Huyện đầu tiên ở TP.HCM dự kiến mở lại nhiều điểm du lịch
Từ 16/9 đến 30/9, huyện Cần Giờ dự kiến mở lại nhiều điểm tham quan du lịch, di tích lịch sử. Người dân TP.HCM có thể đăng ký đi theo tour nếu có thẻ xanh vaccine và đảm bảo 5K.
Thông tin trên được Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ (TP.HCM) Nguyễn Văn Hồng chia sẻ trong chương trình livestream “Dân hỏi – Thành phố trả lời” tối 15/9. Đây là số cuối cùng của chương trình sau 3 tuần thực hiện.
Cần Giờ cho phép khai thác, chế biến hải sản trở lại
Tại chương trình, người dân đặt câu hỏi về các loại hình ở huyện Cần Giờ được hoạt động trở lại sau ngày 15/9. Huyện này cùng với quận 7 và huyện Củ Chi là ba địa phương đầu tiên tại TP.HCM triển khai thí điểm nới lỏng giãn cách trong thời gian từ 16/9 đến 30/9.
Theo Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, địa phương sẽ được thực hiện thí điểm hoạt động trở lại một số mô hình với nguyên tắc “khóa chặt bên ngoài và từng bước nới lỏng bên trong”, an toàn đến đâu nới lỏng đến đó và mục tiêu cao nhất vẫn là đảm bảo an toàn về sức khỏe cho người dân.
Trước mắt, Cần Giờ thí điểm cho mở lại dịch vụ ăn uống nhưng không phục vụ tại chỗ mà bán mang về, đồng thời người dân được đi chợ 1 lần/tuần.
“Trong quá trình này, chúng tôi thực hiện phương châm mỗi người dân là một shipper, để người dân có đủ điều kiện đã qua 14 ngày kể từ khi tiêm vaccine mũi 2 sẽ được đi lại theo phương án đảm bảo an toàn”, ông Hồng nói.
Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ và Chủ tịch UBND quận Tân Bình là hai khách mời trong số cuối cùng của chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời” tối 15/9. Ảnh: HMC.
Ngoài ra, thế mạnh của huyện Cần Giờ là đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Do đó, lãnh đạo huyện cho biết sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân được đánh bắt xa bờ, gần bờ và cho phép hoạt động lại các dịch vụ nuôi trồng, chế biến thủy hải sản nhằm cung ứng cho thị trường trong quận và cả TP.
Ngoài ra, huyện đã phủ vaccine mũi 1 cho gần 100% người dân trên 18 tuổi và tiến độ tiêm mũi 2 đạt 37%. Từ các điều kiện trên, địa phương thúc đẩy hoạt động nuôi trồng, tiêu thụ thủy hải sản để góp phần cải thiện đời sống của người dân trong thời gian tới.
Về xây dựng, ông Hồng cho biết huyện sẽ rà soát thống kê các công trình phải tạm dừng thi công do lệnh giãn cách xã hội. Những công trình cấp bách, trọng điểm, kể cả xây dựng nhà ở riêng lẻ cũng được rà soát lại. Sau đó, huyện sẽ phối hợp với Sở Xây dựng trình UBND TP.HCM cho phép các công trình thi công trở lại.
Video đang HOT
Thí điểm tour du lịch khép kín
Về việc mở lại các hoạt động du lịch trong thời gian thí điểm, Chủ tịch huyện Cần Giờ cho biết địa phương đang xem xét mở lại một số địa điểm du lịch, di tích lịch sử như: Chiến khu Rừng Sác, khu du lịch Vàm Sát, khu du lịch Phương Nam, Đảo khỉ…
“Chúng tôi sẽ phối hợp với các sở ngành thành phố như du lịch, công thương, giao thông vận tải, thông tin và truyền thông, để kết nối mở lại thí điểm các tuyến du lịch khép kín (du lịch theo tour)”, ông Hồng nói.
Ông cho biết địa phương mới chỉ thí điểm du lịch theo tour là để an toàn cho người dân và đảm bảo “nới tới đâu kiểm soát chặt chẽ tới đó”.
MC Quyền Linh đặt câu hỏi về việc người dân ở khu vực khác tại TP.HCM muốn đến các điểm du lịch ở Cần Giờ có được không và cần đảm bảo điều kiện gì.
Trả lời, lãnh đạo huyện Cần Giờ cho biết trước mắt, trong thời gian thí điểm nới lỏng giãn cách (16-30/9), địa phương phối hợp với Sở Du lịch và Saigon Tourist để tổ chức cho người dân đi theo tour. Điều kiện là phải có thẻ xanh vaccine và 5K, tức là người dân phải tiêm 2 mũi vaccine mới được đi.
“Trên cơ sở nới lỏng trong thời gian thí điểm, sau ngày 30/9, chúng tôi sẽ rà soát, đánh giá và xem xét nới lỏng hơn nữa cho ngành du lịch”, Chủ tịch huyện Cần Giờ nói.
Khi nào quận Tân Bình được nới lỏng như Cần Giờ?
Nói về công tác an sinh xã hội trên địa bàn, Chủ tịch huyện Cần Giờ cho biết địa phương đã hoàn thành việc chi trả 2 gói hỗ trợ dành cho người dân gặp khó khăn trong thời gian giãn cách xã hội.
Cụ thể, ngân sách của huyện chi hơn 34 tỷ đồng và đảm bảo hỗ trợ cho hơn 30.000 lượt hộ dân. Ngoài ra, địa phương vận động mạnh thường quân và một số nguồn khác để hỗ trợ thêm 240.000 lượt người dân, với tổng số tiền 31 tỷ đồng.
Trong khi đó, ông Nguyễn Bá Thành, Chủ tịch UBND quận Tân Bình, cho biết địa phương đang chuẩn bị để triển khai gói hỗ trợ đợt 3 cho người dân sau ngày 16/9. Việc hỗ trợ sẽ theo chủ trương của UBND TP.
Trả lời câu hỏi khi nào quận Tân Bình được nới lỏng các hoạt động tương tự huyện Cần Giờ, ông Thành cho biết tình hình dịch bệnh ở địa phương có xu hướng khả quan khi số vùng xanh ngày càng tăng, vùng đỏ giảm dần. Trong số hơn 1.500 tổ dân phố ở quận, hơn 900 tổ hiện là vùng xanh, 178 tổ là vùng đỏ, còn lại là vùng vàng và vùng cam.
Hiện, địa phương này đã cho phép các cửa hàng ăn uống được kinh doanh trở lại theo hình thức bán mang về. Chủ tịch quận Tân Bình cho biết việc nới lỏng hoạt động trong thời gian tới sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng và theo chỉ đạo của UBND TP.HCM.
Cuối chương trình, MC Quyền Linh bày tỏ sự tiếc nuối khi chương trình “Dân hỏi – Thành phố trả lời” dừng lại sau hơn 3 tuần phát sóng và nhận được nhiều sự quan tâm của người dân cũng như lãnh đạo TP.
Ông Lê Quang Tự Do, Phó cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT), cho biết sau ngày 15/9, TP.HCM chuyển sang giai đoạn mới, vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế. Nhiều địa phương khác đang cần sự hỗ trợ của các đoàn công tác từ Trung ương nên từ ngày mai, ông Do sẽ tiếp tục đến những nơi khác.
Kể từ số phát sóng đầu tiên vào ngày 25/8 đến ngày 15/9, chương trình nhận được hơn 27.500 câu hỏi qua Google form, hơn 419.000 lượt tương tác trực tiếp qua livestream với hơn 8,7 triệu lượt xem. Số người xem cao nhất trong cùng một thời điểm là hơn 172.000…
Từ 0h ngày 16/9, Cần Giờ và Tân Bình được nới lỏng hoạt động gì?
Người dân có thể tham gia vào các tour du lịch ở huyện Cần Giờ, trong khi đó ở quận Tân Bình, các cửa hàng ăn uống được hoạt động để bán mang về.
Trong chương trình Dân hỏi - Thành phố trả lời tối nay (15/9), 2 Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ và quận Tân Bình đã trả lời nhiều câu hỏi của người dân về các hoạt động sản xuất, dịch vụ được nới lỏng ở địa phương từ 0h ngày 16/9.
Một người dân ở Long Hoà, Cần Giờ hỏi: "Huyện sẽ được mở lại những dịch vụ gì, các cửa hàng ăn uống có được mở chưa?".
Shipper được nới lỏng hoạt động. Ảnh: Thanh Tùng
Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hồng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho hay, huyện được đánh giá đã cơ bản kiểm soát được dịch. Từ 0h ngày 16/9 tới ngày 30/9, huyện thực hiện thí điểm từng bước nới lỏng.
Theo đó, huyện sẽ khoá chặt bên ngoài, từng bước nới lỏng bên trong, an toàn tới đâu nới lỏng tới đó. Trong thời gian này, cửa hàng ăn uống được phép mở để bán mang về, người dân được đi chợ 1 lần 1 tuần.
Cần Giờ sẽ tạo điều kiện cho ngư dân đánh bắt xa bờ, gần bờ và hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản.
Bên cạnh đó, huyện rà soát các công trình tạm dừng như các công trình cấp bách trọng điểm, công trình riêng lẻ xây dựng dở dang... để trình UBND TP cho xây dựng tiếp. Người dân đã tiêm 2 mũi vắc xin, được đi lại, làm shipper.
Trong chương trình này, ông Hồng cho biết thông tin vui khi Cần Giờ cho mở lại các tuyến du lịch khép kín tới di tích lịch sử như Chiến khu Rừng Sác, khu du lịch Phương Nam, đảo khỉ v.v... Các điểm du lịch này cách xa khu dân cư, đảm bảo tiêu chí an toàn.
"Hiện, người dân ở Cần Giờ đã tiêm mũi 1 phủ 100%, mũi 2 đạt 37% nên huyện tạo điều kiện cho bà con phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ hải sản. Huyện kết hợp với Sở Du lịch và công ty du lịch tổ chức cho người dân đi theo tour, thực hiện vắc xin và 5K gần như thẻ xanh", ông Hồng cho hay.
Cần Giờ mở các tour du lịch. Ảnh: Thanh Hải
Bạn Nghĩa Lê đặt câu hỏi: "Tôi thấy có Cần Giờ, quận 7, Củ Chi có nơi áp dụng Chỉ thị 16-, 15 , vậy shipper có thể vận chuyển hàng từ nơi có Chỉ thị 15 tới nơi áp dụng Chỉ thị 16-, 16 không?".
Chủ tịch huyện Cần Giờ giải đáp, Cần Giờ nói riêng và 3 quận Củ Chi, quận 7 nói chung trong quá trình thí điểm nới lỏng, shipper được đi liên quận huyện. Còn nhân viên giao hàng của các doanh nghiệp thì chỉ giao trong quận huyện.
Tân Bình được bán hàng mang về
Trong chương trình này, Chủ tịch UBND quận Tân Bình Nguyễn Bá Thành cho hay, quận vẫn tuân thủ giãn cách theo Chỉ thị 16 và chưa thể mở như Cần Giờ. Tuy nhiên, từ thời điểm từ 0h ngày 16/9, quận Tân Bình cũng được nới lỏng ở một số hoạt động.
"Theo văn bản 2998 của UBND TP, các cửa hàng ăn uống được mở trở lại khi có đăng ký kinh doanh, chủ quán tiêm vắc xin ít nhất 1 mũi, cửa hàng hoạt động "3 tại chỗ" và được UBND phường xem xét cho hoạt động trở lại", ông Thành cho hay.
Theo thông tin từ vị Chủ tịch UBND quận, Tân Bình có những bước chuyển biến tốt trong phòng chống dịch. Quận có 1.503 tổ dân phố thì có 178 tổ đỏ, 124 tổ cam, 294 tổ vàng, 907 xanh. Vùng xanh đang tăng lên mỗi ngày và vùng đỏ dần được thu hẹp.
Một người dân hỏi: "Cửa hàng cà phê có được mở ở quận Tân Bình hay không, hớt tóc gội đầu thì sao?". Về vấn đề này, ông Nguyễn Bá Thành cho hay, các cửa hàng cà phê đáp ứng các tiêu chí của văn bản 2998 như kể trên thì có thể hoạt động từ 6h tới 18h hàng ngày. Hoạt động hớt tóc cũng là nhu cầu cần thiết của người dân, tuy nhiên TP.HCM vẫn đang trong giai đoạn kiểm soát dịch, giãn cách theo Chỉ thị 16 tới ngày 30/9, nên các loại hình này TP, chưa cho hoạt động trở lại.
Bạn Hằng Trần tiếp tục đặt câu hỏi: "Sau 15/9, người dân làm nghề kinh doanh tự do có được đi lại liên quận không? Shop của em ở phường 13, quận Tân Bình, nhà em ở quận Tân Phú".
Chủ tịch UBND quận Tân Bình khẳng định: "TP tiếp tục giãn cách tới 30/9 nên vẫn áp dụng "ai ở đâu ở đó". Vì vậy, đề nghị bà con tiếp tục cố gắng thêm một thời gian ngắn nữa, để cùng TP chung tay chống dịch".
Người dân quận 7, Củ Chi, Cần Giờ được đi chợ một lần mỗi tuần Từ ngày 16/9, người dân quận 7, huyện Củ Chi, Cần Giờ được đi chợ một lần mỗi tuần, theo Phó chủ tịch UBND thành phố Lê Hòa Bình. Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Hòa Bình cung cấp thông tin tại buổi họp báo tối 15/9. Ảnh: Hữu Công Tại buổi họp báo tối 15/9, ông Lê Hòa Bình cho biết...