Hủy án vì chủ tịch tỉnh không chịu ra tòa
Ngoài việc đại diện của chủ tịch UBND tỉnh vắng mặt thì việc cử người bảo vệ quyền lợi cho phía ủy ban cũng không đúng tố tụng.
TAND Cấp cao tại TP Đà Nẵng vừa xử phúc thẩm, tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Khánh Hòa, giao hồ sơ cho tòa sơ thẩm xét xử lại theo quy định. Lý do chính để hủy án là đại diện của chủ tịch UBND tỉnh này được tòa án triệu tập nhiều lần nhưng không có mặt, không đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử.
Theo hồ sơ, năm 2008, UBND huyện Diên Khánh cấp cho bà Trần Thị Kim Bích giấy đỏ của ba thửa đất nông nghiệp có tổng diện tích 4.405 m2 tọa lạc tại xã Diên An, huyện Diên Khánh.
Tháng 6-2015, UBND huyện Diên Khánh ban hành quyết định (QĐ) thu hồi 3.374 m2 đất của gia đình bà Bích để thực hiện dự án khu dân cư Phú Ân Nam 2, xã Diên An. Kèm theo đó là QĐ phê duyệt bồi thường hỗ trợ, tái định cư đối với diện tích bị thu hồi. Cho rằng phía UBND áp giá bồi thường đất quá thấp (32.000 đồng/m2) nên bà Bích khiếu nại.
Sau đó chủ tịch UBND huyện có QĐ giải quyết khiếu nại theo hướng bác đơn, bà Bích tiếp tục khiếu nại lên cấp tỉnh. Tháng 3-2017, chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa có QĐ giải quyết bác khiếu nại của bà Bích, giữ nguyên QĐ của UBND huyện.
Tiếp đó, bà Bích khởi kiện yêu cầu tòa hủy hai QĐ giải quyết khiếu nại nêu trên của chủ tịch UBND huyện và chủ tịch UBND tỉnh. Tháng 8-2017, TAND tỉnh xử sơ thẩm đã tuyên bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Bích nên bà kháng cáo.
Xử phúc thẩm mới đây, TAND Cấp cao tại TP Đà Nẵng nhận định việc UBND huyện áp giá bồi thường 32.000 đồng/m2 là chưa xem xét thực tế việc đất quy hoạch được sử dụng vào mục đích phân lô, bán để làm nhà ở. Theo danh mục tài sản bán đấu giá đất tại đây nhiều lô có giá khởi điểm là 3,4 triệu đồng/m2 (nếu đất tiếp giáp hai mặt tiền thì nhân thêm hệ số 1,1).
Từ sự chênh lệch giá đất này mà tòa án cấp phúc thẩm đã triệu tập đại diện của chủ tịch UBND tỉnh đến phiên tòa để làm rõ. Tuy nhiên, tòa án đã triệu tập nhiều lần mà người này không có mặt, chỉ cử người bảo vệ quyền lợi cho UBND là một cán bộ Sở TN&MT. Mặt khác, chủ tịch UBND tỉnh còn cử phó chánh thanh tra Sở TN&MT tham gia tố tụng nên không được chấp nhận vì vi phạm điểm c khoản 2 Điều 61 Luật Tố tụng hành chính.
Theo tòa phúc thẩm, việc không có mặt đại diện của chủ tịch UBND tỉnh là không đảm bảo cho việc trả lời, tranh luận giữa sự chênh lệch giá đất bị thu hồi với giá đất sau quy hoạch được phân lô bán nền.
Video đang HOT
Cạnh đó, theo giấy đỏ của bà Bích được công nhận 4.405 m2, đất bị thu hồi là 3.374 m2, tức là diện tích còn lại phải là 1.031,4 m2 nhưng thực tế UBND chỉ trả lại cho bà Bích 718 m2. Việc thiếu diện tích đất của bà Bích chưa được cấp sơ thẩm làm rõ là giải quyết chưa triệt để, không đảm bảo quyền lợi của bà Bích. Trong khi bà Bích khởi kiện yêu cầu xem xét lại hai QĐ về việc giải quyết khiếu nại là yêu cầu xem xét toàn diện.
Với những lý do nêu trên, HĐXX phúc thẩm đã chấp nhận đề nghị của VKSND Cấp cao tại TP Đà Nẵng, tuyên hủy bản án sơ thẩm trên.
Cán bộ thanh tra không được tham gia tố tụng
Qua thực tiễn công tác xét xử, TAND Tối cao nhận được phản ánh của các tòa án địa phương về một số vướng mắc trong giải quyết các vụ án hành chính. Để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, ngày 19-9, chánh án TAND Tối cao đã có Công văn số 02/GĐ-TANDTC giải đáp nhiều vấn đề.
Riêng đối với thắc mắc: Trong vụ án hành chính, cán bộ, thanh tra viên chuyên ngành của thanh tra Sở TN&MT có được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ tịch UBND tỉnh không thì TAND Tối cao giải đáp là không. Cụ thể, theo điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật Thanh tra thì thanh tra sở là một trong những cơ quan thanh tra nhà nước. Theo điểm c khoản 2 Điều 61 Luật Tố tụng hành chính thì “cán bộ, công chức trong các cơ quan tòa án, VKS, thanh tra, thi hành án; công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành công an” không được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong vụ án hành chính.
Do đó, cán bộ, thanh tra viên chuyên ngành của thanh tra Sở TN&MT không được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ tịch UBND tỉnh trong vụ án hành chính. Nếu chủ tịch UBND tỉnh thông báo cử những đối tượng nêu trên đăng ký làm người bảo vệ quyền lợi cho chủ tịch tỉnh thì tòa án phải từ chối.
ĐẠI HƯNG
Theo PLO
Ra tòa vì Facebook bị hack nhưng không chịu đính chính
Hai phụ nữ ở gần nhà nhau. Tài khoản Facebook của người này đăng tải thông tin, hình ảnh cho rằng chồng mình và người kia có quan hệ tình cảm..
Mới đây, TAND tỉnh Tây Ninh đã xử phúc thẩm vụ tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm giữa chị HTA (nguyên đơn) với chị HNA (bị đơn) do chị HTA có đơn kháng cáo.
Tài khoản Facebook đăng tin, ảnh xúc phạm người khác
Theo đơn khởi kiện của chị HTA nộp tại TAND TP Tây Ninh, chị HTA và chị HNA ở gần nhà nhau. Đầu năm 2017, chị HNA đã dùng tài khoản Facebook để đăng tải những hình ảnh cá nhân của chị kèm theo những lời lẽ vu khống cho rằng chị và chồng của chị HNA có quan hệ tình cảm. Ngoài ra, chị HNA còn đến nơi cư trú của chị báo với trưởng ấp và những người sống tại địa phương về những thông tin tương tự.
Theo chị HTA, các hành vi trên của chị HNA là vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây tổn thất về mặt tinh thần cho chị khiến chị đang đi làm phải nghỉ phép một tuần. Vì vậy, chị khởi kiện yêu cầu chị HNA phải bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm với số tiền 13 triệu đồng và phải xin lỗi công khai tại nơi chị sinh sống.
Khi tòa mời đến làm việc, chị HNA trình bày: Chị không hề quen biết và không kết bạn trên Facebook với chị HTA. Chị xác nhận trước đây từng sử dụng tài khoản Facebook với tên gọi như hình ảnh chị HTA cung cấp nhưng chỉ sử dụng từ tháng 12-2016 đến tháng 3-2017 thì không đăng nhập được nữa. Chị nghi ngờ tài khoản của mình bị tin tặc đánh cắp vì những người kết bạn với chị đều bị tin tặc yêu cầu nạp tiền điện thoại.
Chị HNA nói chị không phải là người đăng những thông tin về chị HTA lên tài khoản Facebook đó. Chị cũng không đến nơi cư trú của chị HTA để thông báo những thông tin như chị HTA trình bày. Hình ảnh trên tài khoản Facebook có thể do người đánh cắp tài khoản cắt ghép và đăng tải. Do đó, chị không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của chị HTA.
Không chịu đính chính thông tin nên phải bồi thường
Sau đó, TAND TP Tây Ninh xử sơ thẩm đã bác yêu cầu khởi kiện của chị HTA nên chị HTA kháng cáo.
Mới đây, tại phiên xử phúc thẩm của TAND tỉnh Tây Ninh, HĐXX nhận định: Chị HTA tham gia mạng xã hội Facebook với tài khoản cá nhân mang tên "A5", còn chị HNA có tài khoản Facebook cá nhân mang tên "A4". Chị HNA thừa nhận tài khoản Facebook mang tên "A4" mà chị HTA cung cấp là của mình nhưng bị lấy cắp mật khẩu, các thông tin trên Facebook của chị được chị HTA chụp lại và cung cấp cho tòa án chị đã được biết nhưng không phải do chị đăng tải. Tuy nhiên, chị HNA không chứng minh được tài khoản Facebook của mình bị lấy cắp. Mặt khác, chị HNA thừa nhận khi phát hiện trang Facebook của mình đăng tải những hình ảnh, thông tin cá nhân của chị HTA thì chị không thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với tài khoản cá nhân, không đăng tin đính chính hay có biện pháp nào thể hiện trách nhiệm đối với tài khoản cá nhân trên mạng xã hội Facebook.
Tại phiên xử này, chị HNA vẫn không đồng ý đính chính. Những thông tin do tài khoản Facebook mang tên "A4" của chị HNA đăng tải gồm có: Hình ảnh cá nhân của chị HTA và nội dung kèm theo cho rằng chị HTA có quan hệ tình cảm bất chính với chồng chị HNA và dùng những lời lẽ không tốt. Đây là những thông tin xúc phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của chị HTA.
Ngoài việc đăng tải thông tin trên tài khoản Facebook mang tên "A4", cùng thời gian nói trên, chị HNA còn đến nơi cư trú của chị HTA gặp trưởng ấp để xác minh thông tin cá nhân của chị HTA và trao đổi về những thông tin có nội dung trùng khớp với các nội dung được đăng trên trang Facebook mang tên "A4".
Từ những phân tích nêu trên, HĐXX cho rằng có căn cứ xác định tài khoản Facebook mang tên "A4" là của chị HNA tạo lập. Việc tài khoản này đăng tải những thông tin xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của chị HTA là có thật. Hành vi của chị HNA là trái pháp luật, gây tổn thất về tinh thần cho chị HTA.
Tại phiên tòa, chị HTA yêu cầu chị HNA bồi thường thiệt hại 13 triệu đồng. Tuy nhiên, chị HTA trình bày rằng chỉ bị hoang mang về tinh thần, không tập trung trong khi làm việc, phải xin nghỉ phép ở nhà, ngoài ra không bị ảnh hưởng nào khác. Do đó, HĐXX xét thấy cần buộc chị HNA bồi thường cho chị HTA khoản tiền 5 triệu đồng để bù đắp một phần tổn thất về tinh thần cho chị HTA là phù hợp.
Theo HĐXX, tòa sơ thẩm chưa thu thập, xem xét, đánh giá toàn diện các tài liệu, chứng cứ trong vụ án, không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của chị HTA là ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của chị HTA.
Cuối cùng, HĐXX tuyên chấp nhận một phần kháng cáo của chị HTA, sửa bản án sơ thẩm theo hướng buộc chị HNA phải bồi thường cho chị HTA 5 triệu đồng.
Không buộc xin lỗi vì chỉ trưởng ấp biết
Về yêu cầu của chị HTA là buộc chị HNA xin lỗi công khai chị tại nơi cư trú, tòa phúc thẩm nhận định: Tòa phúc thẩm đã xác minh, thu thập chứng cứ và xác định ngoài việc chị HNA đến gặp, trao đổi thông tin với trưởng ấp thì ở địa phương không ai biết và không nghe ai nói về những thông tin như chị HTA trình bày. Do đó, tòa phúc thẩm xét thấy không có cơ sở chấp nhận yêu cầu này của chị HTA.
MINH KHÁNH
Theo PLO
Không giảm án cho tài xế BMW đánh chết người ở Sài Gòn Chỉ vì anh Kiệt bấm còi xin rẽ phải, Trực đã lớn tiếng gây gổ rồi lái ôtô tông vào anh này và đánh nạn nhân tử vong. Tòa phúc thẩm bác kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Sáng 19/9, TAND TP.HCM mở phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Lê Long Trực (29 tuổi, ngụ TP.HCM) về tội Giết người....