Hút thuố.c l.á 10-20 năm, phổi đen kịt do hắc ín
Bệnh nhân có phổi đen kịt, dịch rửa phế quản như nước cống do hắc ín tích trữ lại sau 10-20 năm hút thuố.c l.á.
T.ử von.g gấp 10 lần ta.i nạ.n giao thông
Thông tin trên được Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) thông tin tại Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuố.c l.á của các nước ASEAN, do Quỹ Phòng chống tác hại thuố.c l.á tổ chức ngày 4/11.
“Trong 1 ca ung thư phổi, bác sĩ phẫu thuật toàn bộ thùy phổi đen kịt do khói ám. Tôi từng tham gia rửa phế quản cho người hút thuố.c l.á, dịch rửa đen như nước cống. Đây là sản phẩm từ hắc in tích trữ lại trong suốt thời gian 10-20 năm hút thuốc”, bác sĩ Khoa nói.
Theo vị chuyên gia này, mỗi năm trên thế giới có 8 triệu ca t.ử von.g do tác hại thuố.c l.á, trong đó 1 triệu người ảnh hưởng từ hút thụ động.
Ở Việt Nam, chúng ta ghi nhận 25 bệnh liên quan trực tiếp tới thuố.c l.á như đột quỵ, bệnh mạch vành, tim mạch, ung thư… Các nghiên cứu về lâm sàng cho thấy 96,8% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuố.c. Con số t.ử von.g trực tiếp khoảng 104.300 người trong đó 85.500 ca do hút chủ động, gần 19.000 ca do thụ động. Ông Khoa thông tin con số t.ử von.g do thuố.c l.á gây ra gấp hơn 10 lần ta.i nạ.n giao thông.
Ông Nguyễn Trọng Khoa phát biểu tại hội thảo.
Ngoài ra, tại nước ta, chi phí mua thuố.c l.á là 49.000 tỷ đồng, bằng 1/2 quỹ chi cho bảo hiểm y tế (BHYT). Tổng tiề.n chi cho các bệnh liên quan tới thuố.c l.á là 108.000 tỷ đồng/năm.
Sau hơn 10 năm Luật Phòng chống tác hại thuố.c l.á đi vào thực tế, tỷ lệ người trưởng thành (từ 15 tuổ.i trở lên) hút thuố.c l.á đã giảm. Năm 2015, tỷ lệ là 22,5%, trong đó, tỷ lệ nam giới hút thuố.c l.á chiếm 45,3%, nữ giới chiếm 1,1%. Năm 2023, tỷ lệ người trưởng thành hút thuố.c l.á chiếm 20,2% trong đó nam giới là 38,9% và nữ giới là 1,5%. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là 1 trong 15 nước có số người hút thuố.c l.á nhiều nhất trên thế giới và là quốc gia đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN chỉ sau Indonesia và Philippines.
Nỗi lo từ thuố.c l.á điện tử
Những tác hại của thuố.c l.á truyền thống chưa được giải quyết triệt để, vài năm trở lại đây, thuố.c l.á điện tử (TLĐT), thuố.c l.á nung nóng (TLNN) cùng sản phẩm lai tạo giữa 2 loại trên bắt đầu xuất hiện tại nước ta gây thêm gánh nặng cho sức khỏe cộng đồng.
Ông Khoa cho biết, thống kê năm 2023 từ trên 700 cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước có 1.224 ca bệnh nhập viện do sử dụng TLĐT, TLNN. Hút thuố.c l.á thế hệ mới nguy cơ gây ngộ độc cấp tính, tổn thương phổi, t.ử von.g nhanh chóng. Ngoài ra, các sản phẩm này còn chứa các chất hóa học, thậm chí m.a tú.y thế hệ mới. Các hóa chất thay đổi hằng ngày, phòng thí nghiệm cũng khó phát hiện.
Ông Ulysses Dorotheo – Giám đốc điều hành Liên minh Kiểm soát thuố.c l.á Đông Nam Á (SEATCA) cho rằng, thuố.c l.á thế hệ mới cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Tại Philippines từng ghi nhận thanh niên 22 tuổ.i tử vong do tổn thương phổi cấp sau 2 năm liên tục hút thuố.c l.á điện tử.
Video đang HOT
Ngành công nghiệp thuố.c l.á còn sử dụng khoảng 15.000 hương liệu có mùi vị hoa quả, kem, kẹo cao su thu hút người trẻ, đặc biệt trẻ nhỏ dưới 10 tuổ.i. Việc mua TLĐT lại dễ dàng trên các nền tảng bán hàng online, mạng xã hội nên sản phẩm này đang trở thành nỗi lo cho sức khỏe thế hệ trẻ.
Điều 5.3, Công ước Khung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về phòng chống tác hại thuố.c l.á quy định rất rõ: “Các quốc gia thành viên có trách nhiệm xây dựng các quy định cụ thể cho nước mình, nhằm bảo vệ các chính sách kiểm soát thuố.c l.á khỏi sự can thiệp của ngành công nghiệp thuố.c l.á,… thúc đẩy xã hội không nhận tài trợ hay hỗ trợ của các doanh nghiệp thuố.c l.á, không được hỗ trợ tài chính, giảm thuế hoặc trợ cấp cho ngành công nghiệp thuố.c lá…”.
Tuy nhiên, hiện nay, sản phẩm TLĐT luôn được quảng cáo với hình ảnh diễn viên, thanh niên trẻ, đẹp. TLĐT thu hút giới trẻ bằng hình ảnh tiếp thị là những người hút thuố.c có vẻ ngoài sành điệu, nhả khói các màu khác nhau.
Ông Dorotheo cho rằng, chúng ta nên nhanh chóng có các biện pháp tăng thuế thuố.c l.á đồng thời không cấp phép các sản phẩm TLĐT, TLNN, giảm số người hút và tác hại từ thuố.c l.á.
Căn bệnh gây t.ử von.g nhiều hơn cả ung thư
Mỗi năm, bệnh tim mạch gây ra cái chế.t cho hơn 20 triệu người mỗi năm, là nguyên nhân gây t.ử von.g cao nhất thế giới.
Càng lớn tuổ.i, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao. Ảnh: Shutterstock.
Theo thống kê của Liên đoàn Tim mạch thế giới, bệnh tim mạch khiến nhiều người t.ử von.g hơn bất kỳ căn bệnh nào khác với hơn 20,5 triệu người mỗi năm.
Trong số đó, 85% là do bệnh mạch vành (như đau tim) và bệnh mạch má.u não (như đột quỵ). Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
Trong khi đó, ung thư gây ra cái chế.t cho gần 20 triệu người, theo thống kê GLOBOCAN của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế năm 2023.
Trước đó, phát biểu tại chương trình CAREME - Yêu lấy mình - Khám sàng lọc bệnh lý tim mạch, bệnh thận, chuyển hóa tại cộng đồng, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Thầy thuố.c trẻ Việt Nam Nguyễn Hữu Tú, nhấn mạnh xu hướng t.ử von.g do bệnh tim mạch tại Việt Nam đang ngày càng tăng.
T.ử von.g do tim mạch cao hơn cả t.ử von.g do ung thư, tắc nghẽn phổi mạn tính và đái tháo đường cộng lại.
Nguyên nhân chính
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 người t.ử von.g vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca t.ử von.g. Tỷ lệ này gấp đôi số người qua đời vì bệnh ung thư, và đây cũng là bệnh lý gây t.ử von.g nhiều nhất ở nước ta hiện nay.
Những bệnh lý này gây nên những gánh nặng về sức khỏe, chất lượng cuộc sống và chi phí điều trị cho người bệnh cũng như người chăm sóc.
Lý giải tình trạng bệnh lý tim mạch có xu hướng ngày một gia tăng và trẻ hóa, GS.TS Trương Quang Bình, nguyên Phó giám đốc, Chủ tịch Hội đồng khoa học Bệnh viện Y Dược TP.HCM, cho biết Việt Nam là nước đang phát triển, lối sống ngày càng hướng theo nước phát triển và hiện đại.
Chính lối sống không lành mạnh có thể là yếu tố nguy cơ lớn, quan trọng, tạo ra những bệnh lý tim mạch. Bệnh lý này làm tăng nguy cơ t.ử von.g cho người dân.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội, có 2 nhóm yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch.
Nhóm thứ nhất là những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như tuổ.i tác, giới tính, yếu tố di truyền...
Tuổ.i tác là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Càng lớn tuổ.i, hoạt động của tim càng kém hiệu quả do thành tim dày lên, các động mạch cứng lại khiến cho quá trình bơm má.u trở nên khó khăn.
Bên cạnh đó, nguy cơ tim mạch cũng cao hơn ở nam giới. Sau 65 tuổ.i, tỷ lệ này ở 2 giới là như nhau.
Ngoài ra, những người có thành viên trong gia đình mắc bệnh tim mạch hoặc các yếu tố rủi ro như cao huyết áp, đái tháo đường và béo phì, cũng dễ bị bệnh tim mạch hơn.
Nhóm gây bệnh tim mạch thứ hai là những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi như thói quen sinh hoạt, vận động...
Những người lười vận động hoặc ít có cơ hội vận động thể chất sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn những người thường xuyên tập thể dục. Việc hoạt động và tập luyện sẽ đốt cháy calo, giúp kiểm soát cân nặng, mức cholesterol và bệnh tiểu đường đồng thời có thể hạ huyết áp. Tập thể dục cũng tăng cường sự dẻo dai cho cơ tim và làm cho các động mạch linh hoạt hơn.
Vận động thường xuyên là cách đơn giản giúp mọi người rèn luyện thể chất, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như các rủi ro liên quan. Ảnh: Pexels.
Bên cạnh đó, thói quen hút thuố.c l.á cũng làm tăng nhịp tim, thắt chặt các động mạch lớn, tích tụ mảng bám trong động mạch, khiến nhịp tim bất thường, có thể dẫn đến loạn nhịp tim... Từ đó, hoạt động của tim kém hiệu quả và trở nên khó khăn hơn. Hút thuố.c cũng làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ ở những người đã có sẵn chứng huyết áp cao.
Thói quen ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa cũng làm gia tăng lượng cholesterol "xấu" (LDL), tạo ra những mảng bám trên thành động mạch và bắt đầu quá trình xơ vữa động mạch. Khi các mảng bám tích tụ trong các động mạch vành cung cấp má.u cho tim, nguy cơ đau tim sẽ tăng cao.
Ngoài ra, những người có bệnh nền như cao huyết áp, béo phì, đái tháo đường cũng cần kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe để tránh dẫn tới nguy cơ đau tim và đột quỵ.
10 nguyên tắc giảm bệnh tim mạch
Theo Liên đoàn Tim mạch Thế giới (WHF), để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, mọi người cần nhận diện nguy cơ tim mạch của chính mình và biết cách kiểm soát chúng.
Sau đây là 10 lời khuyên của WHF để bảo vệ trái tim:
- Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, khẩu phần ăn có nhiều rau xanh, trái cây. Hạn chế ăn các chất béo bão hòa. Không nên ăn mặn.
- Tập thể dục thường xuyên: Mỗi ngày tập 30-60 phút sẽ giúp phòng chống các bệnh lý tim mạch.
- Không hút thuố.c l.á (thuố.c lào, thuố.c l.á điện tử, Shisha). Đây là nguyên nhân trực tiếp gây xơ vữa động mạch, nhồi má.u cơ tim, đột quỵ và nhiều bệnh lý tim mạch khác.
- Duy trì cân nặng hợp lý. Nếu thừa cân, mọi người cần giảm cân sẽ làm giảm huyết áp, giảm các biến cố do bệnh lý tim mạch gây nên.
- Khám sức khỏe định kỳ để biết được số huyết áp động mạch, hàm lượng Cholesterol, Triglycerit, hàm lượng đường trong má.u, chỉ số vòng eo/vòng mông, chỉ số khối cơ thể (BMI).
- Hạn chế uống rượu, bia.
-. Tạo môi trường sạch sẽ, không có khói thuố.c ở gia đình, công sở, nơi công cộng.
- Cần có thời gian thư giãn, tập luyện nhẹ nhàng (nếu có thể) ngay tại chính nơi mình làm việc.
- Tránh ăn uống quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn hay các loại thức ăn nhanh.
- Tránh căng thẳng, lo âu quá mức.
Tại sao giới trẻ lại bị thuố.c l.á thế hệ mới 'lôi kéo'? Thuố.c l.á điện tử, thuố.c l.á nung nóng đang là mối đ.e dọ.a đối với lối sống và sức khỏe người dân, trong đó chủ yếu là giới trẻ. Tỷ lệ sử dụng thuố.c l.á điện tử, thuố.c l.á nung nóng có xu hướng gia tăng trong giới trẻ. Do đó, cần phải có những biện pháp mạnh mẽ đối với loại thuố.c...