Hương vị quê hương: Cá trèn bầu nhiều chuyện trớt môi
Cá trèn là giống cá da trơn bắt nguồn từ châu Á, xuất hiện ở nhiều nơi như Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Campuchia, Việt Nam… Loài cá này có 3 loại: cá trèn bầu, cá trèn răng, cá trèn kết.
Trong đó, cá trèn bầu được tìm thấy rất nhiều ở Biển Hồ (Campuchia) và đồng bằng sông Cửu Long.
Hình dáng cá trèn bầu rất dễ nhận biết, thân khá dài, dẹp, đầu ngắn, màu hồng xanh. Cá có đôi râu mọc ở hàm trên và hàm dưới, vây đuôi của chúng chẻ sâu giống hình chữ V, bụng phệ, nên được gọi là trèn bầu. Đây là loài có tập tính di cư sinh sản, mùa giao phối của cá trèn thường rơi vào mùa mưa, từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 8.
Video đang HOT
Cá trèn bầu chiên giòn NGUYỄN THANH VŨ
Cá trèn bầu được xem là nhánh cá có thịt ngon nhất trong 3 loại kể trên. Hằng năm, cứ theo mùa nước lũ trên dòng Mê Kông hào sảng, đám cá trèn bầu nối đuôi nhau về hạ nguồn sông Cửu Long rong chơi. Trong đó, một số con có cảm tình với nơi đây nên quyết ở lại sinh sôi nảy nở. Chính vì lẽ đó, cá trèn bầu rất hiếm, không phải lúc nào cũng có, giá thị trường dao động từ 150.000 – 200.000 đồng/kg. Hiện nay, người ta đã gây giống nuôi bè được loài cá này nhưng thịt của chúng không ngon bằng tự nhiên.
Dân gian có câu ca dao: “Cá lưỡi trâu sầu ai méo miệng/Cá trèn bầu nhiều chuyện trớt môi” để ví von về cái miệng ngộ nghĩnh của loài cá này. Cá trèn bầu làm món nào cũng ngon, cũng béo, ngọt. Bạn có thể kho tiêu kẹo dùng với cơm và rau sống. Hay thi thoảng đổi món nấu canh chua lá me, cơm mẻ, hầm sả, nấu măng. Những ngày mưa lạnh, có thể làm một nồi lẩu cá nóng hổi. Ngoài ra, đem chiên cá trèn bầu dùng với cơm và nước tương tỏi ớt cũng ngon lắm. Khi ăn những món kể trên thấy ngán, bà con miền Tây Nam bộ chuyển qua ủ mắm cho lạ miệng, dùng lâu…
Cá trèn nói chung rất bổ dưỡng cho sức khỏe, ngoài các protein tốt cho tim mạch, còn chứa các vitamin thiết yếu như vitamin A, D…
Cá còm kho nghệ, ăn một lần nhớ mãi!
Cá còm là loại cá nhỏ bằng ngón tay, thường sống dọc theo sông Lam, sông Giăng ở xứ Nghệ. Cá thân dài, thịt chắc, thơm, xương mềm.
Khi đánh bắt về, cá còn tươi được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon như: Cá còm nấu canh chua, cá còm chiên giòn, cá còm kho... Trong đó, món cá còm kho nghệ được xem là món ăn ngon nhất, lại khá dễ chế biến.
Cá còm kho nghệ bằng nồi đất là món ăn dân dã nhưng vô cùng thơm ngon. Ảnh: HỒNG NHUNG
Cá còm tươi làm sạch, để ráo nước, chiên vàng. Sau đó, xếp riềng thái lát dưới đáy nồi đất để chống bén nồi, lần lượt cho cá lên, trên cùng rải lớp hành tăm và nghệ giã nhuyễn. Cá sau khi ướp khoảng 10-20 phút với nước mắm cốt, mật mía, ớt cùng một số gia vị khác sẽ được đem kho trong khoảng 3 giờ. Trong quá trình kho cá, lửa đun luôn liu riu và không được dùng đũa để đảo cá để tránh bị nát. Cá còm kho nghệ đun trên nồi đất sẽ khử được mùi tanh. Cá sau khi được nấu chín xương cá mềm, thịt cá chắc, giữ được mùi thơm của cá. Nồi cá kho có màu vàng của nghệ nên rất bắt mắt, có vị thơm của hành tăm, vị ngọt của mật mía, vị đậm đà của nước mắm cốt. Khi nồi cá chín, hãy cắt ít lá nghệ tươi, cho thêm ít mỡ heo để tạo nên độ bóng, vị thơm ngon của nồi cá.
Món cá còm kho nghệ chỉ thực sự thơm ngon khi đun bằng than củi, đặc biệt là được nấu trong nồi đất lấy từ làng nghề nồi đất ở xã Trù Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Tại Nghệ An, đặc sản cá còm kho nghệ được bán nhiều tại huyện Anh Sơn, Nghệ An. Từ huyện miền núi này, món cá còm đặc sản được vận chuyển tới nhiều nơi trong và ngoài nước. Chị Hồ Thị Nhung, chủ nhà hàng Lam Nhung (xã Khai Sơn, huyện Anh Sơn) cho biết hiện một nồi cá còm được bán với giá khoảng 110.000 đồng. Do cá thơm ngon nên không chỉ người dân ở Nghệ An mà nhiều địa phương khác như Hà Nội, TP HCM và cả nước ngoài cũng gọi điện đặt mua.
Bánh đúc Mấy hôm nay mưa mát, thời tiết thật dễ chịu. Nhớ ngày còn bé, cứ trời mưa và trong lúc nông nhàn, U tôi lại nấu nồi bánh đúc cho cả nhà ăn và cho cả hàng xóm ăn cùng nữa. Ảnh minh họa Bọn nhóc chúng tôi thấy U bảo nấu bánh đúc thì háo hức lắm! Từ lúc xay bột gạo,...