Hủy 3G, lại gặp GPRS
Sau khi MobiFone tăng cước 3G, tôi nhắn tin hủy gói cước MIU chuyển sang sử dụng WiFi ở nhà để đỡ tốn tiền truy cập Internet. Tuy nhiên, tôi bất ngờ khi bị tính cước sử dụng GPRS mặc dù không đăng ký sử dụng dịch vụ này.
Khi nhắn tin hỏi, khách hàng mới biết đang sử dụng nhiều dịch vụ phải trả tiền – Ảnh: T.V.
Tôi là chủ thuê bao di động số 0903… Sau khi MobiFone thông báo tăng giá gói cước MIU từ 50.000 đồng lên 70.000 đồng, ngày 10-11-2013 tôi nhắn tin hủy gói cước này và được hệ thống xác nhận việc hủy thành công. Cứ đinh ninh chuyển sang xài WiFi ở nhà sẽ không tốn tiền truy cập Internet, ai dè trong thông báo cước tháng 11 tôi bị tính 408.297 đồng cước GPRS dù tôi không hề đăng ký sử dụng dịch vụ này. Trước đây tôi từng được tổng đài hướng dẫn muốn xài GPRS phải nhắn tin đăng ký sử dụng theo cú pháp “DK GPRS” gửi 994 nên khi không nhắn tin đăng ký, tôi tin chắc là máy mình không xài GPRS.
Video đang HOT
Tôi gọi đến tổng đài MobiFone thắc mắc: sao MobiFone có thể tự tiện cài dịch vụ GPRS cho khách hàng khi tôi không hề đăng ký, đã vậy lại không có tin nhắn hay thông báo nào cho biết tôi đang sử dụng dịch vụ, cũng không được sự chấp thuận của khách hàng mà lại tính tiền?
Một nhân viên của tổng đài giải thích: sau khi hủy gói cước MIU, hệ thống sẽ tự động chuyển sang dịch vụ GPRS. Khi tôi xài WiFi mà sóng yếu thì máy sẽ tự động chuyển sang chế độ GPRS nên tôi không biết mình đã xài GPRS lúc nào là vậy. Cô nhân viên nói thêm: “Nếu máy của chị có chức năng xài GPRS tự động thì chị có thể vô tình xài mà không biết do máy tự kết nối. Nếu chị không muốn dùng GPRS nữa thì nhắn tin hủy theo cú pháp “GPRS – ” gửi 994″.
Từ vụ GPRS này, tôi hỏi tổng đài mới biết thêm là điện thoại của mình được cài sẵn thêm các dịch vụ giữ chờ cuộc gọi, chuyển cuộc gọi, nhận SMS khuyến mãi, muốn ngưng sử dụng mấy dịch vụ “không mời mà đến” này, tôi phải nhắn tin xin hủy.
Tôi thấy điều này thật nực cười! Tại sao tôi không đăng ký sử dụng mà lại tính tiền sử dụng rồi bắt tôi nhắn tin để hủy nếu không muốn sử dụng? Cho dù điện thoại có chức năng tự kết nối nhưng nếu MobiFone – với vai trò chủ động kiểm soát kỹ thuật – không cấp quyền sử dụng thì làm sao tôi sử dụng dịch vụ được?
Khi tôi kể nỗi bức xúc này cho một người bạn thì mới biết bạn của mình cũng bị như vậy. Tôi nghĩ chắc không hề quá lời khi cho rằng bằng cách tự ý cài dịch vụ vào thuê bao của khách hàng mà không thông báo cho họ biết, MobiFone đã “móc túi” khách hàng không ít.
Theo TTO
Sẽ xử lý vụ tăng cước 3G trong tháng 1-2014
Cục Quản lý cạnh tranh đang thu thập thông tin và yêu cầu ba doanh nghiệp chiếm 97% thị phần viễn thông cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến vụ tăng cước 3G và sẽ có phương án xử lý cụ thể vào đầu tháng 1 năm 2014.
Người dùng điện thoại di động đang chịu ảnh hưởng từ cước 3G tăng cao. ảnh: Vân Oanh.
Thông tin trên được ông Nguyễn Phương Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT - Bộ Công Thương) cho biết bên lề hội thảo về hoạt động bảo vệ người tiêu dùng trong năm 2013 được tổ chức tại TPHCM vào cuối tuần. Theo ông Nam, những thông tin cơ bản về việc xử lý vụ tăng cước 3G sẽ được đại diện Bộ Công Thương trả lời vào cuộc họp giao ban thường kỳ với báo chí tháng 12.
Sau đó, Cục QLCT sẽ tổ chức họp báo để thông tin về việc xử lý các doanh nghiệp tăng cước 3G. "Chúng tôi không thể tiết lộ thông tin cụ thể sẽ xử lý như thế nào, tuy nhiên, định hướng của Bộ Công Thương sẽ giải quyết theo đúng pháp luật canh tranh đã quy định", ông Nam nói.
Ngày 16-10, ba doanh nghiệp trong ngành viễn thông là là Viettel, Vinaphone, Mobifone đồng loạt tăng cước 3G vào cùng một thời điểm đã gây bức xúc cho nhiều thuê bao sử dụng dịch vụ. Nhóm ba doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh trên thị trường cùng thực hiện điều chỉnh giá cước dịch vụ 3G, trong đó cá biệt có gói cước tăng lên đến 40%, giá cước tính theo dung lượng truy cập tăng tới 233%. Theo các doanh nghiệp, đợt tăng giá ngày 16-10 vừa qua, nhằm đưa giá cước tiếp cận với giá thành dịch vụ.
Theo Thesaigontimes
Choáng với cước 3G: Gậy ông đập lưng ông Bức xúc vì nhà mạng thu cước 3G với giá quá cao, nhiều người tiêu dùng cho biết đã bỏ mạng 3G. Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng cần một cuộc cách mạng trong ngành viễn thông để hạn chế trục lợi từ độc quyền, chèn ép người tiêu dùng. Theo các chuyên gia, ba nhà mạng Viettel, Vinaphone...