Hương vị món bông điên điển miền Tây sông nước
Cứ tới mùa nước nổi, miền sông nước bình dị lại rợp màu vàng bông điên điển, một loại cây không chỉ khiến du khách thỏa sức ngắm nhìn mà còn tạo nên những nét đặc trưng nổi tiếng của hương vị miền Tây.
Điên điển là loại cây thân thảo, thân xốp, nhẹ, có khả năng vươn lên theo con nước, mọc hoang ở ven các bờ ruộng, bờ kênh nước ngọt. Và không chỉ đơn thuần là loài cây mọc giữa mảnh đất thiên nhiên trù phú, điên điển còn đem đến cho thực khách phương xa một hương vị ẩm thực đặc sắc, mới lạ nhưng vẫn đậm đà bản sắc địa phương dung dị.
Điên điển là loài cây đặc trưng của miền Tây Việt Nam, chỉ xuất hiện vào mùa nước nổi lại mỏng manh, chóng tàn và khó mang đi xa. Bông điên điển mọc thành chùm, màu vàng nõn nà cùng mùi hơi hăng. Sau vài đợt gió chướng mang hơi lạnh, bông điên điển sẽ nở rộ, vàng tươi, mênh mông rập rờn theo sóng nước. Lúc ấy, ngồi trên chiếc xuồng ba lá chèo vào giữa đám điên điển, các cô gái miền Tây chỉ cần dùng cây dầm đập nhẹ vào cành, vào thân cây thì lập tức sẽ có vô số bông rớt xuống lòng xuồng. Bông điên điển là món dân dã mang hương vị miền Tây, có thể ăn sống, luộc, nấu canh chua, đổ bánh xèo, xào tép, trộn gỏi… và thật thần kỳ, món nào cũng ngon.
Bông điên điển và cá linh là sự kết hợp hoàn hảo hương vị miền Tây
Video đang HOT
Một trong những món ăn phổ biến, dễ ăn nhất của ẩm thực hương vị miền Tây là canh chua bông điên điển với cá linh. Cá linh đầu mùa tung tăng giỡn nước rất dễ đánh bắt, chỉ cần quăng chài vào chỗ dợn sóng là được trọn một đàn và người dân sẻ chọn những con vừa phải, cỡ bằng ngón tay. Đầu tiên cần chuẩn bị một nồi nước và vài trái me non nêm nếm vừa chua rồi cho cá linh vào. Ngay khi cá chín sẽ thả bông điên điển vào và cuối cùng thái vài lát ớt là đã có một nồi canh chua thơm lừng. Gắp con cá linh bụng ngập mỡ, chấm nước mắm trong, cắn thêm trái ớt cay là thấy vị ngon ngọt quyến rũ mãi không quên. Bông điên điển mỏng manh tưởng rằng nấu lên sẽ mất đi độ giòn nhưng điều lạ kỳ, phần cánh vẫn giòn ngọt vương chút đăng đắng, chua ngọt, “bắt cơm” vô cùng! Ngày nay, lẩu chua bông điên điển cầu kỳ hơn một chút, cũng là nồi nước chua nấu với cá linh, cá rô đang sôi, cho bông điển điển nhưng có thêm vài loại rau của vùng như bông súng, khèo nèo, hẹ nước, rau muống, rau rút…
Bông điên điển có nhiều cách chế biến khác nhau tùy thuộc vào sự sáng tạo của người dân nơi đây (Ảnh: Internet)
Vào những ngày mưa gió rảnh rỗi, các bà các chị miền Tây hay bày món bánh xèo điên điển để đổi vị cho cả nhà. Bánh được làm rất đơn giản nhưng hương vị lại đậm đà khó quên. Người dân sẽ dùng gạo cũ ngâm nước một đêm, cho vào cối xay mịn pha với nước cốt dừa, thêm chút bột nghệ vào cho bánh vàng và thơm. Nhân bánh là một ít tép rong trộn chút muối tiêu. Bánh được tráng trên chảo gang sao cho tròn và mỏng, khi vừa chín sẽ cho bông điên điển vào, để chừng hai phút cho thật chín và vàng, gập đôi chiếc bánh lại thành hình bán nguyệt. Bánh xèo lúc ấy sẽ có mùi thơm lừng của bột, nghệ, nước cốt dừa, tép và mùi hăng hăng đặc trưng của bông điên điển. Bông điên điển vào mùa nếu ăn không hết, người dân còn có thể làm dưa chua. Chỉ cần ngâm bông đã hái rửa sạch trong nước vo gạo pha muối, cho vào thạp nhỏ đậy kín bằng lá môn hoặc lá chuối xiêm tươi, chỉ vài ba ngày sau là đã có một món dưa vừa chua, vừa giòn. Bông điên điển làm dưa chấm với nước cá kho, tôm kho, thịt kho là hợp nhất!
Về miền Tây vào mùa nước nổi, quả là hạnh phúc cho những ai được nếm vài món ăn dân dã, mộc mạc bằng bông điên điển để cảm được câu hát “Ăn bông điển điển, nghiêng mình nhớ đất quê…”.
Kỳ 13: Bún mắm - Hương vị miền sông nước
Bún mắm ngon nhất đương nhiên là ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Nhưng nếu muốn được ăn bún mắm chuẩn vị miền Tây ở Vũng Tàu thì cũng có những quán đủ sức chiều lòng thực khách.
Những nguyên liệu hấp dẫn để làm nên món bún mắm.
Một trong những địa chỉ nằm lòng của những tín đồ món bún mắm là quán Lệ (43, Bà Huyện Thanh Quan, phường 4, TP.Vũng Tàu). Theo đánh giá của thực khách, món bún mắm ở đây được chế biến chuẩn vị miền Tây. Đó là mang hương vị đậm đà đặc trưng từ các loại mắm cùng màu sắc hấp dẫn, bắt mắt bởi những đặc sản miền Tây cá, tôm, mực, rau đắng, bông súng, cà tím, rau đắng, thêm vài ba lát thịt heo quay tạo nên một món ăn vừa đẹp mắt vừa ngon đến "quên lối về".
Tô bún mắm ngon không quá ngọt, quá mặn hay quá cay và nhất là không thể thiếu vị thơm nức của mắm. Theo chị Nguyễn Lệ, chủ quán Lệ cho biết, các nguyên liệu phải được chọn lựa thật kỹ. Mắm phải chọn mắm cá linh kết hợp với cá sặc. Các loại hải sản đi kèm như tôm, mực, heo quay phải bảo đảm độ tươi ngon. Mắm được nấu sôi kỹ cho tới khi ra bã, lọc mắm qua rây 2 lần lấy nước, bỏ xương. Lấy một chiếc nồi khác phi thơm dầu ăn với các loại hành tím, tỏi băm, sả băm rồi đổ nước hầm xương vào đun sôi và đổ hết phần nước mắm đã lọc kỹ vào. Thêm nước dừa khô và nêm nếm sao cho vừa miệng rồi đun lại cho sôi tiếp. Khi nồi nước dùng đang sôi cho từng phần mực, tôm, cá thác lác nhồi ớt vào trụng cho chín, sau đó vớt ra dĩa. Cuối cùng, cắt cà tím cho vào nồi nước lèo rồi nêm nếm lại cho vừa ăn. Thông thường nồi nước lèo rất ít phải bổ sung nhiều gia vị như các món ăn khác vì đã có sẵn vị mặn của mắm và vị ngọt từ hải sản, nước dừa khô.
Nồi nước lèo sôi thơm phưng phức được chan vào tô bún cho ngập nước. Để cọng bún mềm và nóng, nên chần bún qua một lần rồi đổ nước lèo trở lại nồi. Sau đó, xếp miếng cá hấp, lát thịt ba rọi (hay heo quay), tôm, mực, cà tím, chả nhồi ớt đỏ bên trên, kèm theo rau thơm... Đối với món ăn này thì rau sống ăn kèm là thứ không thể thiếu để giúp món ăn tròn hương vị đó là những loại rau như: hẹ, hoa chuối thái mỏng, giá đỗ, rau muống bào, hoa súng và rau đắng... Khi ăn thực khách có thể lấy thêm nước mắm nguyên chất, ớt tươi thái mỏng và vắt thêm một miếng chanh cho có vị chua chua để tô bún thêm thơm ngon. Để không bị ngán, chủ quán còn làm thêm cả nước mắm me để chấm các loại nguyên liệu đi kèm.
Cũng theo chị Lệ, trước đây, bún mắm là một món ăn dân dã và được chế biến giản dị, nó thường được dùng cho những bữa ăn nhanh. Con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, cho thêm một ít đường, hành sả và dùng chung với bún. Về sau để tăng hương vị và độ phong phú cho bún mắm, người ta cho thêm miếng cá, tôm, mực và heo quay... đặc biệt, búm mắm ngon phải được kết hợp với các loại rau "hương đồng gió nội" như: rau muống, bông súng, bông điên điển, rau đắng, bắp chuối, kèo nèo... Tất cả làm dịu đi cái vị mặn của mắm và tạo nên cái vị ngọt mát đặc trưng.
Nhìn vào một tô bún mắm với đầy đủ màu sắc với nước lèo ngậy mùi mắm, chị Châu Như Ý (nhà ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP.Vũng Tàu) tấm tắc: "Heo quay là món mà tôi rất ít ăn, nhưng không thể tin được miếng heo quay sau khi bỏ vào nồi nước lèo rất thơm, đậm đà. Đặc biệt lớp da giòn tan ngay trong miệng nếu đã ăn một lần rất dễ bị "bỏ bùa" ngay lập tức. Cùng đó, từng miếng tôm, miếng chả cá nhồi ớt đều tiết ra một vị ngọt từ thịt càng làm tăng thêm hương vị tươi mới cho tô bún. Cùng với hương vị "chuẩn" miền Tây thì còn có các loại rau "hương đồng gió nội", như cảm nhận trọn vẹn cái tình, cái nghĩa ngọt ngào của miệt sông nước".
Ngoài quán Lệ, TP. Vũng Tàu còn có một số quán bún mắm rất "hút" khách khác như: Bún mắm-bún măng gà chị Bé (26, Tú Xương, TP.Vũng Tàu; bún Mắm bà Dùm (131, Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP.Vũng Tàu)...
Bánh tầm cay Cà Mau: Chất miền Tây dân dã Ẩm thực miền Tây dân dã, mộc mạc như chính con người nơi đây. Nếu khách thập phương muốn tìm thử hương vị đậm chất miền Tây ấy, hãy chọn bánh tầm cay Cà Mau, một món ăn bình dị nhưng sao chứa nhiều điều thú vị lạ kỳ. Ẩm thực Cà Mau không thiếu món ngon trứ danh nhưng bánh tầm cay...