Hủy bỏ INF: Nga-Mỹ tái hiện chạy đua vũ trang Xô-Mỹ?
Tờ The Washington Post (WP) của Mỹ cho rằng, Hoa Kỳ và Nga đang hướng tới một cuộc chạy đua vũ trang mới, giống Xô-Mỹ trước đây.
Hiệp ước về các tên lửa tầm trung và tầm ngắn INF là một bước đột phá tại thời điểm ký kết, vì nó có thể giải giáp toàn bộ kho vũ khí hạt nhân thời chiến tranh lạnh giữa Liên Xô/Nga và Mỹ. Nhưng hiện nay mối quan hệ giữa Washington và Moscow thiếu sự tin cậy lẫn nhau dẫn đến sự sụp đổ của thỏa thuận này.
Như các tác giả của bài viết lưu ý, hiệp ước này là lần đầu tiên đạt được thỏa thuận loại trừ một lớp vũ khí hạt nhân trong toàn bộ thời gian Chiến tranh Lạnh và việc nó bị hủy bỏ sẽ dẫn đến bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang mới, tờ Washington Post viết.
Theo tờ báo Mỹ, đây là “một thời kỳ tràn đầy hy vọng, khi cả hai siêu cường tin rằng một thỏa thuận hạn chế và có thể kiểm soát được sẽ làm giảm mối đe dọa của một cuộc chiến tranh hạt nhân”.
Bây giờ các nước không tin tưởng lẫn nhau, tố cáo lẫn nhau vi phạm hiệp ước. Điều này cho thấy, cả Hoa Kỳ và Nga dường như đang quay trở lại cuộc chạy đua vũ trang, mà đã được thế hệ trước loại trừ; thế nhưng, cả hai bên đều tuyên bố rằng “họ không muốn điều này”.
Kể từ năm 2014, Washington đã liên tục nói Moscow đang phát triển và tiến hành các cuộc thử nghiệm tên lửa bị cấm trong hiệp ước này. Tuy nhiên, theo các tác giả của bài viết thừa nhận, chi tiết của những cáo buộc này vẫn còn mơ hồ, và Nga luôn bác bỏ chúng.
Ngược lại, Moscow cũng cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ vi phạm hiệp ước và Mỹ cũng phủ nhận điều này.
Hiệp ước này cung cấp một cơ chế đặc biệt để giải quyết các tranh chấp như vậy, nhưng cho đến nay công việc không mang lại kết quả. Các tác giả nhấn mạnh rằng, tình thế đối đầu và tiêu cực dẫn đến sự sụp đổ của Hiệp ước INF và bắt đầu một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Video đang HOT
Chủ tịch Viện Các vấn đề địa chính trị Nga là ông Konstantin Sivkov mới đây đã cáo buộc Mỹ “đang chuẩn bị cho dư luận về việc rút khỏi Hiệp ước Hủy bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF)”.
Ông cho biết ý kiến về bài báo được công bố trên tờ Financial Times trích dẫn nguồn tin tiết lộ là Mỹ đã cảnh báo Nga về kế hoạch bắt đầu phát triển tên lửa hạt nhân mới nếu Moscow không “quay trở lại tuân thủ” Hiệp ước INF. Bên cạnh đó, Mỹ sẵn sàng áp đặt các hạn chế đối với công ty chế tạo tên lửa “Novator 9M729″ của Nga.
Nga và Mỹ sẽ bước vào cuộc chạy đua vũ trang mới giống như Liên Xô-Mỹ?
“Những bài viết như vậy chỉ ra rằng ở Hoa Kỳ đang khởi động một chiến dịch thông tin, chuẩn bị cho dư luận trước việc họ sẽ rút khỏi INF. Rõ ràng Hoa Kỳ đang muốn chế tạo một tên lửa tầm trung mới, thứ vũ khí cần thiết để thực hiện khái niệm “đòn chặt đầu” – ông Sivkov nói.
Ông cũng cảnh báo rằng, nếu hiệp ước INF chấm dứt hiệu lực, Nga không còn cần tập trung phát triển tên lửa tầm trung vì chúng đe dọa châu Âu chứ không phải Mỹ. Moscow sẵn sàng có phản ứng đối xứng, bởi Nga đang sở hữu những vũ khí có khả năng răn đe rất mạnh.
Ngược lại, Mỹ cũng tố cáo Nga vi phạm INF. Đại sứ Mỹ John Tefft tuyên bố rằng, phía Nga vi phạm Hiệp ước được ký kết vào năm 1987 tại Washington (mang tính chất vô thơi han). Văn kiện này cấm các bên sở hữu tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình từ khoảng 500 đến 5,5 nghìn km.
Do đó, Quôc hôi Hoa Ky đã thông qua quyết định câp kinh phí chế tao một loại tên lưa tâm trung để đáp trả việc “Nga vi pham hiêp ước hủy bỏ tên lưa tâm trung va tâm ngăn”. Quyêt đinh nay đươc nêu trong ngân sach Quôc phong năm 2018 vừa được Quôc hôi Hoa Ky chấp thuận.
Theo tai liêu đươc công bô trên trang web cua Uy ban vê Lưc lương vu trang cua Quôc Hôi Hoa Ky, ngân sach tru đinh viêc cung câp 58 triêu USD cho nghiên cưu va chế tao tên lưa tâm trung. Biên phap nay đươc ap đăt vi Nga vi pham hiêp ước INF.
Nếu Hiệp ước này thực sự bị hủy bỏ, rõ ràng là việc Washington Post nhận định là hai bên sẽ leo vào một cuộc chạy đua vũ trang là điều có thể xảy ra. Tuy nhiên, bối cảnh địa-chính trị trên thế giới đã khác xa ngày xưa, và Nga cũng đã có những nhà lãnh đạo mới khôn ngoan hơn.
Nga hiện nay sẽ không chạy đua vũ trang ồ ạt với Mỹ như thời Liên Xô trước đây, mà sẽ tập trung phát triển có chọn lọc các loại vũ khí thế mạnh và có tính chất răn đe khủng khiếp của mình như tàu ngầm hạt nhân chiến lược/tấn công đa năng; tên lửa hạt nhân phóng từ đất liền, cùng với các tên lửa hành trình phóng máy bay ném bom tầm xa.
Bộ 3 vũ khí răn đe hạt nhân này sẽ là nhân tố chủ chốt trong việc răn đe những cái đầu nóng muốn gây chiến với nước Nga.
Theo Huy Bình (Báo Đất Việt)
Ấn Độ bắn thử thành công tên lửa đánh chặn siêu âm
Ấn Độ vừa thử thành công tên lửa đánh chặn siêu âm bắn hạ tên lửa đạn đạo tầm thấp, đánh dấu một bước tiến mới trong tham vọng xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả trong bối cảnh hai quốc gia láng giềng Trung Quốc và Pakistan tăng cường hợp tác quân sự.
Một tên lửa đất đối không tầm trung của Ấn Độ hợp tác sản xuất với Israel. (Ảnh minh họa: Youtube)
Sputnik đưa tin, Ấn Độ ngày 28/12 đã phóng tên lửa Phòng không hiện đại (AAD) do chính nước này phát triển, bắn hạ tên lửa đạn đạo tầm ngắn Prithvi. Vụ thử thành công chứng minh khả năng thay đổi quỹ đạo trên không của tên lửa AAD.
"Đó là một cú bắn trực tiếp và thành công rực rỡ. Bài thử nghiệm hôm nay đã được tiến hành nhằm kiểm tra các thông số của tên lửa trong từng chế độ bay khác nhau và đều thành công", một quan chức quốc phòng giấu tên chia sẻ với Hindustan Times.
Tên lửa AAD dài khoảng 7,5m và được trang bị hệ thống định vị hiện đại do chính Ấn Độ sản xuất. Tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, có chức năng dẫn đường và có thể theo dõi mục tiêu một cách độc lập.
Quan chức quốc phòng Ấn Độ cho biết việc thử thành công AAD mở đường cho việc sớm đưa tên lửa này vào biên chế không quân nước này. Đây là lần thử thứ 3 của AAD chỉ tính riêng trong năm 2017. Hai lần thử trước đó diễn ra vào tháng 2 và tháng 3.
AAD có ý nghĩa lớn với Ấn Độ trong việc xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo nhiều lớp (BMD). Ấn Độ đã bắt đầu phát triển hệ thống phòng không hai lớp từ năm 1999 gồm lớp đánh chặn tầm xa Prithvi Air Defence (PAD) và lớp đánh chặn tầm thấp AAD. Hệ thống BMD không đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm xa vì Ấn Độ chế tạo nên hệ thống BMD nhằm đối phó với mối đe dọa tên lửa đạn đạo từ 2 nước láng giềng Pakistan và Trung Quốc nhất là trong bối cảnh Islamabad và Bắc Kinh đang tăng cường hợp tác quân sự.
Do công nghệ đánh chặn tên lửa đạn đạo rất phức tạp nên đến nay mới chỉ có 4 quốc gia trên thế giới triển khai hoàn thiện hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo là Trung Quốc, Nga, Israel và Mỹ.
Đức Hoàng
Theo Dantri
S-300 của Nga nhiều lần đưa máy bay Mỹ vào tầm ngắm Các máy bay quân sự của Mỹ hoạt động ở miền đông Syria nhiều lần bị đưa vào tầm ngắm của hệ thống phòng thủ tên lửa S-300V4 của Nga ở đây, một quan chức quân đội cấp cao của Nga cho biết. Một máy bay ném bom B-1 Lancer của Mỹ trên bầu trời Syria (Ảnh: AFP) Sputnik dẫn lời Trung tướng...