Huyện miền núi Bình Định khôi phục sản xuất sau mưa lũ
Sau các đợt mưa lũ liên tiếp, nhiều diện tích đất sản xuất của người dân tại các huyện miền núi tỉnh Bình Định bị tàn phá, công trình thủy lợi bị hư hại.
Hơn 6 ha ruộng tại xã Bok Tới, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định bị đất cát vùi lấp sau các đợt mưa lũ vừa qua.
Hiện nay, chính quyền địa phương cùng người dân đang tích cực khôi phục sản xuất, chuẩn bị cho vụ mùa mới.
Tại huyện miền núi An Lão, do ảnh hưởng của các cơn bão số 6, số 9 và áp thấp sau bão số 10 toàn huyện có gần 7 km kênh mương bị sạt lở, bồi lấp, trên 30 đập bổi bị nước lũ cuốn trôi. Cánh đồng dâu tằm, ớt của người dân thôn Trà Cong, xã An Hòa, huyện An Lão cũng không thể sản xuất.
Gia đình ông Nguyễn Phú Quốc tại thôn Trà Cong có 2 sào đất trồng ớt nhưng qua các trận lũ đã bị hư hại hoàn toàn. Ruộng của ông bị một lớp đất cát dày gần 20 cm phủ lên bề mặt không thể sản xuất được. “Năm nào cũng vậy, lũ về là kênh mương ở đây bị vỡ, đất cát tràn vào. Tôi kiến nghị cần đầu tư kiên cố hóa kênh mương để không xảy ra tình trạng này nữa”, ông Quốc nói.
Trong khi đó, huyện Hoài Ân có trên 10 km kênh mương bị sạt lở, có 45 đập tạm, đập bổi bị nước lũ cuốn trôi, 15 ha ruộng bị sa bồi thủy phá, chủ yếu ở các xã vùng cao như Bok Tới, Đăk Mang, Ân Sơn.
Video đang HOT
Triển khai vụ Đông Xuân 2020 – 2021, tại xã Bok Tới, những ngày qua, nhiều phương tiện cơ giới như máy ủi, máy xúc đã nạo vét, thu gom lượng đất cát vùi lấp tại các cánh đồng ở thôn T1, T2.
Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoài Ân Võ Duy Tín cho biết, đối với diện tích bị đất cát vùi lấp nhiều, huyện hỗ trợ người dân khắc phục bằng cơ giới; còn đối với những điểm thiệt hại nhỏ lẻ sẽ vận động người dân ra quân khắc phục.
Tại diện tích bị đất cát bồi lấp nặng, địa phương lên phương án hỗ trợ người dân chuyển đổi trồng lúa sang trồng cây hoa màu khác phù hợp, đem lại hiệu quả sản xuất. Cùng với đó vận động người dân hạn chế mở đường khai thác keo để tránh hiện tượng mưa lũ gây xói lở, đất cát bồi lấp.
Vụ Đông Xuân 2020 – 2021, tỉnh Bình Định dự kiến gieo sạ gần 48.000 ha lúa và trên 20.000 ha hoa màu. Các địa phương đang tích cực huy động các nguồn lực để giúp dân dọn rác và bùn đất trên các cánh đồng để kịp thời sản xuất vụ Đông Xuân 2020 – 2021, đồng thời hỗ trợ nguồn giống cho người dân canh tác.
Người dân xã An Hòa, huyện An Lão, tỉnh Bình Định ra quân dọn vệ sinh đồng ruộng chuẩn bị sản xuất vụ Đông Xuân 2020 – 2021.
Ngoài ra, các địa phương tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ trồng trọt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư sửa chữa công trình thủy lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác.
Người dân lo làm gì để kiếm ăn sau bão lũ chồng chất?
Bão lũ đi qua, các tỉnh miền Trung đang dốc sức khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất. Sau những cứu trợ trước mắt, vấn đề tạo sinh kế cho người dân đang được chính quyền địa phương và các cấp, các ngành triển khai những giải pháp mang tính bền vững.
Từ sau cơn bão số 9 hồi cuối tháng 10, đến nay nhiều gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn loay hoay khi nguồn lương thực cứu trợ dần cạn. Nhờ sự giúp sức của chính quyền địa phương và cộng đồng, nhiều hộ mới chỉ kịp lợp lại nhà cửa, có nơi trú ngụ, còn làm gì để kiếm ăn trong những tháng sắp tới là cả câu chuyện dài.
Bão lũ dồn dập khiến người dân rơi vào cảnh trắng tay.
Ông Huỳnh Hữu Tài, ở thôn Xuân Yên Đông, xã Bình Hiệp huyện Bình Sơn cho biết, sau bão, gia đình ông chỉ mới kịp lợp lại ngôi nhà bị tốc mái, còn vườn keo non mấy héc ta bị gió bão quật ngã la liệt, không biết đến bao giờ mới khôi phục lại được.
Ông Huỳnh Hữu Tài than thở, hàng trăm triệu đồng vốn liếng, công sức đầu tư coi như mất trắng: "Tôi vay tiền ngân hàng 50 triệu khai thác thuê nhân công trồng hơn 1ha keo non. Nhưng cơn bão số 9 ngã đổ hơn 80%".
Ngay sau khi bão, lũ đi qua, tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các đơn vị thu mua nông, lâm sản trên địa bàn đảm bảo việc thu mua hết sản lượng, không để xảy ra tình trạng ép giá, gây khó khăn cho nông dân.
Ông Trần Văn Sương, Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng cho biết, bão lũ đã làm đổ ngã khoảng 25.000ha diện tích rừng trồng, hàng trăm héc ta quế và cây trồng lâu năm bị thiệt hại. Huyện tập trung khôi phục sản xuất: "Chúng tôi chỉ đạo các đơn vị thu mua cho dân bằng giá trước bão, không được lợi dụng mua ép giá của dân. Đồng thời, chỉ đạo người dân diện tích nào con chăm sóc được thì giữ lại chăm sóc, nếu không thì tận thu, thu hoạch để giải quyết đời sống thời điểm khó khăn trước mắt".
Hàng ngàn hộ dân đứng trước nguy cơ tái nghèo do thiên tai.
Tỉnh Quảng Ngãi hiện có hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo mới thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng. Họ là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trước những biến cố của thiên tai. Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các hộ nghèo, gia đình chính sách, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Quảng Ngãi gia hạn, khoanh nợ, cho vay bổ sung....
Bà Nguyễn Thị Thùy Linh, Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Quảng Ngãi cho biết, các đối tượng thuộc quy định xử lý nợ rủi ro theo Quyết định 50 của Thủ tướng Chính phủ, đơn vị lập hồ sơ trình các cơ quan liên quan kịp thời xử lý. Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh sẽ cho vay bổ sung, vay khôi phục sản xuất đối với các hộ thiệt hại. Chúng tôi sẽ đề nghị Ngân hàng Chính sách Xã hội Trung ương bổ sung nguồn vốn kịp thời nhu cầu vốn cho các đối tượng hộ nghèo, đối tượng chính sách bị thiệt hại trong đợt mưa lũ vừa qua.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất nông nghiệp, tạo sinh kế cho bà con các địa phương. Theo thống kê, các tỉnh miền Trung đang cần hỗ trợ hàng ngàn tấn hạt giống lương thực, rau màu các loại, hàng trăm ngàn liều vắc xin, lượng lớn hóa chất khử trùng...
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, trước mắt, các địa phương tập trung hỗ trợ người dân tăng nhanh diện tích sản xuất rau màu, chăn nuôi gia cầm, thực hiện tốt công tác khử trùng, tiêu độc, đảm bảo môi trường chăn nuôi an toàn... Bộ đã huy động lượng lớn con giống gia cầm, thuốc sát trùng, thuốc thú y, vắc xin cho các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng bão lũ và sẽ tổ chức tập huấn, đưa con giống đến các tỉnh, hỗ trợ đến từng hộ dân.
Khẩn trương khôi phục trồng trọt, chăn nuôi sau bão lũ, không để thiếu lương thực Tết Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, khôi phục, tái thiết sản xuất sau mưa lũ là nhiệm vụ cấp thiết lúc này, cần hỗ trợ tối đa cho người dân vùng thiên tai sớm ổn định cuộc sống. Tại buổi làm việc cuối giờ chiều nay (17/11) bàn giải pháp hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp tại một...