Huyền bí Ai Cập: Ẩm thực đặc sắc và lạ lẫm
Ai Cập còn có một nền văn hóa ẩm thực đặc sắc và lạ lẫm. Các món ăn Ai Cập nhìn chung khá đa dạng, dễ ăn và là sự giao thoa hài hòa giữa hai nền ẩm thực Á – Âu.
Nguyên liệu trong các món ăn của Ai Cập được sử dụng phổ biến bao gồm các loại đậu, rau và trái cây – vốn là những sản phẩm dồi dào từ đồng bằng châu thổ sông Nile.
Các loại rau củ và trái cây tươi ngon được bày bán trong một khu chợ ở Ai Cập
Một số món ăn đặc sắc không thể bỏ lỡ khi du lịch tới xứ sở này có thể kể tới như: Konafah, bánh mì Aish Baladi, Cơm trộn cà ri, các món ăn từ chà là hay Trà hoa dâm bụt….
Là một loại bánh phô mai được ăn với sirô đường. Ngoài phô mai, nó còn được chế biến bằng một số nguyên liệu mới lạ như xoài, sô cô la và thậm chí cả bơ.
Bánh konafah cũng có họ hàng với nhiều dòng bánh có cấu trúc tương tự ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Loại bánh này thường có màu vàng rất bắt mắt, hương vị kết hợp hài hòa giữa cái giòn tan của pastry và cái béo ngầy ngậy của phô mai. Trước khi ăn, người ta thường rưới một lớp siro đường để tạo vị ngọt, đồng thời rắc thêm một lớp quả hồ đào nghiền lên trên.
Là một loại bánh mì được sử dụng thường ngày trong các bữa ăn của người Ai Cập.
Thành phần chủ yếu của nó là bột ngô và có thêm khoảng 5-10% bột cà ri. Bánh có hình dẹt và đường kính khoảng 10cm, là khẩu phần ăn truyền thống của vùng quê Ai Cập, được chế biến ở các hộ gia đình.
Video đang HOT
Baladi theo tiếng Ả Rập có nghĩa là cuộc sống, loại bánh mì này được bán phổ phiến khắp mọi nơi từ thành thị tới nông thôn ở Ai Cập.
Một xe bán bánh mì Aish Baladi trên phố
Karkade
Là một loại trà nổi tiếng của Ai Cập được làm từ hoa dâm bụt.
Cách chế biến Karkade rất đơn giản: hoa dâm bụt tươi hoặc khô được cho vào nước sôi, nước sẽ nhanh chóng chuyển sang màu đỏ thẫm.
Sau khi trà nguội, cho thêm một ít nước cốt chanh vào, trà sẽ chuyển sang màu đỏ tươi. Tùy theo khẩu vị người dùng có thể nêm nếm lượng đường phù hợp.
Ngoài tác dụng giải khát, Karkade còn giúp điều hòa huyết áp, lợi tiểu và là nguồn vitamin C dồi dào cho cơ thể.
Trà hoa dâm bụt có màu đỏ tươi hấp dẫn, khi uống có vị ngọt, thơm và mát. Thời cổ đại, Karkade thường được dùng trong những dịp đặc biệt như đám cưới, tiệc tùng. Ngày nay, loại trà này được sử dụng hàng ngày và bày bán ở khắp mọi nơi từ các nhà hàng cho đến quán cà phê. Các khách sạn thì dùng Karkade như một loại nước chào mừng du khách khi đến thăm đất nước Ai Cập.
Ngoài chế biến trực tiếp từ hoa tươi, người Ai Cập thường sấy khô hoa dâm bụt để tăng thời gian sử dụng và tiện lợi trong quá trình pha chế.
Nguyên liệu làm Karkade thường là hoa dâm bụt được sấy khô. Loại trà khô này được bày bán ở nhiều nơi, từ chợ bình dân cho tới các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị đều có cả.
Bên cạnh đó, Ai Cập cũng rất nổi tiếng với các loại dược liệu quý như Saffron hay nụ hoa hồng khô…
Các loại dược liệu nổi tiếng được bán trong một khu chợ ở Ai Cập
Ngoài ra, một số món khác cũng không kém phần hấp dẫn như:
Chà là
Chà là là loại cây được trồng rất nhiều ở Ai Cập. Trái chà là có thể dùng tươi, sấy khô hoặc làm nguyên liệu để chế biến các món ăn khác, tất cả đều rất tốt cho sức khỏe.
Cơm trộn cà ri
Món cơm này thường được dùng kèm với thịt và rau củ. Việc thêm cà ri vào giúp tăng hương vị của món ăn, tăng lượng protein và khả năng tiêu hoá.
Lê Văn
Rượu cần - Nét văn hóa đặc sắc nơi rẻo cao Thanh Hóa
Vít một hơi rượu cần, ngào ngạt hương rừng. Mùi hương ấy, chất men ấy khiến những ai đã từng đến với đồng bào người Thái ở miền Tây xứ Thanh chẳng thể nào quên được.
Đồng bào người dân tộc Thái ở huyện Bá Thước trước đây có một thứ men say nức tiếng, đó chính là rượu cần. Ngày lễ, Tết, họ thường quây quần bên nhau bên ché rượu cần rồi thưởng thức những điệu xòe, điệu múa. Nét văn hóa ẩm thực đặc sắc ấy vẫn được gìn giữ mãi đến tận bây giờ
Bản Khuyn (xã Cổ Lũng), một vùng đồng bào người Thái sinh sống giáp ranh với tỉnh Hòa Bình, là một trong số ít những nơi đang còn lưu giữ lại những phương thức tạo nên men rượu cần truyền thống.
Vốn là đặc sản nên cách mà người Thái nơi đây tạo ra nó cũng rất kỳ công.
Một cuộc gặp không hề hẹn trước, phải khó khăn lắm chúng tôi mới gặp được bà, người có thâm niên làm rượu cần lâu năm ở bản Khuyn. Bà là Hà Thị Sinh (sinh năm 1959). Mỗi tháng trung bình 2 lần, bà đeo gùi mây lên đồi hái lá, rồi ra dòng suối Khanh, nhập tâm rửa sạch từng nhánh lá.
"Để tạo ra được men rượu cần thơm ngon phải thật sự nhập tâm vào nó, trông đơn giản nhưng không dễ để có được men rượu ngon. Men rượu cần được làm từ lá cuống, lá nhân trần, ớt cay, gừng tươi, him ho, đập khau, gạo, trầu không sắn và trấu". Bà Sinh chia sẻ.
Mỗi thứ một công dụng riêng nhưng khi hòa quện vào nhau tạo nên một thứ men thơm phức.
Ủ men rượu cần cũng đặc biệt, men rượu sau khi được nặn sẽ đem ủ với vỏ trấu để lên men, sau đó để lên gác bếp để sấy khô.
Sau khi đã chuẩn bị men xong, dùng sắn củ rửa sạch, băm nhỏ, trộn đều với vỏ trấu, đồ chín rồi để nguội. Đem hỗn hợp đó trộn với men theo tỷ lệ hợp lý rồi cho vào chum sành ủ thành thứ men rượu cần đặc biệt.
Rượu cần sau khi lên men khoảng 20 - 30 ngày có thể dùng được. Nhưng điều khác biệt ở men rượu cần là càng để lâu càng ngấu, càng có mùi thơm đặc trưng. Trước kia, khi đến với đồng bào người Thái gần như mỗi nhà có từ 2- 3 chum rượu cần để sử dụng dần dần mỗi khi có khách đến chơi nhà hay lễ hội.
Nước suối, một trong những thứ không thể thiếu được khi thưởng thức rượu cần. Người ta chọn những nơi có mạch nước suối trong mát để đem về đổ vào men tạo nên rượu cần.
Người Thái sử dụng sừng trâu để đong nước cho mỗi lần uống rượu cần. Hai sừng trâu đầy nước sẽ được gọi là một trâu rượu cần.
Nếu đang có ý định về một chuyến đi, bạn hãy thử một lần đến với nơi đây để cùng những người bạn bỏ lại những âu lo, thưởng thức nét văn hóa đặc sắc bên ché rượu cần nơi miền Tây Thanh Hóa.
Theo Tuấn Kiệt - Hoàng Đông
5 món ăn phải thử khi đến miền Tây Vị béo ngậy của đậu xanh trong bánh cống Đại Tâm, bún bò cay Bạc Liêu hay bánh xèo Mười Xiềm, Cần Thơ là những món du khách không thể bỏ qua khi đến miền Tây. Ẩm thực đặc sắc của miền Tây là một phần không thể thiếu trong hành trình của du khách. Bánh cống Đại Tâm, Sóc Trăng Một phần...