Huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tại Hội nghị về huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và hệ thống dịch vụ logistics Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giai đoạn 2016 – 2020.
Ảnh minh họa
Trong những năm qua, nhiều công trình giao thông trọng yếu đã được đầu tư hoàn thành, trong đó có những công trình rất lớn như: Cầu Cần Thơ, cầu Hàm Luông, cầu Rạch Miễu, cầu Cổ Chiên, cầu Năm Căn, cầu Đầm Cùng, cầu Mỹ Lợi… đã xóa bỏ thế ngăn sông cách trở không chỉ của từng địa phương mà còn của cả Vùng ĐBSCL; cùng với đó là hoàn thành xây dựng Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ, Phú Quốc đã thu hẹp khoảng cách giữa các tỉnh trong Vùng với cả nước và thế giới…
Tuy nhiên, đến nay hệ thống kết cầu hạ tầng giao thông và hệ thống dịch vụ logistics vẫn còn kém phát triển, vấn đề liên kết vùng chưa được chú trọng đầu tư, các trục giao thông chính nhằm gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ còn hạn chế, là nguyên nhân tác động mạnh mẽ đến các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương trong Vùng.
Với 4 phương thức vận tải chủ yếu đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, hàng không đã và đang đảm nhận vai trò tích cực cho sự phát triển chung của Vùng; nhưng việc đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chưa thỏa đáng, chưa quan tâm đầu tư phát triển lĩnh vực đường thủy nội địa được coi là thế mạnh của Vùng, dẫn đến tình trạng thị phần đảm nhận của đường thủy nội địa có xu hướng giảm.
Do vậy, việc xây dựng kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và hệ thống dịch vụ logistics Vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 – 2020 nhằm cụ thể hóa các Chiến lược, Quy hoạch và lựa chọn được các dự án trọng điểm có tính kết nối vùng, liên vùng là rất cần thiết nhằm giảm thiểu tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí trong bối cảnh vốn đầu tư công ngày càng hạn hẹp.
Phát triển 4 phương thức vận tải chủ yếu
Đối với kế hoạch phát triển đường bộ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu hoàn thiện 6 tuyến trên trục dọc qua Vùng ĐBSCL (tuyến N1, N2, Quốc lộ 1, Quốc lộ 60, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Cà Mau, hành lang ven biển phía Nam), tập trung nâng cấp hoàn thiện Quốc lộ 60 qua các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh. Sớm hoàn thiện cầu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60 để thúc đẩy phát triển các tỉnh duyên hải của Vùng là các tỉnh khó khăn nhất hiện nay. Hoàn thành việc đầu tư nâng cấp 9 tuyến trên các trục ngang gồm các Quốc lộ: 30, 53, 54, 57, 61, 62, 63, 80, 91 theo quy hoạch, đạt tiêu chuẩn cấp III, quy mô 2 làn xe và xây dựng tuyến tránh thành phố Long Xuyên (An Giang). Đối với tuyến N1 (trùng với tuyến hành lang biên giới có vai trò đảm bảo an ninh quốc phòng) đầu tư với quy mô 2 làn xe. Ưu tiên đầu tư các tuyến kết nối đến các cửa khẩu quốc tế với Campuchia như Quốc lộ 91C, Quốc lộ 30.
Video đang HOT
Đảm bảo 100% đường đến trung tâm xã, cụm xã; tỷ lệ cứng hóa mặt đường đạt 100%; xóa bỏ cầu khỉ; tiếp tục đầu tư một số công trình quan trọng, cấp bách phục vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Về phát triển đường thủy nội địa, Phó Thủ tướng yêu cầu phát huy hiệu quả của dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ĐBSCL (WB5), tổ chức quản lý, khai thác đảm bảo duy trì thường xuyên đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn giao thông. Tiếp tục nâng cấp các tuyến vận tải đường thủy hiện có để đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Đẩy mạnh vận tải đa phương thức, trong đó tập trung khai thác triệt để thế mạnh vận tải thủy. Rà soát và từng bước xử lý các cầu có tĩnh không thấp ảnh hưởng đến hoạt động vận tải thủy nội địa trên các tuyến sông, kênh chính trong Vùng.
Về đường biển, Phó Thủ tướng yêu cầu hoàn thành dự án luồng cho tầu trọng tải lớn vào sông Hậu; nâng cấp cụm cảng Cái Cui thành cảng tổng hợp quốc gia, xây dựng cảng chuyên dùng nhập than cho nhà máy nhiệt điện khu vực phía Đông và phía Tây của Vùng; tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống cảng và luồng tàu một cách đồng bộ, đáp ứng nhu cầu vận tải của Vùng và phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển đã được phê duyệt.
Đối với hàng không, Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải rà soát và thực hiện việc đầu tư nâng cấp để nâng cao năng lực và chất lượng phục vụ vận chuyển hành khách, bảo đảm hiệu quả kinh tế – xã hội của Dự án theo quy hoạch được duyệt, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hành khách, hàng hóa tại Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ, Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc, Cảng hàng không Rạch Giá, Cảng hàng không Cà Mau, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Về dịch vụ logistics, Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh việc phát triển các đầu mối vận tải phục vụ dịch vụ logistisc phù hợp với quy hoạch phát triển đã được phê duyệt, tăng cường kết nối các phương thức vận tải. Chú trọng nâng cao năng lực vận tải trên các trục vận tải, đặc biệt là tuyến vận tải thủy trên sông Tiền, sông Hậu trong giao thương với Campuchia.
Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án và tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 của ngành Giao thông vận tải nói chung và các địa phương Vùng ĐBSCL nói riêng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; tổ chức rà soát, hoàn thiện các quy hoạch phát triển cảng biển, dịch vụ logistics trong lĩnh vực Giao thông vận tải, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các địa phương trong Vùng xem xét, cân đối vốn cho các dự án trong kế hoạch đầu tư trung hạn và phương án huy động các nguồn vốn khác để đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng giao thông Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, địa phương trong Vùng phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải quan tâm hơn nữa đến công tác quy hoạch, rà soát, sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên và tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 để có lộ trình thực hiện phù hợp với quy định và yêu cầu thực tế.
Minh Hiển
Theo_Báo Chính Phủ
Miền Tây có nguy cơ biến mất vì không còn lũ
Không còn được lũ mang dòng phù sa bồi đắp hàng năm, miền Tây - vựa lúa, thủy sản, trái cây lớn của cả nước - đang đối mặt việc bị lún sâu, sạt lở và tan rã dần.
Hiện lượng phù sa từ sông Mekong đổ về miền Tây hàng năm đã sụt giảm 50% . Ảnh: Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long có gần 20 triệu dân. Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, vùng đất này chiếm 55,5% sản lượng lúa, 70% trái cây, 69% thủy sản của cả nước. Tuy nhiên, miền Tây đang mất dần vai trò dẫn đầu về nông nghiệp, an ninh lương thực bị đe dọa khi lũ đổ về ngày càng ít.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) cho rằng, miền Tây hình thành nhờ lũ và nó cũng chính là phần quan trọng của hệ sinh thái ở vùng đất này. Khoảng 4.000 - 6.000 năm trước lũ đem phù sa, chất dinh dưỡng... bồi đắp dần theo thời gian mà miền Tây thành vựa lúa, tôm cá, trái cây trù phú. Mất lũ, đồng bằng này không hiện hữu.
"Lũ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành, tồn tại của miền Tây. Hay nói một cách khoa học, nó tham gia kiến tạo vùng đất này", tiến sĩ Tuấn nói và cho rằng, theo quy luật, không có phù sa bồi đắp nữa, đa dạng sinh học sẽ ảnh hưởng nặng nề; nguồn lợi tôm cá sụt giảm mạnh. Đặc biệt, đồng bằng sẽ bị lún sụp, sạt lở và tan rã dần, dẫn đến xóa sổ có thể trong thời gian vài trăm năm, nhanh hơn quá trình hình thành.
Tiến sĩ Tuấn dẫn chứng, trước đây, mũi Cà Mau mỗi năm đều lấn ra biển nhiều mét do nhờ lượng bùn, cát, sỏi từ thượng nguồn sông Mekong đổ về bồi đắp. Nhưng giờ thì ngược lại vì lũ ít rồi. Bình quân mỗi năm biển lấn sâu vào Cà Mau khoảng 15 m, có nơi đến 50 m; hàng trăm hecta rừng phòng hộ bị cuốn ra biển...
Ông Tuấn cho rằng trước đây mình còn khai thác cát bán cho Singapore xây dựng đảo nhân tạo vì còn thượng nguồn đưa về bù đắp lại nhưng giờ hết rồi. Hiện, các địa phương đang gánh hậu quả sạt lở; sông Tiền, sông Hậu mỗi năm sâu hơn vì nước đói (thiếu phù sa) nên nó phải ăn hai bên bờ và dưới đáy.
"Việc lún gần như không thể khắc phục được, chỉ tìm cách làm chậm lại quá trình mà thôi", tiến sĩ Tuấn nói và cho rằng, trước mắt phải giảm bớt khai thác cát trên các sông rạch, không làm bừa bãi nữa. Cần nhiều biện pháp chống sạt lở công trình và phi công trình. Mặt khác, đấu tranh với các nước thượng nguồn để hạn chế xây dựng các đập thủy điện...
Theo tính toán của Ủy ban sông Mekong, bình quân mỗi năm, dòng sông này chuyển tải về miền Tây 160 triệu tấn phù sa, chủ yếu là những tháng mùa lũ. Hiện nay, các đập thủy điện vùng đầu nguồn giữ lại xấp xỉ 50%. Nguy cơ, khi 11 đập thủy điện trên sông Mekong ở Lào và Campuchia hoàn thiện, đi vào hoạt động, sẽ giữ lại 90% lượng phù sa rót về miền Tây.
Trong khi đó, theo tiến sĩ Lê Văn Bảnh - Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối (nguyên Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long), miền Tây đang bị thiệt hại kép, khi đợt thiên tai hạn mặn lịch sử vừa đi qua thì lại đối mặt với tình trạng lũ không về.
"Nước về nhiều tuy gây ngập lụt nhưng có tác dụng rất lớn trong việc tháo chua, rửa phèn, tiêu diệt mầm bệnh, vệ sinh đồng ruộng; đặc biệt là bồi đắp phù sa. Năm nào lũ cao, chắc chắn mùa vụ Đông Xuân của nông dân miền Tây trúng đậm", tiến sĩ Bảnh khẳng định.
Lũ không còn, sự bền vững của vựa lúa miền Tây cũng bị đe dọa. Ảnh: Cửu Long
Theo tiến sĩ Bảnh, việc nước về ít và trễ, cơ cấu mùa vụ sẽ đảo lộn; chuột bọ, côn trùng gây hại sinh đẻ nhiều và phá hoại mùa màng nặng nề hơn; chi phí sản suất tăng cao; năng suất chất lượng sụt giảm. Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên không phát huy được vai trò là túi trữ nước điều tiết cho miền Tây, sử dụng phục vụ sản xuất tưới tiêu và góp phần đẩy nước mặn lùi xa.
Còn tiến sĩ Nguyễn Minh Châu - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam khuyến cáo, để ứng phó, giảm thiểu thiệt hại khi không có còn phù sa, nông dân trồng cây ăn quả cần chú trọng thay đổi phương thức sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng và bền vững. Nhất thiết phải hạn chế việc bón phân vô cơ quá nhiều làm cho đất bị chay, thiếu vi sinh, thiếu oxy. Thay vào đó, tăng cường sử dụng phân hữu cơ, thường xuyên cày xới đất, áp dụng quy trình sản xuất sạch...
Cửu Long
Theo VNE
Gần 40% diện tích miền Tây có thể bị ngập Một trong những kịch bản về biến đổi khí hậu của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, đến cuối thế kỷ 21, nước biển có thể dâng từ 48-106 cm, khiến miền Tây ngập gần 40% diện tích. Chiều 13/7, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức hội thảo "Các giải...