Huy động nhân viên y tế của 40 tỉnh chi viện cho TP HCM
Chính phủ yêu cầu lãnh đạo 40 tỉnh, thành huy động bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên tăng cường cho TP HCM và các tỉnh phía Nam.
Các tỉnh được đề nghị huy động lực lượng gồm: V ĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng.
Văn phòng Chính phủ nêu rõ đây là nhiệm vụ “rất quan trọng, cấp bách”, đề nghị các tỉnh gửi danh sách về Bộ Y tế trước 14h ngày 21/8.
Y bác sĩ Bệnh viện K chi viện TP HCM chiều 27/7. Ảnh: Hà Trần
Video đang HOT
Ngày 19/8, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đã đẩy mạnh đào tạo về hồi sức cấp cứu, thậm chí bổ túc khẩn cấp cho cả bác sĩ chuyên ngành khác. Những ngày tới, Bộ có thể chi viện thêm 3.000 y bác sĩ cho TP HCM và các tỉnh phía Nam.
Cũng trong ba ngày tới, khoảng 1.000 quân nhân sẽ vào TP HCM và các tỉnh phía Nam chống dịch.
Thời gian qua, hàng nghìn cán bộ y tế, sinh viên trường y từ nhiều địa phương đã vào Nam hỗ trợ chống dịch.
Đánh giá chất lượng, khảo sát quyền lợi người bệnh tại các bệnh viện Trung ương
Trong các ngày từ 14 - 16/4, Đoàn đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh - Trưởng đoàn đã thực hiện đánh giá chất lượng các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh là Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhân viên y tế, kỹ thuật viên của Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh vận hành hệ thống lọc máu nhân tạo. Ảnh tư liệu: Đinh Hằng/TTXVN
Đoàn công tác đã kiểm tra các tiêu chí hướng đến sự hài lòng người bệnh từ chỉ dẫn, đón tiếp, hướng dẫn, cấp cứu người bệnh đến các tiêu chí điều kiện cơ sở vật chất, môi trường chăm sóc người bệnh; quyền và lợi ích người bệnh cùng các điều kiện về nhân lực, công tác chuyên môn, công nghệ thông tin, kiểm soát nhiễm khuẩn, điều dưỡng - dinh dưỡng... đến khảo sát hài lòng người bệnh và nhân viên y tế.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê cho biết, 7 năm qua, các bệnh viện đã thực hiện 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện. Tuy nhiên, năm 2020 do dịch COVID-19 xuất hiện, các bệnh viện phải thực hiện song song hai nhiệm vụ là chống dịch COVID-19 và thực hiện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, các tiêu chí hướng tới người bệnh chiếm phần lớn trong Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện. Năm nay, Cục Quản lý khám, chữa bệnh còn cử một đội khảo sát độc lập thực hiện khảo sát sự hài lòng người bệnh và nhân viên y tế trước thời gian kiểm tra, vào các thời điểm như buổi tối, sáng sớm hoặc thời điểm giao ca tại bệnh viện để đánh giá khách quan những vấn đề mà người bệnh mong muốn phản ánh, cũng như kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng người bệnh phòng, chống COVID-19.
Qua khảo sát, nhiều ý kiến góp ý đã được chuyển tới Giám đốc các bệnh viện để kịp thời bổ sung phục vụ người bệnh như: thiếu cây nước uống, nhà vệ sinh còn mùi hôi; nhân viên y tế, bảo vệ một số nơi còn có thái độ thiếu chuẩn mực; thời gian chờ xét nghiệm còn lâu...Bên cạnh đó, có những ý kiến góp ý cần phải đợi sự đầu tư và cần nhiều thời gian hơn như: cơ sở vật chất hạn chế, thiếu nhà vệ sinh, bệnh viện quá tải, thiếu trang thiết bị...
Đoàn đánh giá chất lượng tập trung vào kiểm tra công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, tìm ra những hạn chế để bệnh viện cải tiến hơn đáp ứng nhu cầu và đề nghị chính đáng của người bệnh.
Trong thời gian đánh giá chất lượng bệnh viện, Đoàn kiểm tra tìm ra những mặt mạnh của bệnh viện để chia sẻ với các bệnh viện khác như tại Bệnh viện Thống Nhất, nơi có những kinh nghiệm điều trị và chăm sóc các bệnh cho các bệnh nhân trung và cao cấp, bệnh nhân là người cao tuổi có những kỹ thuật hàng đầu về lĩnh vực tim mạch và điều trị nội khoa. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những bệnh viện đầu tiên thực hiện khai báo, cảnh báo nguy cơ sai sót bằng mã QR. Bệnh viện tạo ra văn hóa báo cáo sự cố y khoa và đã khai báo được 76 sự cố y khoa, trong khi có những bệnh viện chưa coi trọng vai trò của công tác này trong đảm bảo an toàn người bệnh.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, việc đánh giá chất lượng bệnh viện không phải là chỉ trích, soi mói mà giúp bệnh viện tìm ra những lỗ hổng, những khoảng trống để tiếp tục cải tiến chất lượng. "Làm chất lượng là làm cho mình, cho uy tín và thương hiệu bệnh viện. Bên cạnh đó, chất lượng bệnh viện sẽ được luật hóa tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Bệnh viện nào có chất lượng sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán hệ số cao...", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê cho biết.
Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư quy định việc xét Giải thưởng Quốc gia về chất lượng bệnh viện. Điều này khuyến khích các bệnh viện đánh giá chất lượng thực chất và tham gia các giải thưởng về chất lượng bệnh viện.
Trước tình hình dịch ở các nước trong khu vực cũng như trên thế giới đang diễn biến phức tạp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê đề nghị các bệnh viện nâng cao cảnh giác, thực hiện tốt công tác phân luồng, sàng lọc người bệnh nghi mắc COVID-19. "Bệnh viện nào lơ là, bệnh viện đó phải chịu trách nhiệm", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê Khuê nhấn mạnh.
Vì sao 53 nhân viên BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã tiêm vaccine vẫn mắc COVID-19? 53 nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM dương tính với SARS-CoV-2 dù đã được tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19. Đến chiều 13/6, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM ghi nhận 53 nhân viên dương tính SARS-CoV-2. Điều đáng nói những nhân viên này dù đã được tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine COVID-19 AstraZeneca. BS Nguyễn...