Hướng tới giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long đang trong giai đoạn của mùa khô 2021-2022, xâm nhập mặn diễn ra sớm, vào sâu nội địa do nước thượng nguồn giảm.
Ranh mặn 1g/l thậm chí 4g/l đang xâm lấn thêm vào hàng chục km và các tỉnh trong khu vực. Điều này, không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt của người dân.
Xâm nhập mặn diễn ra sớm
Cán bộ kỹ thuật Công ty THHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bến Tre kiểm tra độ mặn khu vực cống Trung Nhuận, huyện Giồng Trôm (Bến Tre). Ảnh: Công Trí/TTXVN
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, xu thế xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô năm 2022 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm.
Ngay từ tháng 2/2022, tại các một số điểm thuộc các tỉnh, thành phố như: Cần Thơ, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, ồng Tháp, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre… ranh mặn 4g/l (không dùng tưới cho cây ăn quả) đã xâm nhập sâu 50-65 km vào vào nội đồng khu vực nói trên làm ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của người dân.
Cũng như nhiều địa phương khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, từ đầu tháng 2 đến đầu tháng 3/2022, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân ở nhiều điểm của huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, nơi có nồng độ mặn ở mức 6. Theo dự báo của ngành chức năng tỉnh Hậu Giang, toàn tỉnh có khoảng 50-60 nghìn ha lúa Đông Xuân năm 2021-2022, lúa Hè Thu năm 2022 và diện tích cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản ở huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh có nguy cơ bị xâm nhập mặn và thiếu nước sinh hoạt cho người dân.
Tỉnh Bạc Liêu là tỉnh nằm ở cuối nguồn nước ngọt từ sông Mê Công, lại giáp với biển nên nguy cơ thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn luôn ở mức cao.
Tại Cống âu thuyền Ninh Quới trên kênh xáng Quản Lộ – Phụng Hiệp (thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) từ đầu tháng 2/2022, việc đo độ mặn được thực hiện liên tục mỗi ngày. Độ mặn đo được có thời điểm lên đến hơn 9. Tuy nhiên, độ mặn này chỉ duy trì trong ngày 14/2, sau đó giảm dần xuống dưới 5 , rồi hơn 2 ổn định trong những ngày gần đây. Cống Sáu Tàu, một trong những cống lấy nước ngọt cho vùng sản xuất lúa của tỉnh Bạc Liêu, cách Cống âu thuyền Ninh Quới khoảng 1 km, có thời điểm độ mặn cũng lên đến hơn 1.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn thành phố Cần Thơ, độ mặn đo được trên sông Hậu tại khu vực cảng Cái Cui (thuộc Phường Tân Phú, Quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, giáp với tỉnh Hậu Giang) ngày 10/2/2022 lên đến 3,5, ngày 11/2/2022 là 3,2. Nước mặn tràn vào các kênh nội đồng ven sông Hậu ở quận Cái Răng.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, xã Thạch An, huyện Vĩnh Thạch, thành phố Cần Thơ, xâm nhập mặn có thời điểm diễn ra gay gắt, thêm vào đó là mục nước trên sông rạch xuống thấp gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp của người dân.
Chúng tôi đã và đang phải nạo vét thủy lợi nội đồng nằm tích nước, khai thông dòng chảy để phục vụ việc bơm, tát nước phục vụ sản xuất.
Trưởng phòng dự báo thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Phùng Tiến Dũng cho biết, xu thế xâm nhập mặn từ ngày 21 – 30/4 ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 4/2022 (1-3/4). Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long còn diễn biến phức tạp và phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công. Triều cường còn nhiều biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng, chống xâm nhập mặn. Các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
Đề cập đến nguyên nhân gây ra xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long, Tiến sĩ Tô Văn Trường, chuyên gia độc lập về tài nguyên nước và môi trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam cho biết, nguyên nhân chính gây ra xâm nhập mặn đối với Đồng bằng sông Cửu Long là vào các năm có thời tiết, khí hậu cực đoan, cường độ cực đoan càng mạnh, thời gian cực đoan càng kéo dài, không gian cực đoan càng mở rộng thì thiệt hại kinh tế – môi trường càng lớn. Ngoài nguyên nhân chính, còn có các nguyên nhân phụ trợ khác tham gia tạo xâm nhập mặn tại khu vực trên như tác động của thượng nguồn, biến động môi trường, mức độ gia tăng của việc dùng nước trong sản xuất và đời sống,…
Chủ động các giải pháp phòng, chống xâm nhập mặn
Công trình cống thủy lợi Kênh Nhánh, TP Rạch Giá (Kiên Giang) vừa đưa vào sử dụng. Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN
Trước tình hình xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khẩn trương theo dõi chặt chẽ diễn biến, thông tin dự báo khí tượng thủy văn, tình hình xâm nhập mặn.
Các địa phương chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch phòng, chống thiếu nước, xâm nhập mặn cho mùa khô năm 2021-2022 với các kịch bản khả năng ảnh hưởng của thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, bao gồm cả các kịch bản ứng phó với xâm nhập mặn cực đoan như đã xảy ra các năm 2015-2016, 2019-2020.
Các tỉnh, thành phố khoanh vùng cụ thể các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn để chỉ đạo, triển khai giải pháp ứng phó phù hợp. Trường hợp xảy ra thiếu nước, xâm nhập mặn cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao; rà soát, khoanh vùng cây ăn trái có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn; tính toán, cân đối nguồn nước, tăng cường xây dựng các ao trữ nước phân tán, bảo đảm có đủ nguồn nước cung cấp cho nhu cầu tối thiểu, duy trì sức sống cho cây trồng.
Các đơn vị tăng cường thực hiện việc nạo vét kênh, rạch, đào ao, giếng, đắp đập tạm để trữ nước ngọt và ngăn mặn…; tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, nhất là các công trình giữ ngọt, kiểm soát mặn, hệ thống kênh mương, đường ống dẫn nước ở các vùng có nguy cơ cao xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Cùng với đó, các địa phương tổ chức quan trắc, giám sát tình hình xâm nhập mặn tại các khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng để kịp thời hướng dẫn người dân lấy nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt; tiếp tục tăng cường kết nối, mở rộng mạng lưới cấp nước từ đô thị sang khu vực nông thôn, bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân; sử dụng trang thiết bị phục vụ cấp và trữ nước hộ gia đình ở những khu vực bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, như bể, bồn, lu, túi đựng nước và các hình thức khác.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị các địa phương chủ động bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác để triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống thiếu nước, xâm nhập mặn…
Ngoài ra, các địa phương thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống thiếu nước, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh mùa khô năm 2021-2022.
Đào rãnh trong vườn rồi lót bạt không phải để nuôi cá mà nông dân Sóc Trăng đối phó với nguy cơ gì?
Hạn hán, xâm nhập mặn đã và đang diễn ra gay gắt, do đó đòi hỏi phải có những giải pháp hiệu quả hơn nữa nhằm làm giảm thiểu tối đa thiệt hại do hạn, mặn gây ra.
Trước thực trạng nêu trên, hiện các nhà vườn trên địa bàn toàn tỉnh Sóc Trăng đã tích trữ nước ngọt để ứng phó với hạn, mặn...
Thông thường, các loại cây ăn trái từ lúc trồng cho đến thu hoạch lứa đầu tiên phải mất từ 1 - 4 năm. Chính vì vậy, việc chăm sóc vườn cây ăn trái, nhất là các loại trái cây đặc sản không hề đơn giản, bởi quá trình sinh trưởng cây sẽ đối mặt một số loại dịch bệnh, sâu hại.
Đặc biệt biến đổi khí hậu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn trong những năm gần đây, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất cây ăn trái. Do đó, để cung cấp đầy đủ nước ngọt tưới cho cây ăn trái, các nhà vườn đã chủ động tích trữ nước ngọt trong các ao, mương vườn của mình.
Ông Trần Văn Khánh, xã An Thạnh Tây, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) bên ao lót bạt tích trữ nước ngọt để tưới cho vườn nhãn trong các tháng mùa khô. Ảnh: TL
Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) là vùng đất cù lao, bốn bề sông nước nên được thiên nhiên ưu đãi phù sa bồi đắp, nguồn nước ngọt dồi dào. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, vào các tháng mùa khô trên địa bàn huyện, nước mặn xâm nhập sâu vào các kênh, rạch, cống và len lỏi vào vườn cây ăn trái của hộ dân.
Nắm bắt được "quy luật" này, nhiều nhà vườn đã chủ động nguồn nước tưới cho cây ăn trái của mình bằng cách áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, để vừa đảm bảo việc dự trữ nước hiệu quả, vừa hạn chế thất thoát nước khi ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm.
Để tìm hiểu cách trữ nước của hộ dân, ứng phó hạn, mặn, chúng tôi ghé tham quan vườn nhãn Ido của ông Trần Văn Khánh, ấp An Lạc, xã An Thạnh Tây, huyện Cù Lao Dung, đúng lúc ông đang bơm nước ngầm vào ao dự trữ trong khu vườn nhãn.
Ông Khánh chia sẻ: "Tôi trồng nhãn tính đến nay đã gần 8 năm với diện tích vườn 1,5ha. Theo đó, để ứng phó hạn, mặn mùa khô xảy ra hàng năm, trước khi nhãn bắt đầu cho trái vụ đầu tiên, tôi đầu tư ao lót bạt trữ nước ngọt và gắn thêm hệ thống ống nhựa mềm dọc theo gốc cây quanh vườn, cứ thế mỗi ngày bơm nước lên đầy ao dự trữ, xử lý hạ phèn xong thì dùng nước tưới nhãn. Nhờ có ao lót bạt dự trữ nước nên đảm bảo nguồn nước tưới cho nhãn dồi dào, giúp cây tươi tốt".
Cũng là hộ dân tích trữ nước bằng ao lót bạt tưới cho cây nhãn, ông Nguyễn Văn Hoàng, ấp An Lạc, xã An Thạnh Tây góp lời: "Nhờ chủ động tích trữ nguồn nước ngọt tưới cho vườn nhãn nên trong các năm qua vào các tháng hạn, mặn, vườn nhãn sinh trưởng tốt vì đủ lượng nước cung ứng cho cây. Cùng với đó, khi chủ động được nguồn nước, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nhãn ra hoa vào bất cứ thời điểm nào trong năm.
Do vậy, thường nhà vườn sẽ tận dụng nguồn nước dự trữ tưới cây rồi làm trái nghịch vụ để bán nhãn giá cao. Đồng thời, việc dự trữ nước trong ao lót bạt hạn chế lượng nước thất thoát do rò rỉ ra bên ngoài, nhất là trong ao có lót bạt, nước mặn sẽ không thể xâm nhập được. Đi kèm ao lót bạt là hệ thống ống tưới với giọt nước nhuyễn, góp phần cho nước thẩm thấu vào gốc cây nhanh, tạo độ ẩm lâu trong đất, hạn chế lượng nước tưới cho cây...".
Mặc dù không lót bạt tại ao vườn nhưng ông Phạm Văn Hết, cũng ngụ tại ấp An Lạc, xã An Thạnh Tây lại có cách tích trữ nước và áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật khá hay cho khu vườn có nhiều loại cây ăn trái như: xoài, ổi, dừa.
Ông Hết bộc bạch: "Khi ngoài sông có độ mặn lên, tôi đóng kín các cống thoát nước ra vào vườn để trữ đầy lượng nước ngọt trong các ao vườn. Nếu mặn kéo dài, nước trong các ao trữ cạn, tôi sẽ dùng cây bắp tươi đậy gốc cây ăn trái, cắt tỉa bớt cành, lá cây... Đây là các cách tôi đã áp dụng trong tháng mùa khô hàng năm rất hiệu quả".
Theo Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung Nguyễn Văn Đắc, tổng diện tích cây ăn trái trên địa bàn huyện là 4.700ha. Để bảo vệ vườn cây ăn trái và ứng phó hạn, mặn trong các tháng mùa khô, đơn vị phối hợp địa phương tăng cường công tác dự báo, cảnh báo về tình hình, diễn biến hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và chủ động các biện pháp ứng phó.
Hướng dẫn người dân tích trữ nước để phục vụ sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi; vận động người dân chủ động đắp gia cố các bờ bao cục bộ, nạo vét hệ thống kênh nội đồng... để ngăn mặn, trữ ngọt. Khuyến cáo người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về lĩnh vực canh tác, chăm sóc cây trồng trong điều kiện thiếu nước ngọt; khuyến cáo mức độ chịu mặn của một số loại cây trồng phổ biến để người dân biết và lấy nước tưới cho phù hợp...
Mùa mưa ở Đồng bằng sông Cửu Long dự báo đến sớm Theo Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, từ đầu tháng 3 đến nay, mưa nhỏ đã xuất hiện ở một vài nơi thuộc các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng... với lượng trung bình khoảng 10mm. Các hồ chứa nước bảo đảm an toàn trong mùa mưa. Ảnh minh họa: TTXVN phát...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4

Tài xế vi phạm nồng độ cồn rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn chết người

Lễ diễu binh xúc động và hùng tráng chưa từng có ở TP.HCM

Những khối diễu hành đặc biệt trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Thông điệp kỷ niệm 50 năm thống nhất Việt Nam rực rỡ tại quảng trường Thời đại, Mỹ

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chật kín khách tham quan dịp lễ 30/4

TP.HCM náo nức chờ pháo hoa tối 30-4: Người dân đến giữ chỗ từ sớm

Húc vào đuôi xe chở thép tự chế, 1 người tử vong tại chỗ

Nghe lại bản tin chiến thắng 30/4/1975

Diễu binh, lịch sử hùng tráng từ Quốc khánh 2.9.1945 đến lễ 30.4.2025

Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m

Điều gì khiến con gái 55 tuổi cõng mẹ 100 tuổi đi xem diễu binh 30.4?
Có thể bạn quan tâm

Con gái minh tinh Hollywood công khai gia nhập 'giới cầu vồng', visual cỡ nào?
Sao âu mỹ
23:20:55 30/04/2025
Nữ nghệ sĩ cực viral sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4, xem video xong ai cũng rưng rưng nghẹn ngào
Sao việt
23:06:00 30/04/2025
Nam ca sĩ tuổi 52 tái hôn với tình trẻ
Sao châu á
22:57:10 30/04/2025
Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt
Ôtô
22:30:33 30/04/2025
Hàng 'hot' Yamaha 135LC Fi 2025 nhập khẩu về Việt Nam, giá không rẻ
Xe máy
22:21:47 30/04/2025
3 con giáp ôm trọn 300 tỷ vào ngày 30/4/2025, bản mệnh dát vàng, mua nhà sắm xe, làm gì cũng thuận, sung túc đủ đầy
Trắc nghiệm
22:17:33 30/04/2025
Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu
Thế giới
22:16:08 30/04/2025
Họa tiết hoa lá trong tủ đồ mùa hè
Thời trang
21:18:32 30/04/2025
Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt
Phim châu á
20:55:58 30/04/2025
Tài xế ô tô bán tải dùng gậy bóng chày đánh người sau va chạm giao thông
Netizen
20:12:34 30/04/2025