Hướng tới 50% người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội ở đô thị không bằng tiền mặt
Mục tiêu đến hết năm 2021, 50% số người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, mai tháng phí, tử tuất,… sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực đô thị.
Giao dịch tại cơ quan bảo hiểm xã hội (Ảnh: VSS).
Đây là một trong những nội dung trong Kế hoạch do Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1-1-2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021.
Theo đó, cơ quan này Việt Nam đặt ra bốn mục tiêu, năm nhiệm vụ nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết, bảo đảm chất lượng và thời gian theo quy định.
Tại Kế hoạch, BHXH Việt Nam xác định mục tiêu chung là tập trung hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của ngành BHXH Việt Nam đã đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1-1-2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.
Cụ thể, có bốn mục tiêu như sau.
Thứ nhất, hoàn thiện việc tái cấu trúc quy trình, nghiệp vụ, góp phần thực hiện mục tiêu nâng xếp hạng chỉ số “Nộp thuế và BHXH”.
Video đang HOT
Thứ hai, thực hiện cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của ngành và triển khai đầy đủ trên Cổng dịch vụ công quốc gia trên cơ sở kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa BHXH Việt Nam với các tổ chức, đơn vị liên quan.
Thứ ba, hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch theo lộ trình liên quan đến việc chuyển đổi số trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3-6-2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030″ đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính.
Thứ tư, đẩy mạnh thanh toán điện tử, phấn đầu đến hết năm 2021 đạt 50% số người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, mai tháng phí, tử tuất,… sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực đô thị.
Trên cơ sở đó, BHXH Việt Nam yêu cầu thực hiện quán triệt Nghị quyết số 02/NQ-CP tới toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành; cụ thể hóa thành các đề án, dự án, nhiệm vụ, kế hoạch triển khai thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
Bên cạnh đó, xác định rõ trách nhiệm, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các đơn vị trực thuộc, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và việc phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài ngành nhằm bảo đảm thời gian, chất lượng, hiệu quả, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Thực hiện phân công, phân nhiệm bảo đảm nguyên tắc: rõ người, rõ việc, rõ quy trình tổ chức thực hiện; phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, tạo thuận lợi tối đa cho đơn vị, doanh nghiệp và người dân.
Ngành BHXH cũng tập trung triển khai năm nhiệm vụ trọng tâm của năm.
Trước hết, phối hợp chặt chẽ các bộ, ngành hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về cải cách thủ tục hành chính (TTHC); đơn giản hóa, tái cấu trúc quy trình, nghiệp vụ của của ngành BHXH Việt Nam (đặc biệt là các TTHC liên quan đến hoạt động kinh doanh của người dân và doanh nghiệp theo yêu cầu tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12-5-2020 của Chính phủ).
Tiếp đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; triển khai toàn diện việc chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam; hoàn thiện hệ thống phần mềm nghiệp vụ, cơ sở dữ liệu tập trung; thực hiện liên thông, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm theo Quyết định số 1939/QĐ-TTg ngày 31-12-2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Thêm vào đó, tiếp tục mở rộng triển khai thanh toán điện tử song phương với các ngân hàng thương mại; thực hiện tuyên truyền, vận động, khuyến khích người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Ngoài ra, phối hợp các cơ quan truyền thông trong và ngoài ngành, đẩy mạnh truyên truyền những biện pháp, giải pháp chủ yếu của ngành BHXH Việt Nam để tiếp tục thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch thực hiện của BHXH Việt Nam.
Cuối cùng, tiếp tục hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 theo chức năng, nhiệm vụ của ngành.
BHXH Việt Nam yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai, thực hiện bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng.
Thủ tướng bấm nút công bố ứng dụng 'Bảo hiểm xã hội số' trên thiết bị di dộng
Chiều 16/11, tại Hà Nội, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã tổ chức lễ công bố ứng dụng "VssID - Bảo hiểm xã hội số" trên nền tảng thiết bị di động, theo hình thức trực tuyến trên phạm vi cả nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự và phát biểu chỉ đạo.
Theo BHXH Việt Nam, sau một thời gian tích cực, khẩn trương triển khai, tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong nước, các chuyên gia Ngân hàng Thế giới, đến nay ứng dụng VssID đã hoàn thành để sẵn sàng đi vào hoạt động và được cung cấp trên 2 kho ứng dụng App Store - hệ điều hành IOS, Google Play - hệ điều hành Android.
VssID - BHXH số là một sản phẩm thuộc hệ sinh thái chuyển đổi số phục vụ người dân của ngành BHXH Việt Nam. Ứng dụng VssID hiện cung cấp các tiện ích, thông tin thiết yếu như: Theo dõi quá trình tham gia, lịch sử thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tra cứu các thông tin: Mã số BHXH, cơ quan BHXH, cơ sở khám chữa bệnh BHYT và các điểm thu, đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình; dịch vụ hỗ trợ 24/7...
Thủ tướng phát biểu tại buổi lễ.
Sử dụng ứng dụng VssID, người dùng còn có thể thực hiện vai trò giám sát nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động của người sử dụng lao động, góp phần công khai, minh bạch thông tin và hạn chế tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động của các đơn vị, doanh nghiệp. Đồng thời, ứng dụng VssID còn là một kênh truyền thông trực tiếp đến người sử dụng, cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về chính sách BHXH, BHYT, BHTN để người sử dụng thấy được giá trị nhân văn của các chính sách an sinh của Đảng và Nhà nước.
Phát biểu sau khi bấm nút công bố ứng dụng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, việc ra đời ứng dụng hôm nay là một bước tiến mạnh mẽ, thiết thực trong cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin của ngành BHXH, góp phần vào chiến lược số quốc gia và xây dựng Chính phủ điện tử.
Thủ tướng với các đại biểu bấm nút công bố ứng dụng 'Bảo hiểm xã hội số' trên thiết bị di dộng.
Thủ tướng ghi nhận và biểu dương BHXH Việt Nam thời gian qua đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động của ngành nhằm mang lại các lợi ích cho người tham gia, thụ hưởng các chế độ, chính sách BHXH, BHYT.
Bằng việc cung cấp ứng dụng này, BHXH Việt Nam đã thể hiện tinh thần tiên phong của mình trong nỗ lực tạo thuận lợi cho người dân. "Tôi tin rằng đây là nguồn cảm hứng rất lớn cho các chủ thể trong hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số ở nước ta", Thủ tướng nói. Trên 60% dân số nước ta sử dụng điện thoại thông minh.
"Sắp tới đây, giá điện thoại thông minh mà đồng chí Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nói là chỉ còn 600.000 đồng một chiếc, việc sử dụng VssID này sẽ phổ cập rất nhanh", Thủ tướng đánh giá. Ứng dụng này có lợi cho người dân, mà việc gì có lợi cho người dân thì nên làm, từ việc nhỏ nhất. Qua ứng dụng, người lao động trên toàn quốc có thể trực tiếp theo dõi, giám sát việc đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của chủ sử dụng lao động cho bản thân mình, bảo đảm công khai, minh bạch.
Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và xây dựng hệ thống chính sách, tổ chức bộ máy BHXH tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân.
Tiếp tục tích hợp dịch vụ công, tiện ích thanh toán trực tuyến vào ứng dụng. Phối hợp với Bộ Y tế nghiên cứu triển khai đầy đủ thẻ BHYT trên ứng dụng. Bảo bảo an toàn, an ninh mạng, bảo mật thông tin cho ứng dụng đặt ưu tiên cao bảo vệ thông tin cá nhân cho người tham gia BHXH. Phát triển hệ thống tổ chức thực hiện chính sách BHXH chuyên nghiệp, hiện đại và hội nhập quốc tế, hướng tới củng cố niềm tin, sự hấp dẫn và hài lòng của người dân cũng như các chủ thể tham gia BHXH...
Hướng dẫn mới về hỗ trợ người lao động nghỉ việc không lương do Covid-19 Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành quyết định công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung về thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Theo hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH, thủ tục hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương do đại...