Hướng đến nền nông nghiệp bền vững
Thực trạng lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã được báo động từ nhiều năm qua, nhưng trên thực tế, sự thay đổi diễn ra rất chậm chạp.
Trong khi đó, thực trạng lạm dụng càng khiến nguy cơ ô nhiễm tài nguyên đất, nước, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái ngày càng hiện hữu.
Báo cáo mới đây của Cục Bảo vệ thực vật ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho thấy: So với các vùng, miền trong cả nước, lượng phân bón sử dụng ở ĐBSCL cao hơn 42%; lượng thuốc BVTV hóa học sử dụng cao hơn 72%.
Việc sử dụng phân bón ở ĐBSCL cũng đáng lo ngại, lượng phân bón vô cơ cao hơn 35%, trong khi lượng phân hữu cơ sử dụng chỉ bằng 27% so với cả nước. Các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp đều có mức sử dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học cao gấp nhiều lần so với các địa phương trong cả nước.
Hệ lụy của việc lạm dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học, những người “trong cuộc” đều trải nghiệm và cảm nhận thấm thía. Tìm hiểu thực tế từ các lão nông, phần lớn đều có chung nhận định: Độ màu mỡ và chất dinh dưỡng trong đất đã suy giảm rất nhiều; để bảo đảm năng suất cây trồng, trước mắt buộc phải duy trì và tăng liều lượng sử dụng, đều đó càng làm phát sinh thêm chi phí chứ không thể “cải tạo” được đất.
Đối với hệ sinh thái tự nhiên, người dân ĐBSCL ở vùng nông thôn đều nhận ra sự phong phú trước đây đã ngày càng biến mất. Trong vườn, ngoài ruộng đều khó kiếm con cá, con tôm cho bữa ăn hằng ngày. Nhiều loại cây hoang dại trong tự nhiên trước đây mọc bạt ngàn như cây ô rô, cây chuối nước, cây rau choại giờ cũng hiếm có khó tìm do phun, xịt quá nhiều loại thuốc hóa học.
Video đang HOT
Việt Nam cần hướng đến một nền nông nghiệp xanh, hiệu quả. Ảnh: Vietnam
Theo tính toán của ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, riêng trên địa bàn tỉnh, mỗi năm nông dân sử dụng hơn 2.400 tấn thuốc BVTV, thải ra khoảng 366 tấn bao gói, chai lọ đựng thuốc. Số thuốc còn sót lại trên bao bì lên đến 6,7 tấn cộng với số bao bì thất thoát ra môi trường đã trở thành nguồn chất thải độc hại, gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.
Để người nông dân dừng sử dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học theo “kinh nghiệm” và cảm tính, các địa phương ở ĐBSCL đã xây dựng và phát động các mô hình nông nghiệp sạch, đổi mới công tác khuyến nông.
Thế nhưng, phần lớn nông dân khó theo kịp vì thiếu vốn, thiếu năng lực sản xuất; sản phẩm nông nghiệp sạch, có đưa ra thị trường cũng dễ bị đánh đồng với sản phẩm cùng loại do không có gì bảo chứng.
Các địa phương vùng ĐBSCL đang bước vào giai đoạn triển khai thực hiện mạnh mẽ Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó có chỉ tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.
Đây là cơ hội mới để ĐBSCL hướng đến nền nông nghiệp bền vững. Muốn vậy, ngay từ bây giờ, thực trạng lạm dụng phân bón và thuốc BVTV hóa học trong sản xuất nông nghiệp phải được quan tâm giải quyết hiệu quả.
Chủ động phương án nâng cao hiệu quả sản xuất vụ Đông Xuân
Với điều kiện thời tiết thuận lợi, tỉnh Ninh Thuận đã đề ra mục tiêu sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022 với tổng diện tích hơn 27.000 ha; trong đó, lúa 17.550 ha, cây màu 9.440 ha.
Nông dân huyện Ninh Phước khẩn trương xuống giống.
Để vụ Đông Xuân này đạt kết quả cao hơn so với vụ cùng kỳ, ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận đã khuyến cáo nông dân khẩn trương xuống giống đúng thời vụ; chọn giống theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp; đồng thời thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần quan trọng vào hoàn thành kế hoạch cả năm của ngành nông nghiệp.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lê Huyền, trong những ngày đầu của tháng 12, mặc dù mưa lũ xảy ra đã bổ sung lớn lượng nước cho các hồ chứa, nhưng do địa phương thường xảy ra khô hạn vào những tháng đầu năm nên quan điểm chỉ đạo của tỉnh vẫn là chủ động phương án sản xuất linh hoạt, hiệu quả, tổ chức điều tiết nước hợp lý, tiết kiệm, phù hợp với từng xứ đồng; ứng phó với việc sản xuất lệch vụ; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.
Theo đó, mục tiêu mà tỉnh Ninh Thuận đưa ra trong vụ Đông Xuân này là phát triển sản xuất cây trồng theo hướng an toàn thực phẩm, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân; phấn đấu thực hiện đạt "mục tiêu kép" vừa đảm bảo điều kiện phòng, chống dịch COVID-19, vừa khắc phục khó khăn, phục hồi, phát triển kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho biết, Đông Xuân là vụ chính trong năm và thường sản xuất rất có hiệu quả, đặc biệt là đối với tỉnh hay thiếu nước tưới, hai vụ đầu (Hè Thu và vụ Mùa) thường bỏ trồng lúa chuyển sang trồng rau màu. Vì lẽ đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với chính quyền các địa phương vận động nông dân xuống giống đúng thời vụ và đúng cơ cấu giống.
Với giống lúa, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân sử dụng giống lúa cấp xác nhận, áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến như kỹ thuật "1 phải 5 giảm", "3 giảm 3 tăng"; ưu tiên lựa chọn các giống ngắn ngày, giống có chất lượng; quản lý và điều tiết nước tiết kiệm, hiệu quả tùy vào giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM, dự tính dự báo sâu bệnh kịp thời và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc "4 đúng".
Đối với rau màu, ngành nông nghiệp tỉnh cũng xây dựng kế hoạch sản xuất linh hoạt, xem xét điều chỉnh cơ cấu giống rau, củ, quả có thời gian bảo quản kéo dài, phù hợp với nhu cầu thị trường, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ rau tại địa phương, cung ứng ngoài tỉnh. Ngành cũng có biện pháp luân canh mùa vụ, thiết kế hệ thống tưới hợp lý, quản lý dịch hại và bón phân cân đối; đồng thời, chú trọng hệ thống tưới, tiêu nội đồng, không để úng cục bộ trên đất chuyển đổi trồng lúa sang trồng màu.
Hiện Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Thuận đang phối hợp với địa phương và các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trong chuyển đổi vụ Đông Xuân năm 2021-2022; xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống và công nghệ, thiết bị phù hợp để hỗ trợ nông dân sản xuất, góp phần giảm chi phí đầu tư trong bối cảnh khó khăn do dịch COVID-19, vật tư leo thang.
Ông Phạm Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Ninh Thuận cho biết, chi cục cũng đã rà soát, đề nghị mỗi địa phương xuống giống tập trung từng vùng. Theo đó, vụ chính Đông Xuân được gieo cấy từ ngày 5/12/2021 - 5/1/2022, chậm nhất không quá ngày 15/1/2022. Riêng các địa phương thường hay khó khăn về nguồn nước tưới sẽ cho sản xuất vụ Đông Xuân sớm hơn từ 10 đến 15 ngày để tránh thiếu hụt nước tưới vào cuối vụ.
Theo Công ty TNHH Một thành viên Khai thác các công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận, nhờ mưa lũ trong những ngày đầu tháng 12 nên tất cả 22 hồ chứa do công ty quản lý đều đầy nước. Đến sáng 8/12, tổng lượng nước đo được ở các hồ chứa đạt 311,49/414,29 triệu m3 dung tích thiết kế; trong đó, có một số hồ phải mở cửa van xả nước với lưu lượng nhỏ để đảm bảo an toàn công trình và một số hồ đang tràn tự do. Như vậy, lượng nước không chỉ tưới cho vụ Đông Xuân mà còn đủ tưới cho cả vụ Mùa 2022 sắp tới nếu canh tác, quản lý điều tiết nguồn nước hợp lý.
Một cửa Quốc gia giảm áp lực hồ sơ cho cả doanh nghiệp và cán bộ Theo Bộ NN-PTNT, hiện ngành nông nghiệp có 30 thủ tục xuất nhập khẩu đang thực hiện qua Một cửa Quốc gia. Cán bộ Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng I - Cục Bảo vệ thực vật thực hiện các thủ tục hành chính trên Một cửa Quốc gia. Ảnh: Nguyên Huân. Thống kê đến nay, các đơn vị trực thuộc Bộ...