳ. Trong đó, một số sản phẩm xuất khẩu đạt giá trị cao, như: giày da xuất khẩu đạt 6 triệu đôi; gỗ thanh nan đạt 40.000m2; dăm gỗ đạt 150.000 tấn; quần áo may sẵn, may gia công đạt 450.000 sản phẩm… tạo việc làm cho trên 3.000 lao động.
Thời gian tới, huyện Như Thanh tiếp tục đẩy mạnh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút tối đa các nguồn lực, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành nghề huyện có tiềm năng, lợi thế, đặc biệt các doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu, qua đó góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Nâng năng suất, tìm đầu ra cho sắn miền Trung
Sắn (khoai mì) được xem là cây dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau và điều kiện kinh tế nông hộ.
Video đang HOT
Nhằm tìm giải pháp phát triển sản xuất sắn bền vững và phòng chống bệnh khảm lá sắn hiệu quả, xây dựng mối liên kết tiêu thụ sản phẩm bền vững, vừa qua Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã phối hợp Sở NNPTNT Quảng Ngãi tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp chủ đề: "Giải pháp nâng cao năng suất sắn và liên kết tiêu thụ sản phẩm khu vực miền Trung".
Phá vỡ quy hoạch, bị dịch bệnh đe dọa
Sắn (khoai mì) được xem là cây dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau và điều kiện kinh tế nông hộ. Sắn đồng thời cũng là nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản, bên cạnh đó tinh bột sắn còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, thị trường đầu ra tốt.
Tuy nhiên theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, hiện nay việc phát triển cây sắn thiếu bền vững, tình trạng phá rừng trồng sắn, trồng sắn quảng canh năng suất thấp, ô nhiễm môi trường trong chế biến tinh bột sắn... tiếp tục là những vấn đề nan giải.
"Các nhà máy cần có chính sách đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, ký kết hợp đồng tiêu thụ ổn định để bà con yên tâm sản xuất... Nông dân cần nắm vững quy trình phòng chống bệnh khảm lá sắn, tuân thủ chỉ đạo của ngành nông nghiệp để góp phần giảm dịch bệnh".
Ông Kim Văn Tiêu
Đáng chú ý là hiện nay, dịch bệnh khảm lá sắn đang ngày càng lan rộng ra nhiều tỉnh thành, có thể làm giảm năng suất sắn đến 90%, thậm chí nếu vườn nhiễm nặng trong giai đoạn đầu có thể mất trắng. Bệnh lan truyền qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng và qua hom giống nên lây lan rất nhanh, gây hại nghiêm trọng đến các vùng trồng sắn ở Việt Nam.
Tại Quảng Ngãi, có thời điểm tổng diện tích trồng sắn lên đến 20.000ha, sản lượng sắn cung cấp cho các nhà máy đạt gần 350.000 tấn, trong khi theo quy hoạch đến năm 2025, tổng diện tích sắn toàn tỉnh mới là 18.000ha, trong đó có 13.000ha trên đất trồng cây hàng năm và 5.000ha trên đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất. Cây sắn ở Quảng Ngãi tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi và đồng bằng như: Sơn Hà 5.100ha, Bình Sơn 2.000ha, Sơn Tịnh 1.600ha...
Tuy nhiên, cây sắn tại Quảng Ngãi đang bị virus khảm lá tấn công trên diện rộng với tổng diện tích nhiễm hơn 4.854ha, trong đó diện tích nhiễm nhẹ 1.191ha, nhiễm trung bình 2.791,5ha, nặng là 871,5ha.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhấn mạnh, diễn đàn tổ chức với kỳ vọng các bên liên quan sẽ tích cực tham gia, cùng chung tay, chia sẻ và nhìn nhận lại các vấn đề về phát triển cây sắn hiện nay, bao gồm phát triển không theo quy hoạch, kế hoạch; liên kết sản xuất và tiêu thụ còn lỏng lẻo, sản phẩm thu hoạch không kết hợp với kế hoạch thu mua, chế biến làm tỉ lệ thất thoát sau thu hoạch rất cao...
Nhiều diện tích trồng sắn vẫn theo tập quán quảng canh, người trồng không đầu tư chăm sóc dẫn tới năng suất thấp và làm suy kiệt đất trồng.
Các đại biểu tham quan dây chuyền sản xuất của Nhà máy chế biến tinh bột sắn Sơn Hải. Ảnh: Mạnh Hùng
"Đó là chưa kể, thị trường giá cả thu mua không ổn định đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng đầu tư, thu nhập của người trồng sắn. Việc xử lý nước thải trong quy trình chế biến tinh bột sắn cũng còn nhiều hạn chế, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường..." - ông Kim Văn Tiêu nhấn mạnh.
Gắn sản xuất với tiêu thụ bền vững
Tại diễn đàn, Ban chủ tọa, Ban cố vấn đã trao đổi, chia sẻ và trả lời 35 câu hỏi của bà con nông dân và các đại biểu xoay quanh các vấn đề như: Chính sách hỗ trợ giống sắn mới có khả năng kháng bệnh khảm lá cho nông dân, kỹ thuật trồng thâm canh cây sắn, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho cây sắn, đặc biệt bệnh chổi rồng và bệnh khảm lá sắn; thiết kế, xây dựng hệ thống kênh mương cấp và thoát nước cho vùng trồng sắn; chính sách hỗ trợ tiêu hủy đối với diện tích sắn bị bệnh...
Kết luận diễn đàn, ông Kim Văn Tiêu đề nghị về phía các cơ quan quản lý, cần xây dựng quy hoạch vùng trồng sắn tập trung theo hướng linh hoạt, có đầu tư thâm canh với quy mô thích hợp (khoảng 500.000ha), không phá rừng để trồng sắn. Tăng cường công tác quản lý môi trường tại các nhà máy chế biến tinh bột sắn; quản lý chặt chẽ chất lượng cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...
Bên cạnh đó, các viện, trường, nhà khoa học cần tăng cường công tác nghiên cứu, chọn tạo các giống sắn có khả năng kháng bệnh và thích ứng cao trong điều kiện biến đổi khí hậu. Nhanh chóng trồng thử nghiệm trên diện rộng các bộ giống kháng bệnh khảm lá đã được nghiên cứu, chọn tạo để đưa vào bộ giống quốc gia. Ứng dụng và chuyển giao sản xuất bộ giống có năng suất và hàm lượng tinh bột cao, chống chịu sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp trồng rải vụ để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến hoạt động đảm bảo công suất.
Bên cạnh đó, hệ thống khuyến nông và các cơ quan chuyên môn của địa phương cần đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua các mô hình trồng thâm canh sắn, mô hình trồng sắn có tưới nước, trồng sắn phủ bạt, trồng xen sắn với các cây họ đậu để cải tạo đất, trồng sắn thích ứng biến đổi khí hậu... để giúp bà con tăng hiệu quả kinh tế.
Xuất hiện vết nứt dài hơn 170 mét ở thân đập hồ thủy lợi Sông Mực (Thanh Hóa) Thân đập hồ thủy lợi Sông Mực (huyện Như Thanh, Thanh Hóa) đã xuất hiện vết nứt dài hơn 170 mét. Vết nứt ở thân đập hồ thủy lợi Sông Mực (Thanh Hóa). Những ngày qua, ngành chức năng ở Thanh Hóa phát hiện vết nứt dài khoảng 173m chạy dọc thân đập của hồ thủy lợi Sông Mực. Hồ thủy lợi này...