Hương vị quê hương: Mặn mà cá chép muối
Vùng đất phía nam tỉnh Quảng Ngãi nằm giữa rừng và biển, phong cảnh vô cùng nên thơ. Nơi đây nhiều đầm nước, lắm ao hồ và sông suối nên nguồn thủy sản vô cùng phong phú.
Món cá chép muối độc đáo của người Quảng Ngãi.
Cư dân trong vùng đánh bắt cá nước ngọt mang về chế biến những món ngon, khi được nhiều thì muối mặn hay phơi khô dành để ăn dần. Món ăn từ cá đồng phơi khô mang vị phù sa hòa cùng hương nắng gió làng quê.
Cá chép mang về mổ ruột và móc bỏ mang rồi rửa sạch, vớt ra rổ cho ráo nước. Sau đó, giã nhỏ muối hạt rồi xát trong bụng cá lẫn bên ngoài. Rắc muối vào đáy khạp sành và xếp cá lên trên rồi đến những lớp muối – cá tiếp nối.
Khi hết cá thì cho lớp muối sau cùng, dùng chiếc vỉ đan bằng nan tre chặn bên trên rồi đậy kín nắp. Hai ngày sau, mở nắp kiểm tra và pha nước muối đổ vào khạp đến ngập vỉ nếu cá muối khô nước, rồi đậy kín để ngăn ruồi nhặng vờn quanh. Sau hơn hai tháng, nhấc nắp ra khỏi khạp chợt dậy lên mùi thơm nức, đã đến lúc háo hức chờ đợi món kho hay cá chưng đậm đà.
Video đang HOT
Cách khử độ mặn trong cá chép muối của người dân quê quả là diệu kỳ. Họ gắp cá ra khỏi khạp và ngâm vào nước muối chừng dăm phút rồi vớt ra rổ cho ráo nước. Vị mặn gắt thấm vào cá bao ngày bị nước muối “lôi” ra ngoài. Cho cá vào nồi với ít đường, ớt xắt mỏng, dầu phộng, rau nén (hành tăm) rửa sạch cắt ngắn cùng nước rồi bắc lên bếp đun nhỏ lửa.
Khi gia vị thấm đều thịt cá thì cho ít tiêu xay vào nồi rồi nhấc xuống khỏi bếp là đã có món kho đậm đà hương vị. Hay đơn giản và nhanh gọn với món cá chưng vào lúc bận rộn. Cho cá vào tô với gia vị cùng rau nén cắt ngắn ( ảnh), dầu phộng rồi đặt vào nồi, đậy kín nắp khi cơm vừa cạn nước. Hơi nóng giúp hương vị len qua lớp vảy thấm đều vào trong và làm chín cá.
Bên trong lớp vảy là thịt cá đỏ sẫm đầy gọi mời. Vị mặn mà từ cá muối quyện với gia vị cùng hương thơm nồng của rau nén khiến cho cơm gạo lúa mới dẻo thơm hơn thường ngày.
Theo Thanhnien
Vị dân dã trong bánh xèo Quảng Ngãi
Ẩm thực Quảng Ngãi dân dã, thu hút thực khách bởi vỏ bánh và hương vị nước chấm riêng biệt. Chiếc bánh nóng giòn, vàng ruộm ăn kèm rau sống, nước mắm tỏi ớt Lý Sơn thì quả là đúng điệu và lôi cuốn chẳng ai có thể từ chối.
Bánh xèo từ lâu đã trở thành món ăn đặc trưng của người dân Việt Nam, cái tên gọi "bánh xèo" có thể xuất phát từ khi đổ bột gạo vào khuôn đất có xoa sẵn dầu ăn (hoặc mỡ heo) trên bếp lửa hồng nó phát ra âm thanh "xèo xèo".
Bánh xèo là món ăn bình dân, giữ đậm hồn quê Quảng Ngãi. Ảnh: diadiemanuong
Khác với bánh xèo miền Tây được đúc trên một chảo lớn với nguyên liệu phong phú như củ sắn thái sợi, nấm mối, nước cốt dừa, đậu xanh... rồi với nhiều loại rau ăn kèm như lá cách, lá điều, đọt xoài, đọt cóc, cải xanh, bằng lăng, các loại rau thơm, đồng thời mắm để ăn bánh xèo phải có đồ chua như củ sắn và cà rốt thái sợi, bánh xèo Quảng Ngãi nhỏ hơn, được đúc trên khuôn với đường kính khoảng 20 cm. riêng biệt, nếu khuôn đúc bánh dùng càng lâu thì bánh đúc ra sẽ ngon hơn, vì vậy những người khi mua khuôn đúc bánh xèo mới về thường để khuôn lên bếp và xoa dầu ăn (hoặc mỡ heo) lên khuôn, làm trong khoảng 10 tiếng thì bánh khi đúc ra không bị dính hoặc bị cháy.
Bánh xèo được đúc trên bếp than củi sẽ thơm, ngon hơn khi đúc trên bếp ga hay bếp dầu. Gạo để đúc bánh xèo thường là gạo lúa cũ, và được ngâm trong nước trong vài giờ trước khi đem xay thành bột, sau đó pha nước với bột (tùy theo liều lượng của từng người thích ăn mềm, mỏng hay dày). Nếu thích màu thì cho thêm bột nghệ vào để khi đúc thì bánh có màu vàng ươm, thái mỏng hành lá hoặc hẹ và cho vào nồi bột đã pha.
Bánh xèo được đúc trên bếp than củi sẽ thơm ngon hơn. Ảnh: visitquangngai
Trước đây, bánh xèo chỉ được ăn vào dịp cúng giỗ, nên ngày thường nếu thèm bánh xèo thì ở nhà chỉ đúc bánh xèo vỏ (nghĩa là không có nhân bên trong) và không pha bột nghệ. Nhưng nay bánh xèo được đúc với tôm, thịt bò, thịt vịt. Bánh xèo ăn kèm với rau sống gồm: chuối chát, dưa leo, xà lách, rau thơm, rau diếp cá, hẹ... và nước mắm nguyên chất được giã chung với ớt, tỏi Lý Sơn.
Đối với người Quảng, bánh xèo vừa là món điểm tâm cho giới bình dân và học sinh - sinh viên, vừa là món ăn giữa buổi hay xế chiều cho những ngày gặt lúa, làm đồng vì giá rất bình dân mà lại ngon, mùi vị thơm, dễ ăn cho nhiều người và rất là lôi cuốn.
Bánh xèo được dùng quanh năm, nhưng để cảm nhận ngon nhất là ăn khi trời mưa và se se lạnh. Nếu có điều kiện thì cả nhà sẽ quây quần bên bếp lửa, vừa đúc vừa ăn để cảm nhận được tiếng " xèo xèo" phát ra bên bếp lửa hồng, vừa được thưởng thức bánh nóng hổi vừa thổi vừa ăn. Khi ăn, chấm với nước mắm pha ngòn ngọt (không quá ngọt như miền Nam) kèm với tỏi ớt cay xé họng, ăn với rau sống rất ngon.
Bánh xèo vàng ruộm ăn kèm rau sống và chấm nước mắm cay ngon không gì bằng.Tại TP HCM, đi mọi ngóc ngách, đặc biệt là những khu người miền Trung sống đông đúc như Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú thì đâu đâu bạn cũng thấy tấm bảng bánh xèo miền Trung. Nhưng không phải quán nào cũng đặc trưng khẩu vị của người Quảng Ngãi. Bánh được biến tấu từ hương vị đến màu sắc để phù hợp với đông đảo thực khách ở TP HCM: bánh thì giòn, vàng, dày và nhiều màu mỡ hơn, nước mắm thì ngọt và ít tỏi ớt hơn ở đất Quảng Ngãi.
Nếu có dịp ghé ngang Quảng Ngãi, bạn có thể thử món bánh xèo ở trong chợ Quảng Ngãi, hoặc trên đường Phan Đình Phùng hay Lê Lợi.
Theo Internet
Về Phú Yên ăn cá... giấu đầu lòi đuôi Chình bọc là cách gọi quen thuộc của ngư dân vùng biển tỉnh Phú Yên. Ở các địa phương khác, loại cá này còn được gọi là cá ninja, cá... giấu đầu lòi đuôi. Chình bọc trên vỉ nướng Gọi cá ninja vì nó thoắt ẩn thoắt hiện trong dòng nước. Gọi cá giấu đầu lòi đuôi vì đầu và đuôi có hình...