Hướng đi thích hợp cho nhà vườn
Lâu nay, ít ai nghĩ rằng cây dừa dứa đã “về” trụ vững ở vùng U Minh Thượng (Kiên Giang) và đã, đang giúp nông dân nơi đây làm giàu…
Bình quân mỗi cây dừa dứa đạt từ 100 – 120 trái/năm.
Thạc sĩ Lê Hữu Toàn – Trưởng phòng Kế hoạch sản xuất giống nông nghiệp, Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang (TT) – cho biết: Vườn ươm giống của TT đặt trong khu vực Vườn quốc gia U Minh Thượng (xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng) để nhân giống trồng thử nghiệm các loại cây ăn trái từ năm 2000. Thế nhưng, các loại cây này không phù hợp ở vùng đất vẫn còn nhiễm phèn.
Video đang HOT
Năm 2004, TT nhận 1.000 cây dừa dứa về trồng thử nghiệm và phát triển rất tốt. Từ đó, TT bắt đầu nhân giống bán lại cho nông dân (ND) phát triển kinh tế theo mô hình mới này. Đến nay, ngoài việc mỗi năm xuất bán từ 10.000 – 12.000 cây giống, diện tích vườn ươm có 2.000 cây đang cho trái ổn định và 6.000 cây khác đang chuẩn bị cho trái.
Vẫn theo thạc sĩ Toàn, trước đây nhiều người nhầm tưởng dừa dứa có xuất xứ từ Bến Tre. Thực tế, nhà vườn ở Bến Tre, Tiền Giang,… đến đây mua về trồng và nhân giống ra. Còn tại Kiên Giang, hiện chỉ có 4 huyện vùng U Minh Thượng đang trồng nhỏ lẻ ở các nhà vườn khoảng 10.000 cây. Hiện vườn ươm giống tại U Minh Thượng, TT đang trồng thử nghiệm 1.700 cây DD trên vùng đất phèn (xã Bình Giang, huyện Hòn Đất) để nhân rộng cho nhà vườn vùng Tứ giác Long Xuyên…
Ông Trịnh Xuân Nghĩa ở ấp An Hưng (xã An Minh Bắc, U Minh Thượng) – cho biết: Trồng dừa dứa lãi gấp 3 lần so với các loại dừa khác. Với 3.000 cây dừa trồng đợt đầu đang cho trái (trung bình 100 trái/cây/năm), ông lãi khoảng 1,5 tỉ đồng/năm. Vừa rồi, thương lái mua tận vườn giá 8.000 đồng/trái dừa tươi, 50.000 đồng/cây dừa giống, nhưng ông Nghĩa chưa đủ dừa để bán.
Thạc sĩ Lê Hữu Toàn băn khoăn: “Hiện cái khó là làm sao bao tiêu sản phẩm cho ND. Đa số trồng nhỏ lẻ nên muốn tìm “đầu ra” ổn định thì khó tập hợp được số lượng lớn. Năm rồi, có một đầu mối ở TPHCM xuống ký hợp đồng bao tiêu dừa khô giá 18.000 đồng/trái, dừa tươi 12.000 đồng/trái để họ xuất khẩu nhưng không đủ cung (mỗi tháng phải 5.000 trái trở lên). Vì vậy, sắp tới chúng tôi sẽ khảo sát rồi có hướng thành lập tổ hợp tác trồng dừa dứa để gom về một mối. TT sẽ đứng ra vừa ký hợp đồng bao tiêu với nhà vườn, vừa ký hợp đồng với đầu mối để giúp ND tiêu thụ sản phẩm với giá cao và ổn định hơn”.
“Muốn xác lập là vườn cây đầu dòng để thương hiệu cây dừa dứa Kiên Giang đứng vững tại vùng ĐBSCL và tránh bị nhầm lẫn với các loại dừa ở nơi khác, chúng tôi cùng với Viện Nghiên cứu dừa tiến hành nghiên cứu các chứng cứ, tài liệu được 2 năm rồi. Chỉ còn 1 năm nữa, thương hiệu dừa dứa của Kiên Giang sẽ chính thức công bố là vườn cây giống đầu dòng” – thạc sĩ Lê Hữu Toàn cho biết.
Theo laodong
Doanh nghiệp - nhà vườn cam kết hơn 500 hợp đồng
Đó là thông tin ông Đoàn Văn Phương - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch Tiền Giang, Phó trưởng tiểu ban tổ chức Hội chợ - triển lãm rau quả và thương mại ĐBSCL 2012 - cho biết tại buổi lễ bế mạc hội chợ diễn ra vào chiều ngày 9.12 sau 5 ngày tổ chức.
Người dân các địa phương vùng ĐBSCL tham quan các gian hàng trái cây tại Hội chợ - triển lãm rau quả và thương mại ĐBSCL 2012.
Theo báo cáo của Tiểu ban tổ chức, Hội chợ - triển lãm rau quả và thương mại ĐBSCL năm 2012 với chủ đề "Đất phù sa cho cây trái ngọt lành" là điểm nhấn trong chuỗi 7 sự kiện của Diễn đàn MDEC - Tiền Giang 2012. Hội chợ - triển lãm nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh của vùng sông nước Cửu Long với bạn bè trong nước và quốc tế, tôn vinh thành quả lao động của nông dân vùng ĐBSCL.
Công tác chuẩn bị và tổ chức hội chợ - triển lãm được thực hiện chu đáo thể hiện qua các yếu tố: Các gian hàng được thiết kế trang trọng, trưng bày đẹp; sản phẩm đa dạng, phong phú, trong đó phần lớn là những sản phẩm có thương hiệu, nhãn hiệu uy tín trên thị trường (đạm Cà Mau, phân bón Bình Điền, nước mắm Phan Thiết...); nhiều loại trái cây chủ lực lâu nay của toàn vùng góp mặt như vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, xoài cát Hòa Lộc, xoài Cao Lãnh, khóm Tân Phước, thanh long chợ Gạo, quýt hồng Đồng Tháp, bưởi da xanh Bến Tre, bưởi Tân Triều Đồng Nai, sầu riêng Ngũ Hiệp...
Hội chợ - triển lãm qui tụ hơn 500 gian hàng của bộ, ngành trung ương và 17 tỉnh, thành phố và hơn 250 doanh nghiệp tham gia; trong đó có 82 gian hàng triển lãm của các địa phương vùng ĐBSCL, Bộ NNPTNT và 4 tỉnh, thành ngoài vùng (TPHCM, Đồng Nai, Ninh Thuận và Bình Thuận). Tại hội chợ - triển lãm có 90 gian hàng trái cây tươi, trái cây đã qua chế biến và cây giống các loại; 34 gian các ngành nông nghiệp phụ trợ, 297 gian thương mại tổng hợp và 15 gian hàng nước ngoài.
Hội chợ - triển lãm đã thu hút trên 80.000 lượt khách tham quan mua sắm, gần 30 tấn trái cây tươi được tiêu thụ, có trên 500 hợp đồng ghi nhớ và ký kết, doanh thu trên 20 tỉ đồng (bình quân 4 tỉ đồng/ngày). Cũng theo ông Phương, hội chợ - triển lãm lần này đã thực sự góp phần quảng bá thương hiệu rau, quả vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung; hỗ trợ doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất đẩy mạnh tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm; giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng, người tiêu dùng.
Ban tổ chức tặng bằng khen cho các đơn vị có nhiều đóng góp cho thành công của MDEC - Tiền Giang 2012.
Ông Đoàn Văn Phương còn cho biết, trong khuôn khổ hội chợ - triển lãm có 2 hội thi "lúc nào cũng ken cứng" khách tham quan. Trước hết là Hội thi ẩm thực với chủ đề "Hương vị quê nhà" thu hút 20 gian hàng của các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, quán ăn thuộc các địa phương vùng ĐBSCL và TPHCM.
Tại hội thi diễn ra các nội dung: Biểu diễn nghệ thuật nấu các món ăn, pha chế nước uống, trưng bày bàn ăn, trình bày món ăn, hướng dẫn nấu bếp..., qua đó giới thiệu nét đặc sắc của nền văn hóa ẩm thực của từng địa phương vùng sông nước Nam Bộ. Tiếp đến là Hội thi trái cây ngon cũng đã tiếp nhận trên 300 mẫu trái cây dự thi với 11 chủng loại: Sầu riêng, cam, quýt, bưởi, xoài, nhãn, thanh long, chôm chôm, dứa, vú sữa và sapô do nhà vườn thuộc 8 tỉnh, thành (Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Long An, Hậu Giang và TP.Cần Thơ) mang đến tham dự.
Kết quả, ban tổ chức đã chọn và trao 4 giải nhất, 16 giải nhì và 21 giải ba với tổng số tiền thưởng 57 triệu đồng. Các mẫu trái cây đoạt giải được trưng bày, giới thiệu cho các đại biểu, du khách đến tham quan hội chợ - triển lãm và đại biểu tham dự các hoạt động diễn ra tại Diễn đàn MDEC - Tiền Giang. Theo nhiều khách tham quan cho biết, qua việc "tuyên truyền trực quan" này càng thấy vùng ĐBSCL thật sự là vùng đất cây lành, trái ngọt...
Theo laodong
Trên 23 tỉ đồng đầu tư lâm sinh Vườn quốc gia U Minh Thượng UBND tỉnh Kiên Giang vừa phê duyệt dự án (DA) đầu tư lâm sinh VQG U Minh Thượng từ nay đến năm 2015, với tổng mức đầu tư trên 23 tỉ đồng. Vườn quốc gia U Minh Thượng. Ảnh: Internet Mục tiêu của DA nhằm duy trì sự cân bằng sinh thái và gia tăng độ che phủ rừng, góp phần ứng phó...