Hướng đi của bão số 13 rất khó đoán
Bão số 13 có cường độ rất mạnh, hướng di chuyển khó đoán, không ổn định. Các địa phương phải lên phương án ứng phó theo kịch bản bão đổ bộ trực tiếp vào tỉnh mình.
Sáng 13/11, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp trực tuyến tại đầu cầu Hà Nội cùng 10 địa phương từ Thanh Hóa đến Bình Định để ứng phó với bão số 13.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhận định bão số 13 có cường độ rất mạnh, hướng di chuyển không ổn định, tất cả các địa phương phải tập trung chuẩn bị ứng phó theo phương án là bão sẽ đổ bộ trực tiếp vào địa phương mình. Dự kiến trong sáng 15/11, bão sẽ tiếp cận bờ biển nước ta.
Bão đổ bộ từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam
Tại cuộc họp, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết 9h sáng nay (13/11), tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) khoảng 410 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 15. Khu vực nằm trong bán kính 90 km từ tâm bão có thể chịu gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 trở lên.
Ngày và đêm nay, bão đi theo hướng tây, mỗi giờ đi được 15-20 km. Sáng 14/11, tâm bão trên vùng biển phía nam của quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất duy trì cấp 11-12, giật cấp 15.
Dự báo đường đi của bão số 13. Ảnh: NCHMF.
Chuyên gia khí tượng nhấn mạnh đây là cơn bão có cường độ rất mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, hướng đi không ổn định. Khi vào bờ, bão tiếp tục gây thiệt hại lớn ở các khu vực đã bị tổn thương liên tiếp do các đợt thiên tai vừa qua.
Video đang HOT
“Với hoàn lưu rất rộng, hướng di chuyển quét dọc bờ biển, dự kiến trong rạng sáng 15/10 bão sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam với sức gió cấp 9-10, giật cấp 12. Vùng chịu ảnh hưởng của gió bão kéo dài từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi”, ông Khiêm nói.
Từ ngày 14-16/11, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa phổ biến 200-300 mm, có nơi trên 350 mm; các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An có mưa 50-150 mm.
Từ ngày 14-16/11, trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi sẽ xuất hiện một đợt lũ ở mức báo động 2, báo động 3, có sông trên báo động 3. Các sông ở Hà Tĩnh ở mức báo động 1, báo động 2.
Đặc biệt chú ý sạt lở
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đến sáng 13/11, có gần 60.000 tàu, thuyền đã được thông báo về diễn biến của bão để di chuyển thoát khỏi khu vực nguy hiểm. Hiện, không còn phương tiện trong vùng chịu ảnh hưởng của bão.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết địa phương này dự kiến sơ tán 161.000 hộ dân trước 12h trưa mai (14/11). Trong đó đặc biệt ưu tiên sơ tán tại 93 điểm khảo sát có nguy cơ sạt lở với trên 10.000 hộ.
Ngoài ra, khu vực ven lưu vực các sông Vu Gia, Thu Bồn cũng được lên kịch bản với đỉnh lũ trên mức báo động 3 khoảng 1 m. Lúc này, hơn 45.000 hộ dân sẽ được sơ tán.
Về công tác tìm kiếm nạn nhân trong các vụ sạt lở tại huyện Phước Sơn và Nam Trà My, lãnh đạo UBND tỉnh nhấn mạnh chỉ tiếp tục công tác này khi đảm bảo an toàn. “Trong tình huống không an toàn, tỉnh sẽ rút toàn bộ lực lượng tìm kiếm, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lực lượng cứu hộ gặp nạn”, ông Thanh nói.
Tại Thừa Thiên – Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết địa phương này đã xây dựng kịch bản mưa do bão 200-300 mm. Đặc biệt chú trọng việc vận hành các hồ chứa: Tả Trạch, Hương Điền, Bình Điền. “Tỉnh đảm bảo khi có mưa 300 mm, hồ chứa sẽ điều tiết mực nước ở sông Hương và sông Bồ dưới báo động 3″, ông Phương nói.
Thừa Thiên – Huế dự kiến sơ tán trên 19.000 hộ trước 10h sáng mai.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo. Ảnh: N.H.
Tại Quảng Bình, trong hôm nay lực lượng vũ trang tiếp tục giúp dân chằng chống nhà cửa và sơ tán đến nơi an toàn. Dự kiến 16h ngày 14/11, toàn bộ người dân tại các vùng xung yếu sẽ đến nơi sơ tán. Trong đó, đặc biệt tập trung tại các vùng trũng được coi là “rốn lũ” như huyện Lệ Thủy, huyện Quảng Ninh.
Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các địa phương và cơ quan chức năng cần liên tục bám sát đường đi của bão. Tập trung các biện pháp theo tinh thần công điện của Thủ tướng đế chỉ đạo ứng phó.
Ông đề nghị các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Định không chủ quan, tiếp tục rà soát các tàu thuyền, đảm bảo không bỏ sót. Tại những khu neo đậu tàu thuyền, chòi canh, lồng bè nuôi trồng thủy sản cũng phải kiểm tra, khi cần thiết phải cưỡng chế người dân về nơi an toàn.
Đặc biệt, Phó thủ tướng nhấn mạnh việc sơ tán người dân tại những khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất. “Vừa rồi các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế thiệt hại nặng nề bởi sạt lở nên tôi đề nghị các địa phương không được chủ quan, phải khẩn trương rà soát để di dời người dân trong khu vực có nguy cơ”, ông Dũng chỉ đạo.
Bão số 13 có thể vào Trung Trung Bộ
Từ đêm 13-11, khả năng bão đổ bộ vào khu vực Trung Trung Bộ với cấp gió mạnh nhất trên biển đạt cấp 12
Tại cuộc họp ứng phó với bão số 13 của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai sáng 12-11, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết bão Vamco đã đi vào biển Đông với cường độ cấp 12, giật cấp 15, trở thành cơn bão số 13 của năm 2020.
Phạm vi ảnh hưởng trên biển lớn
Dự báo, bão số 13 di chuyển chủ yếu hướng Tây trong 1-2 ngày tới. Trong 2-3 ngày tới, các hình thái thời tiết khác nhau sẽ khiến cơn bão số 13 di chuyển lên phía Tây Bắc, đi vào phía Bắc của Trung Trung Bộ. Đồng thời, do nhiệt độ vùng gần bờ biển Việt Nam thấp hơn nhiệt độ toàn vùng biển Đông sẽ làm bão duy trì ở cấp 11-12, khi vào gần bờ cấp độ sẽ giảm bớt.
Ngập lụt vẫn còn tại xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế .Ảnh: QUANG NHẬT
Ông Mai Văn Khiêm đưa ra 3 kịch bản về diễn biến cũng như hướng đổ bộ của bão số 13. Kịch bản 1 có khả năng xảy ra lớn nhất (xác suất 70%-80%), bão đổ bộ vào khu vực Trung Trung Bộ. Thời gian bắt đầu ảnh hưởng trên đất liền khoảng từ đêm 13-11. Cấp gió mạnh nhất trên biển đạt cấp 12; khi vào vùng biển ven bờ giảm 2-3 cấp. Từ đêm 13 đến 15-11, khu vực từ Quảng Bình đến Phú Yên có mưa lớn, lượng mưa phổ biến khoảng 100-250 mm, riêng Quảng Trị đến Quảng Ngãi lượng mưa có thể lên đến 350 mm. Trên các sông từ Nghệ An đến Bình Định xuất hiện đợt lũ. Kịch bản 2 ít có khả năng xảy ra hơn, bão đi lên phía Bắc suy yếu và di chuyển vào Bắc Trung Bộ. Theo kịch bản này, bão bắt đầu ảnh hưởng đến đất liền khoảng từ ngày 14-11. Cấp gió mạnh nhất trên biển đạt cấp 12, khi vào vùng biển ven bờ là cấp 7-8. Mưa sẽ kéo dài ra phía Bắc, bao gồm cả đồng bằng Bắc Bộ. Từ ngày 14 đến 16-11, Bắc và Trung Trung Bộ, Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa khoảng 100-150 mm, có nơi trên 200 mm. Trường hợp áp thấp nhiệt đới suy yếu sẽ khiến bão đi theo hướng Tây và Bắc Tây Bắc, đi vào giữa Bắc Trung Bộ và Nam đồng bằng Bắc Bộ. Kịch bản 3, bão số 13 duy trì cường độ cấp 12, giật cấp 15 trên biển Đông, di chuyển ổn định theo hướng Tây từ ngày 12 đến 13-11. Từ ngày 14-11, bão đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau đó đi thẳng vào Trung Trung Bộ (các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế). Cường độ của bão khi đi vào vùng biển sát bờ giảm 2-3 cấp so với cường độ trên biển Đông, lượng mưa sẽ tập trung trong 6 giờ ở khoảng 100-150 mm.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh bão số 13 vào biển Đông với tốc độ gió rất lớn cùng với nhiều nhân tố ảnh hưởng tới đường đi của cơn bão như: Nhiệt độ mặt nước biển, dòng hải lưu... dẫn đến khó đoán. Bão số 13 được dự báo có phạm vi ảnh hưởng trên biển lớn, phạm vi dự báo có thể mở rộng ra cả vịnh Bắc Bộ và Nam Trung Bộ. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các địa phương cần quyết liệt ứng phó 3 tuyến quan trọng là "trên biển, sườn Tây sạt lở, hệ thống hồ".
Nhiều nơi vẫn ngập lụt
Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đến chiều 12-11, nước lũ vẫn còn cao ở các hạ nguồn sông Bồ, sông Hương. Thống kê có khoảng 6.547 nhà bị ngập, có nơi sâu đến 1,5 m. Các xã vùng ven của huyện Quảng Điền như Quảng Phước, Quảng Phú, Quảng Thành đều ngập sâu, có nơi lên đến trên 1 m.
Tại TP Huế, hơn 30% tuyến đường của 27 phường đã bị ngập bình quân 0,2-0,3 m. Tại huyện Phong Điền, Quốc lộ 49B, Tỉnh lộ (TL) 17, TL11B, TL6, hệ thống đường liên thôn bị ngập từ 0,4-1,0 m với tổng chiều dài khoảng 12 km, thuộc địa bàn các xã Phong Hòa, Phong Bình, Điền Hương, Điền Môn, Phong An, Phong Xuân, Phong Mỹ, Phong Sơn, Phong Chương và thị trấn Phong Điền. Tại thị xã Hương Thủy, ngập diện rộng với tổng diện tích ngập ước tính hơn 20%, độ sâu ngập trung bình từ 0,4-0,8 m, có nơi ngập sâu từ 0,8-1,2 m.
Tại tỉnh Quảng Nam, nhiều nhà dân ở các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên và TP Hội An vẫn còn bị ngập lụt. Trong khi đó, tại các huyện miền núi mưa lớn và tiếp tục xảy ra sạt lở đất nghiêm trọng. Sáng 12-11, tại huyện Bắc Trà My, một phần quả đồi khu Nước Sam bất ngờ đổ xuống, kéo theo cây cối và đất đá, làm sập hoàn toàn căn nhà của bà Hồ Thị Phải (xã Trà Giác), vùi lấp một đoạn đường hơn 40 m trên tuyến Quốc lộ 40B. May mắn, 5 người trong gia đình bà Phải đã được sơ tán trước đó. Trước đó vài giờ, vụ sạt lở đất xảy ra tại thôn Agrồng (xã A Tiêng, huyện Tây Giang) khiến 3 ngôi nhà của người dân bị sập, nhiều tài sản trôi xuống vực sâu, rất may không có thiệt hại về người. Chiều cùng ngày, trong lúc lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm 1 người mất tích tại hiện trường vụ sạt lở trên tuyến Quốc lộ 40B (huyện Bắc Trà My) thì đất đá liên tục trôi xuống, mọi người kịp chạy thoát.
Tại thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) do nước lũ sau bão số 12 tràn về, người nuôi tôm hùm đang bị thiệt hại rất nặng do tôm chết hàng loạt với trên 1.500 lồng nuôi của 169 hộ; thiệt hại hơn 40 tỉ đồng. Trong đó, nặng nhất là phường Xuân Thành (thị xã Sông Cầu) với gần 262.000 con tôm hùm của 50 hộ nuôi bị chết, thiệt hại trên 23 tỉ đồng.
Bão số 13 gió giật cấp 15 đang tiến nhanh vào quần đảo Hoàng Sa Sáng nay, bão số 13 tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, hướng vào quần đảo Hoàng Sa với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15. Dự báo bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh Hà Tĩnh - Thừa Thiên Huế. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 04...