Huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân
Kinh tế phát triển khá toàn diện, đời sống người dân được nâng cao
Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, trong nhiệm kỳ 2015 – 2020, Đảng bộ và nhân dân huyện Khánh Vĩnh đã đoàn kết, nỗ lực thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế – xã hội (KT-XH), quốc phòng, an ninh đạt và vượt so với mục tiêu nghị quyết đề ra. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 9,3%/năm, đạt mục tiêu nghị quyết đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm tăng bình quân 28,23%, gấp 2,3 lần so với năm 2015 và đạt 112% so với mục tiêu nghị quyết đề ra. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm đạt 1.441 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 15,46%/năm.
Một góc thị trấn Khánh Vĩnh.
Giai đoạn 2016 – 2020, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) với nguồn lực thực hiện gần 174 tỷ đồng tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh, hình thành một số mô hình sản xuất mới đem lại hiệu quả cao; đời sống, thu nhập của nhân dân được nâng lên. Đến cuối năm 2019, số tiêu chí đạt chuẩn NTM bình quân chung toàn huyện đạt 8,92 tiêu chí/xã, tăng bình quân 1,84 tiêu chí/xã so với năm 2015, trong đó xã Sông Cầu đạt 19 tiêu chí NTM. Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2016 – 2020 tiếp tục phát huy hiệu quả. 5 năm qua, với tổng nguồn vốn đầu tư hỗ trợ gần 23,6 tỷ đồng, 100% các mục tiêu của chương trình đề ra đã được hoàn thành. Chương trình phát triển đô thị giai đoạn 2016 – 2020 được triển khai tích cực, hoàn thành việc quy hoạch thị trấn Khánh Vĩnh để đảm bảo yêu cầu trong quản lý đầu tư, xây dựng, phục vụ công tác phát triển đô thị của huyện. Chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2016 – 2020 được chú trọng, chất lượng nguồn nhân lực của huyện ngày càng được nâng lên.
Bên cạnh phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa – xã hội đạt được những kết quả tích cực. Chất lượng giáo dục, đào tạo từng bước được nâng lên. 100% trẻ mầm non, tiểu học được học 2 buổi/ngày; có 8/40 trường tiểu học và mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, đạt tỷ lệ 20%. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình có nhiều tiến bộ. Đến năm 2020, có 32 giường bệnh, 6,8 bác sĩ và 1,29 dược sĩ/10.000 dân; 100% xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã. Các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, hộ nghèo được quan tâm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, vượt mục tiêu nghị quyết đề ra. Đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 24,76%, giảm 36,51% so với cuối năm 2015; bình quân hàng năm giảm 7,3%. Đời sống nhân dân tiếp tục được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 23,6 triệu đồng/người/năm, so với năm 2015 tăng 90,3% và bằng 32,46% so với mức thu nhập chung của tỉnh. Số người lao động được tạo việc làm tăng thêm bình quân 1.082 người/năm, đạt 108,2% so với mục tiêu nghị quyết đề ra. Quốc phòng – an ninh được giữ vững; an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Chuyển biến trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị
Trong nhiệm kỳ qua, công tác xây dựng Đảng có nhiều chuyển biến tích cực, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ tiếp tục được nâng lên. Hệ thống chính trị được củng cố, xây dựng ngày càng vững mạnh, đảm bảo được sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ huyện.
Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Mỗi tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức đã xem việc học tập, làm theo Bác là việc làm thường xuyên. Qua đó, tạo chuyển biến khá rõ nét, tác động tích cực đến việc đổi mới lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ở nhiều cơ quan, đơn vị, góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị huyện vững mạnh.
Đảng bộ huyện đã quan tâm lãnh đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng được tăng cường. Công tác phát triển đảng được quan tâm, trong nhiệm kỳ, toàn Đảng bộ kết nạp 430 đảng viên, trung bình mỗi năm kết nạp được 86 đảng viên mới, đưa tổng số đảng viên toàn huyện lên 1.518 đảng viên. Hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội có nhiều đổi mới, góp phần tích cực cùng Đảng bộ huyện thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đề ra.
Video đang HOT
Một góc thị trấn Khánh Vĩnh. Ảnh: VƯƠNG MẠNH CƯỜNG
Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình kinh tế – xã hội
Nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đảng bộ huyện Khánh Vĩnh tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, hiệu lực, hiệu quả của chính quyền từ huyện đến cơ sở; phát huy quyền làm chủ của nhân dân; giữ vững khối đoàn kết thống nhất, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng thời, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Cùng với đó, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS; củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Những năm tới, huyện Khánh Vĩnh xác định khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế; thực hiện tốt các chương trình KT-XH của tỉnh tại địa phương. Trong đó, phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, liên kết theo chuỗi, nâng cao giá trị gia tăng; hình thành các vùng chuyên canh, phát triển các cây ăn quả đặc sản, phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của địa phương, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, tiếp tục quan tâm nâng cao đời sống nhân dân, nhất là đồng bào DTTS; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tự vươn lên thoát nghèo trong đồng bào DTTS; huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn lực để phát triển hạ tầng thiết yếu gắn với vùng sản xuất của đồng bào DTTS; lựa chọn và nhân rộng mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả phù hợp với năng lực, nhận thức của đồng bào và thế mạnh của địa phương, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; tạo điều kiện cho đồng bào tiếp cận đầy đủ các dịch vụ thiết yếu, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giảm nghèo bền vững.
Đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh: Khơi dậy ý chí tự cường và khát vọng vươn lên trên quê hương Bác Hồ
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh bày tỏ tin tưởng với truyền thống cách mạng của quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tinh thần chịu khó, tinh thần sáng tạo và ý chí vươn lên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An sẽ vượt qua khó khăn thử thách vững bước đi lên.
...Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "Thi đua lấy tinh thần yêu nước làm gốc", "Muốn làm cho mọi người công tác tiến lên nữa, cần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, và phải làm sao cho phong trào thi đua lúc nào cũng sôi nổi liên tục, thành hoạt động tự giác của mọi người", "Công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua".
Phát huy truyền thống thi đua ái quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng, hơn 70 năm qua, rất nhiều phong trào thi đua yêu nước được phát động và triển khai thực hiện một cách sâu, rộng trong cả nước, góp phần tạo nên sức mạnh tinh thần và động lực to lớn, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã hoàn thành vẻ vang sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, và đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong 35 năm đổi mới.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 -2020. Ảnh: Thành Duy
Với chủ đề "Đổi mới, sáng tạo, thi đua xây dựng Nghệ An phát triển nhanh, bền vững, xứng đáng là trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ"; qua theo dõi, nghe báo cáo và tham luận của các điển hình tiên tiến, tôi đánh giá cao Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Nghệ An, trong 5 năm qua, đã phát huy truyền thống cách mạng của quê hương Xô viết, thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng, thể hiện ở những điểm nổi bật:
Đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại Đại hội. Clip: Lâm Tùng
Các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 01/3/2016 về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.
Nhờ vậy, phong trào thi đua yêu nước của tỉnh được tổ chức toàn diện, thường xuyên, liên tục, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Có thể nói các phong trào thi đua trong từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị như: "Nghệ An làm theo lời Bác dặn", "Tham mưu giỏi, chỉ đạo tốt", "Lao động giỏi, lao động sáng tạo", "Dạy tốt, học tốt", "Bát cháo tình thương", "Giọt hồng Xứ Nghệ", "Gương sáng y đức", "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, vì nước quên thân, vì dân phục vụ", "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương", "Xóm giáo bình yên"...
Đặc biệt việc triển khai thực hiện 4 phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động: Phong trào thi đua "Nghệ An chung sức xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2016 - 2020; Phong trào thi đua "Doanh nghiệp Nghệ An hội nhập và phát triển": Phong trào thi đua "Nghệ An chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau"; Phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức Nghệ An thi đua thực hiện văn hóa công sở" đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội Nghệ An phát triển khá toàn diện.
Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 7,84%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu ngân sách hàng năm đạt và vượt so với dự toán; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ rệt; chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh được cải thiện đáng kể, từ vị trí 32 (năm 2015) tăng lên vị trí 18 (năm 2019), đứng đầu 6 tỉnh Bắc Trung Bộ.
Chủ tịch UBND tỉnh thăm dây chuyền sản xuất của cơ sở chế biến tre, nứa tại Quế Phong; thăm các mô hình sản xuất ở huyện Quỳ Châu. Ảnh: Phạm Bằng
Kinh tế biển, vùng ven biển phát triển nhanh và khá toàn diện Nghệ An đặc biệt quan tâm kêu gọi người con quê hương về đầu tư tại tỉnh nhà như Tập đoàn TH đã đóng góp lớn vào quy mô kinh tế của tỉnh (khoảng 56% GRDP). Chương trình xây dựng nông thôn mới có bước chuyển biến mạnh mẽ, số xã, huyện đạt tiêu chí nông thôn mới vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội và cao hơn mức bình quân của cả nước.
Đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 265 xã (đạt 61,48%, bình quân cả nước 54%), 04 huyện hoàn thành xây dựng nông thôn mới; 674 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí của tỉnh.
Lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng. Giáo dục và đào tạo tiếp tục khẳng định vị trí tốp đầu cả nước. Y tế phát triển đồng đều ở các tuyến, y tế ngoài công lập phát triển nhanh, hiện đứng thứ 3 cả nước về xã hội hóa y tế. Công tác giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả tích cực; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 12% (năm 2015), dự kiến đến cuối năm 2020 còn 3%; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng, quốc phòng, an ninh được bảo đảm; biên giới, biển đảo được bảo vệ vững chắc, quan hệ đối ngoại ngày càng được mở rộng, có chiều sâu.
Qua các phong trào thi đua yêu nước đã có nhiều điển hình tốt, cách làm hay, gương điển hình tiên tiến xuất hiện ngày càng nhiều, biểu hiện cho ý chí chịu khó, vươn lên và tinh thần sáng tạo của con người Xứ Nghệ.
Công tác khen thưởng được thực hiện chặt chẽ, kịp thời và đảm bảo chất lượng; quan tâm, chú trọng khen thưởng đột xuất, khen theo chuyên đề, khen thưởng gắn với các phong trào thi đua.
Tỉnh đã quan tâm khen tập thể nhỏ, tỷ lệ khen thưởng đối với người trực tiếp lao động, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tỷ lệ khen thưởng cho người lao động trực tiếp ngày càng cao (đạt 62% trong tổng số khen thưởng của Chủ tịch UBND tỉnh).
Hoạt động của các cụm, khối thi đua ngày càng phong phú và đạt chất lượng; Hội đồng Thi đua, Khen thưởng và Hội đồng khoa học, sáng kiến các cấp được củng cố, hiệu quả hoạt động được nâng lên rõ rệt.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Trung ương, tôi nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương và đánh giá cao những kết quả đạt được trong phong trào thi đua và công tác khen thưởng của tỉnh Nghệ An trong 5 năm qua; đặc biệt tôi nhiệt liệt biểu dương 189 tập thể, cá nhân là điển hình trên tất cả các lĩnh vực về dự Đại hội hôm nay...
Nhân dịp này, tôi cũng ghi nhận và đánh giá cao Hội đồng thi đua khen thưởng và đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua tỉnh Nghệ An đã phát huy vai trò nòng cốt, hoạt động tích cực, đóng góp hiệu quả để phong trào thi đua và công tác khen thưởng của tỉnh đạt được những kết quả tích cực.
... Tôi đánh giá cao và thống nhất với phương hướng, mục tiêu và 6 nhiệm vụ chủ yếu, 10 giải pháp trọng tâm như phương hướng trong báo cáo đã đề ra, tại Đại hội này xin gợi ý và đề nghị tỉnh Nghệ An cần quan tâm hơn nữa một số nội dung:
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về Thi đua, khen thưởng, đặc biệt là Chỉ thị 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức về vai trò, vị trí và tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo điều hành của chính quyền với sự phối hợp Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp đối với công tác thi đua, khen thưởng. Phát huy mạnh mẽ sự phối hợp, vận động tổ chức thực hiện các phong trào thi đua của Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể nhân dân.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nuớc mà Trung ương, các Bộ, ngành và tỉnh phát động, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để Nghệ An luôn là điểm sáng, đi đầu cả nước trong việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tư tưởng thi đua ái quốc" của Người.
Phong trào thi đua yêu nước phải gắn chặt với việc thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn. Đối với Nghệ An trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy truyền thống cách mạng, khơi dậy ý chí tự cường và khát vọng vươn lên; đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, hướng đến mục tiêu đưa Nghệ An phát triển nhanh, bền vững về kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh; phấn đấu đến năm 2025, Nghệ An trở thành tỉnh có trình độ phát triển khá của khu vực Bắc Trung bộ.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, bảo đảm tính chính xác, công bằng, kịp thời. Những tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng phải có tính nêu gương thực sự để mọi người học tập, noi theo; chú trọng việc "khen" gắn liền với "thưởng" một cách hợp lý.
Quan tâm khen thưởng các đối tượng là người lao động trực tiếp, các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; nâng tỉ lệ khen cao (cấp Nhà nước) và khen những tấm gương lao động giỏi trong nông dân, công nhân, chiến sĩ, doanh nhân... nhằm động viên hơn nữa các tầng lớp nhân dân trong phong trào thi đua.
Tổ chức tốt việc biểu dương, tôn vinh những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc để tạo động lực mới, khí thế mới.
Tuyên truyền kịp thời các gương điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt và nhân ra rộng trong vườn hoa thi đua yêu nước của tỉnh.
Với truyền thống cách mạng của quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tinh thần chịu khó, tinh thần sáng tạo và ý chí vươn lên, tôi tin tưởng rằng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An sẽ vượt qua khó khăn, thử thách, vững bước đi lên, xây dựng tỉnh Nghệ An ngày càng phát triển, lập nhiều thành tích xuất sắc chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Hà Nội: 95,33% chi bộ tổ chức xong Đại hội Đảng Đến hết quý I/2020, toàn Đảng bộ TP đã có 16.317/17.116 chi bộ tổ chức Đại hội (đạt tỷ lệ 95,33%); đã có 83/89 Đảng bộ, chi bộ cơ sở tổ chức Đại hội điểm (đạt tỷ lệ 93,26%). Theo Báo cáo số 640-BC/TU của Thành uỷ Hà Nội, quý I/2020, toàn Đảng bộ TP đã phát huy tinh thần đoàn kết, trách...